Tối Cao Pháp Viện Và Hai Chương Trình Daca - Dapa Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 5-2016

Thứ Năm, 21 Tháng Tư 201611:08(Xem: 28308)
Tối Cao Pháp Viện Và Hai Chương Trình Daca - Dapa Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 5-2016


Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Tổng thống Obama đang đối diện với nhiều khả năng bế tắc tại Tối Cao Pháp Viện về hai chương trình di trú DACA và DAPA. Nếu điều này xảy ra, những tác động hành pháp của ông sẽ không có hiệu lực trước khi ông rời nhiệm sở. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Scalia vừa qua đời, nay chỉ còn lại tám vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện thay vì chín người như trước đây. Một vị thẩm phán mới sẽ không được tính thêm vào nhân sự của tòa này trong hai tháng nữa. Nếu phán quyết chia đôi 4-4 về hai hồ sơ DACA/DAPA, thì những tác động hành pháp của tổng thống sẽ được đưa xuống các tòa dưới và sẽ tiếp tục những cuộc đấu tranh pháp lý khác sau khi ông Obama rời khỏi Tòa Bạch Ốc.

Chương trình DACA được viết tắt từ "Deffered Action for Childhood Arrivals" (tức chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Đến Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu), và chương trình DAPA được viết tắt từ "Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents" (tức chương trình Tạm Hõan (Lệnh Trục Xuất) những Cha Mẹ của công dân Hoa Kỳ và các Thường trú nhân).

Những người ủng hộ ông Obama đang hy vọng tòa sẽ quyết định rằng các tiểu bang không có quyền thưa kiện những tác động hành pháp này. Trong chiều hướng đó, Tối Cao Pháp Viện sẽ hủy bỏ vụ kiện tụng của 26 tiểu bang, và những tác động hành pháp bị trì hõan từ lâu có thể tiến về phía trước.
Tiểu bang Texas và 25 tiểu bang khác đang thách thức những tác động hành pháp của ông Obama và nói rằng chương trình DAPA sẽ gây tốn kém cho họ nhiều triệu mỹ kim bằng cách cho phép cha mẹ không có giấy tờ hợp lệ của các công dân Hoa Kỳ và các thường trú nhân ở lại nước này.

Những điểm chính của vụ kiện tụng này là (a) liệu những tác động hành pháp có đưa đến sự thay đổi trong luật di trú không?, và (b) tổng thống có quyền thay đổi luật không?

Vào ngày 18 tháng Tư vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã nghe tranh luận về hồ sơ DAPA. Texas và 25 tiểu bang khác nói rằng những tác động hành pháp của ông Obama về hai chương trình DACA và DACA không hợp pháp vì những tác động này nằm ngoài thẩm quyền của tổng thống.

Những tác động hành pháp của ông Obama nhằm cho phép 5 triệu người di dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ ít nhất 3 năm và có thể nhận được giấy phép làm việc và có thể hợp lệ xin những lợi ích của người trả thuế. Tối Cao Pháp Viện kỳ vọng sẽ đi đến quyết định về hai hồ sơ DACA và DAPA vào tháng Sáu tới.

Nếu Tòa đồng ý với ông Obama - sẽ giúp rất nhiều cho một số di dân - mà hầu hết là những cha mẹ của các công dân Hoa Kỳ và giới trẻ được đưa vào Hoa Kỳ trước khi 16 tuổi. Ông Obama đưa ra những tác động hành pháp trong năm 2014 sau nhiều năm quốc hội vẫn không bàn thảo rốt ráo về việc cải tổ di trú.

Chương trình DACA nguyên thủy có từ năm 2012 và vẫn còn hiệu lực, nhưng chương DACA nới rộng, và chương trình DAPA (cha mẹ của các công dân Hoa Kỳ), vẫn dậm chân tại chỗ chờ quyết định của Tối Cao Pháp Viện. Nếu Tòa đồng ý với những tác động hành pháp, sẽ cần từ sáu đến mười hai tháng để hai chương trình DACA và DAPA có hiệu lực.

Vào cuối năm 2015, gần 715.000 người đã được chấp thuận chương trình DACA nguyên thủy và khỏang 50.000 đơn đã bị từ chối. Thời gian giới hạn hai năm nguyên thủy của chương trình DACA đã hết hạn đối với hàng trăm ngàn di dân và họ đã phải nộp đơn xin gia hạn. Theo thống kê mới nhất của Bộ Nội An Hoa Kỳ thì tỷ lệ gia hạn sẽ là 99.3%.

Hai mươi sáu (26) tiểu bang đang kiện hành pháp Obama sẽ thua đậm nếu họ thắng vụ kiện này. Tại sao vậy? Theo một bản tường trình của Trung Tâm Vì Sự Tiến Bộ Hoa Kỳ (Center for American Progress), nếu Tối Cao Pháp Viện phán quyết chống hai chương trình DAPA và DACA, thì 26 tiểu bang đang chống lại những tác động hành pháp sẽ mất tổng cộng 91 tỷ 900 triệu mỹ kim trong Tổng Sản Phẩm Nội Địa (Gross Domestic Product - GDP) trong 10 năm tới. Tổng Sản Phẩm Nội Địa là tất cả những sinh họat kinh tế của một tiểu bang, bao gồm giá trị của tất cả hàng hóa và các dịch vụ sản xuất. Thêm vào đó, tiểu bang và các chính phủ địa phương của 26 tiểu bang sẽ mất trắng 272 triệu mỹ kim thu nhập thuế hàng năm.

Bên cạnh những hậu quả kinh tế, điều lo âu nhất của người di dân là khả năng bị buộc phải chia cách với hàng triệu thân nhân của họ. Một nghiên cứu nói rằng 2 triệu 6 trăm ngàn công dân Hoa Kỳ đang sinh sống với ít nhất một thành viên gia đình hợp lệ chương trình DAPA trong 26 tiểu bang. Điều này có nghĩa là nếu không có chương trình DAPA, hàng triệu người cha, người mẹ, người con, chị em, anh em, có thể bị chia lìa khỏi gia đình họ.

43 Thượng nghị sĩ nói với Tòa rằng ông Obama không có thẩm quyền ban hành Những Tác Động Hành Pháp
Vào ngày 4 tháng Tư năm 2016 vừa qua, các Thương nghị sĩ này đã nói với Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ rằng hàng triệu ngọai kiều bất hợp pháp không nên được phép ở lại đất nước này, hoặc làm việc tại đây, hay được nhận những phúc lợi của chính phủ, nhưng Tổng thống đã quyết định mang lại những phúc lợi này.

Tổng trưởng Tư Pháp tiểu bang Texas đã tóm lược hồ sơ chống lại hành pháp, ông nói rằng chương trình DAPA sẽ mang lại "sự hiện diện bất hợp pháp" và mang lại sự hợp lệ để xin giấy phép làm việc cho hơn bốn triệu ngọai kiều đang có mặt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là các đương đơn của chương trình DAPA sẽ hợp lệ xin bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, ưu đãi thuế lợi tức kiếm được và bảo hiểm thất nghiệp.

Liên quan đến bầu cử, nhiều tỉnh ở Gia Nã Đại (Canada) chuẩn bị đón dân Mỹ sau ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ!

Người dân Gia Nã Đại có lẽ sẽ sửa sọan chào đón hàng triệu người Hoa Kỳ muốn ra đi nếu Donald Trump thắng cử chức vụ tổng thống. Trong một cuộc thăm dò do hệ thống Vox.com thực hiện với 2000 cử tri đã ghi danh đi bầu cho thấy 28% nhận định là họ có thể sẽ phải suy nghĩ đến việc di chuyển sang một quốc gia khác, nếu Trump thắng cử.

Ông Justin Trudeau, Thủ tướng Gia Nã Đại, nói rằng luôn luôn có một số người Hoa Kỳ muốn di dân sang Gia Nã Đại sau mỗi kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ. Điều này đã xảy ra khi ông George W. Bush đắc cử tổng thống vào năm 2004, đã có 34.000 công dân Hoa Kỳ di dân sang Gia Nã Đại từ năm 2004 đến 2014.

Mới đây, số người vào trang mạng Google để đi tìm " cách nào đến Gia Nã Đại" đã gia tăng đáng kể. Một công ty kỹ thuật tại tỉnh bang Ontario có tên là Sortable đã đăng một số quảng cáo trên trang mạng Facebook có hình của ông Trump với phụ chú như sau: "Đang nghĩ đến việc sang Gia Nã Đại ư? Sortable đang cần mướn người"!

Sẽ có lợi ích về kinh tế cho người dân Hoa Kỳ đang có lợi tức ở Hoa Kỳ nhưng muốn sống tại Gia Nã Đại. Đồng Gia-kim của Gia Nã Đại hiện đang thấp và tương đương 76 xu mỹ. Tuy nhiên, cần nghĩ đến việc dân Hoa Kỳ từ bỏ quốc tịch để lấy quốc tịch Gia Nã Đại sẽ không còn được hưởng tất cả quyền lợi nếu trở về hoặc sống ở Hoa Kỳ.

Nói đến ông Trump và những ý tưởng của ông về vấn đề di trú, chúng ta cần nhớ rằng các chương trình DACA nguyên thủy, chương trình DACA mới và chương trình DAPA là những tác động hành pháp. Điều này có nghĩa là nếu ông Trump được bầu làm tổng thống thì ông ta sẽ hủy bỏ các chương trình này bất cứ lúc nào.

Sở Di Trú Hoa Kỳ nhắc nhở người di dân
Người di dân ở khắp nơi trên đất nước đang là đích nhắm tới của những cú điện thọai giả mạo. Đừng để mình là một trong những nạn nhân.
Bọn lừa đảo giả danh là một viên chức chính phủ và gọi cho người di dân nói rằng có vấn đề rắc rối trong hồ sơ di dân của họ. Đôi lúc, chúng biết thông tin cá nhân của người di dân bằng cách nào đó. Chúng hỏi về lý lịch cá nhân và nhiều chi tiết nhạy cảm và yêu cầu trả tiền ngay để xóa những rắc rối này. Chúng có thể bày tỏ sự giận dữ và dọa nạt vấn đề bị trục xuất nếu số tiền không được trả ngay với hệ thống chuyển tiền điện tử.
Đôi khi, bọn lừa đảo dùng một vài nhu liệu (software) để ngụy tạo số 800 của Sở di trú khi gọi điện thọai. Có những lúc, chúng để lời nhắn yêu cầu gọi lại qua số giống như số 800 của Sở di trú.

Cần nhớ rằng, các nhân viên Sở di trú USCIS rất ít khi gọi điện thọai cho khách hàng, và Sở Di Trú Sẽ Không Bao Giờ Yêu Cầu Trả Tiền Quan Điện Thọai. Nếu Sở di trú cần tiền lệ phí, họ sẽ gửi thư chính thức yêu cầu trả tiền.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 5-2016
(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/11/2008 (Tăng 8 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2009)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/11/2014 (Tăng 1 tuần)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2015)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/09/2009 (Tăng 10 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/12/2010)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Tăng 5 tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2005)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/07/2003 (Không thay đổi)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2004)
(7) -Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Chương trình DACA nguyên thủy và chương trình DACA nới rộng của tác động hành pháp khác biệt ra sao?
- Đáp: Cả hai chương trình DACA cũ và mới đều dành cho những người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp trước 16 tuổi. Chương trình DACA nguyên thủy của năm 2012 nói rằng một người phải dưới 31 tuổi khi nộp đơn xin chương trình DACA, nhưng chương trình DACA mới nói rằng không giới hạn tuổi khi nộp đơn nhưng khi đến Hoa Kỳ phải dưới 16 tuổi.

- Hỏi: Tại sao các đương đơn của chương trình DAPA không thể nhờ con có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh?
- Đáp: Cha mẹ của các công dân Mỹ này đã từng ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một thời gian nào đó. Khi những người con công dân Mỹ này nộp đơn bảo lãnh I-130 cho cha mẹ, họ cũng sẽ phải nộp đơn xin miễn áp dụng thời gian cư trú bất hợp pháp. Điều này rất khó để được chấp thuận vì phải chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn sẽ xảy ra cho người con công dân Mỹ nếu cha mẹ không được chấp thuận ở lại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Dân Hoa Kỳ được lợi gì khi di chuyển sang Gia Nã Đại?
- Đáp: Tổng quát, sẽ chỉ được lợi về vấn đề tâm lý khi dọn sang Ga Nã Đại. Họ sẽ chỉ cảm thấy tốt hơn vì không sống ở Hoa Kỳ nếu Donald Trump trở thành tổng thống. Nếu người ta dọn sang Gia Nã Đại, nhưng vẫn giữ quốc tịch Mỹ, họ sẽ vẫn phải đóng thuế cho chính phủ Hoa Kỳ, và sẽ không thể sử dụng bảo hiệm sức khỏe Hoa Kỳ tại Gia Nã Đại. Để hợp lệ xin nhập tịch Gia Nã Đại, họ sẽ phải sống ở Gia Nã Đại đủ 4 năm.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 227)
(Robert Mullins International) Thomas Homan sẽ là ‘quan chức cấp cao quản lý biên giới’ bắt đầu từ tháng 1 năm 2025. Ông sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện thành công ‘cuộc trục xuất hàng loạt’ của ông Trump. Ông cũng sẽ chịu trách nhiệm về biên giới của Hoa Kỳ với Mexico và Canada, cũng như ở các hải cảng và phi cảng của Hoa Kỳ. Ông Homan đã dành hơn 30 năm để thực thi luật di trú cho INS/CIS, CBP và ICE. Ông cho biết ông không chống di dân, nhưng ông chống di dân bất hợp pháp. Ông cho rằng những người di dân nên nộp đơn xin tị nạn và ông đồng ý rằng Hoa Kỳ cần những người lao động nước ngoài nhập cảnh hợp pháp. Ông Homan cho biết những người di dân chỉ nhập cảnh vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và không phải là tội phạm sẽ không phải là những người đầu tiên bị trục xuất.
Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 792)
(Robert Mullins International) Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Vào tháng 1 năm 2025, cả hai viện của Quốc hội sẽ có đa số là đảng Cộng hòa. Chúng ta có thể thấy Đạo luật RAISE, hoặc một đạo luật rất giống với đạo luật này, sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2025. RAISE là viết tắt của Reforming American Immigration for Strong Employment - Cải tổ di trú Hoa Kỳ để có việc làm vững mạnh. Về cơ bản, Đạo luật RAISE được tạo ra để làm giảm 50% mức độ di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một 2024(Xem: 905)
Ngành EB-5 có thể mong đợi gì từ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump? Hiện tại, ông Trump đang đưa ra lời hứa về việc sửa đổi các thủ tục của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Có thể các kế hoạch của ông sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho đầu tư và cải tổ. Lời hứa về hệ thống Di trú thông minh, dựa trên điểm thành tích Tầm nhìn của ông Trump về một hệ thống di trú dựa trên điểm thành tích có thể thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm một con đường tối ưu hơn để trở thành thường trú nhân. Đối với di trú kinh doanh, ông muốn nhấn mạnh đến các kỹ năng chuyên môn, sự đóng góp kinh tế và tiềm năng đầu tư. Điều này thì phù hợp với lợi ích của những đại giađang tìm kiếm đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì ông Trump sẽ nhắm vào vấn đề di dân bất hợp pháp, nên có khả năng sẽ có các cải tổ về các điều luậtmà có thể thu hút các nhà đầu tư EB-5, những người mong muốn có một quy trình nộp đơn hiệu quả hơn.
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1109)
ông Donald Trump đã thắng cử Tổng thống. Đảng Cộng hòa đã thắng Thượng viện. Đảng Cộng hòa cũng đã thắng Hạ viện. Đó là một điểm số hoàn hảo ba trên ba. Nói cách khác, là một Trifecta. Đảng Cộng hòa sẽ có ít nhất 53 ghế trong Thượng viện tiếp theo. Với đa số đó, họ sẽ có thể phê chuẩn tất cả các lựa chọn thẩm phán của ông Trump, bao gồm cả các thẩm phán trẻ trung hơn cho Tòa án Tối cao. Các thẩm phán trẻ trung hơn có thể bảo đảm đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao trong nhiều thập kỷ tới. Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số cũng sẽ có thể phê chuẩn các quan chức Nội các của ông Trump. Vào năm 2025, ông Trump sẽ có được sự ủng hộ hoàn toàn của Quốc hội nếu ông muốn hạn chế hoặc thậm chí bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng; và nếu ông muốn mở rộng hoạt động khoan dò dầu khí; và nếu ông muốn gia hạn cắt giảm thuế cho những người dân Hoa kỳ giàu nhất và cắt giảm thuế cho các tập đoàn.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1446)
(Robert Mullins International) Tình trạng bảo vệ tạm thời - Temporary Protected Status (TPS) từ lâu đã được sử dụng như một giải pháp nhân đạo cho những người di dân mà không thể trở về quê nhà an toàn. Quốc hội đã thiết lập TPS như một phần của Đạo luật Di trú năm 1990 để cung cấp sự bảo trợ nhân đạo cho các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, chẳng hạn như nội chiến; từ các thảm họa môi trường, chẳng hạn như động đất, bão lụt, hạn hán hoặc dịch bệnh; hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời khác mà khiến đất nước đó trở nên không an toàn. Kể từ năm 1990, Tình trạng bảo vệ tạm thời (TPS) đã cho phép những người di dân từ các quốc gia có các điều kiện không an toàn được cư trú và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong thời gian lên đến mười tám tháng, và chính phủ Hoa Kỳ có thể gia hạn vô hạn định.
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Một 2024(Xem: 2458)
(Robert Mullins International) Hơn một nửa người Mỹ gốc Á sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, vì vậy việc giao tiếp với hệ thống di trú của Hoa Kỳ là một trải nghiệm phổ biến. Người di dân gốc Á có nghĩ rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi không? Phần lớn người di dân cho rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc nên thay đổi phần lớn. Tuy nhiên, trong số những người di dân Việt Nam, quyết định này lại được chia ra. Khoảng một nửa cho rằng hệ thống không cần thay đổi, hoặc chỉ cần thay đổi phần nhỏ. Nửa còn lại thì cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi phần lớn, hoặc cần phải thay đổi hoàn toàn. Trong số những người Mỹ gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ, 73% cho rằng hệ thống di trú cần phải thay đổi hoàn toàn hoặc cần phải thay đổi phần lớn.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Một 2024(Xem: 1542)
Dữ liệu mới nhất cho thấy các đơn xin mới từ hạng mục cho vùng Nông thôn đang nhanh chóng bắt kịp với các đơn cho vùng Thất nghiệp cao. Vào tháng 11 năm 2023, có 63% đơn là cho vùng Thất nghiệp cao và 32% là cho vùng Nông thôn. Vào tháng 3 năm 2024, có 52% là cho vùng Thất nghiệp cao và 46% là Nông thôn. Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024, các nhà đầu tư EB5 Việt Nam đã nộp 35 đơn cho các Trung tâm vùng Nông thôn và 113 đơn xin cho các dự án vùng Thất nghiệp cao. Tổng số đơn xin EB5 của Việt Nam trong khoảng thời gian hai năm đó chiếm 3,3% trên tổng số khoản đầu tư EB5 trên toàn thế giới. Các đơn xin EB5 của Trung quốc chiếm đa số, như đã được đoán trước. Năm trăm đơn xin mới đã được người Trung quốc nộp trong năm tháng từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Do hạn ngạch theo quốc gia, số lượng lớn nhà đầu tư này có nghĩa là thời gian chờ đợi sẽ rất dài trước khi các nhà đầu tư Trung quốc có thể nộp đơn xin Điều chỉnh tình trạng.
Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 2024(Xem: 4450)
(Robert Mullins International) Một cuộc khảo sát gần đây của Kaiser Family Foundation cho thấy rằng rất nhiều người tin vào các thông tin sai lệch về di trú và họ bác bỏ những tuyên bố đúng cho về vấn đề này. (1) Trong số những người tham gia khảo sát của Kaiser, 51% tin rằng người di dân đang gây ra gia tăng tội phạm bạo lực ở Hoa Kỳ. Bốn mươi tám phần trăm nói rằng điều này là sai. SỰ THẬT: Người di dân, bao gồm cả những người di dân bất hợp pháp, có tỷ lệ tội phạm bạo lực thấp hơn nhiều so với công dân Hoa kỳ bản địa. (2) Bốn mươi bốn phần trăm số người được phỏng vấn tin rằng người di dân đang lấy mất việc làm và gây ra sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cho những người được sinh ra ở Hoa Kỳ. Năm mươi sáu phần trăm không đồng ý với điều đó.
Thứ Bảy, 19 Tháng Mười 2024(Xem: 3066)
Sở Di Trú không nhận tiền từ chính phủ Liên bang. Cơ quan này dựa vào lệ phí nộp đơn để trang trải chi phí hoạt động. Do đó, vào ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Di Trú bắt đầu tính thêm phí cho tất cả các đơn xin dựa trên việc làm. Họ hy vọng khoản lệ phí bổ sung này sẽ tạo ra 313 triệu Mỹ kim có thể được sử dụng cho việc duyệt xét các đơn xin tị nạn. Đó là lý do tại sao khoản lệ phí mới được gọi là lệ phí Chương trình tị nạn. Các nhà tuyển dụng muốn thuê lao động nước ngoài hợp pháp hiện phải chi từ 300 đến 600 Mỹ kim cho mỗi đơn xin việc làm.
Thứ Bảy, 12 Tháng Mười 2024(Xem: 3593)
QUỐC TỊCH CHO CON BẠN. Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất bạn có thể làm sau khi nhập tịch là truyền quốc tịch Hoa Kỳ cho con bạn. Bạn có thể làm điều này nếu con bạn vẫn là Thường trú nhân và nếu chúng dưới 18 tuổi khi bạn nhập tịch. Sở Di Trú không tự động cấp Giấy chứng nhận quốc tịch cho con bạn. Bạn phải yêu cầu cấp giấy này với mẫu đơn N-600. NỘP ĐƠN XIN SỔ THÔNG HÀNH. Tương lai là không thể đoán trước. Tốt hơn hết là bạn nên có sổ thông hành (Passport) trong trường hợp bạn cần rời khỏi Hoa Kỳ vì bất kỳ lý do gì.