Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp
(Robert Mullins International) Vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 vừa qua, Sở di trú USCIS phổ biến bản hướng dẫn mới trong đề mục Cẩm Nang Chính Sách Sở Di Trú liên quan đến chính sách và thủ tục xin chuyển diện thường trú nhân hợp pháp.
Ai Hợp Lệ Được Chuyển Diện? Tổng quát, nếu qúy vị ở Hoa Kỳ hợp pháp, và nếu đang có đơn bảo lãnh của thân nhân hoặc chủ nhân, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Người góa bụa của công dân Mỹ đang sinh sống ở Hoa Kỳ cũng có thể nộp đơn, và hôn phu-thê (fiancée) có thể nộp đơn ngay sau khi họ kết hôn với người bảo lãnh chính.
Ai Không Hợp Lệ Chuyển Diện: Tổng quát, qúy vị không hợp lệ để nộp đơn xin Thẻ Xanh:
Quý vị sẽ không thể xin chuyển diện ở Hoa Kỳ nếu thực hiện những sinh họat đi ra ngòai mục đích chiếu khán nhập cảnh. Sự việc này bao gồm làm việc không có phép của Sở di trú hoặc ghi danh vào trường học khi đang có chiếu khán du lịch.
Ở quá hạn chiếu khán sẽ làm cho quý vị không thể xin chuyển diện cư trú ở Hoa Kỳ. Sở di trú rất nghiêm khắc về việc này vì 40% ngọai kiều bất hợp pháp hiện nay ở Hoa Kỳ đã nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Hoa Kỳ khi thời gian được phép ở Mỹ chấm dứt.
Một số người nếu không hợp lệ xin Thẻ Xanh có thể nộp xin Miễn Áp Dụng (việc vi phạm luật). Điều này thường áp dụng cho thân nhân trực hệ của công dân Hoa Kỳ hoặc Thường trú nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi những bằng chứng sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nếu đơn xin Miễn Áp Dụng (vi phạm) bị từ chối. Rất khó để có thể cung cấp những chứng minh lọai này.
Bằng chứng phải nộp với đơn xin chuyển diện ở Hoa Kỳ:
Qúy vị sẽ cần có giấy khai sinh. Nếu không có, qúy vị có thể nộp bằng chứng phụ khác, nhưng trước hết qúy vị phải xác nhận rằng giấy tờ chính được yêu cầu không thể có hoặc không còn hiện hữu nữa. Điều này thường được đòi hỏi phải có văn bản xác nhận từ nhà nước cộng sản Việt Nam rằng giấy tờ này không thể trích lục, và thường bị nhân viên nhà nước từ chối hợp tác.
Hồ sơ của nhà thờ và trường học, hoặc "hộ khẩu" cũ có thể hữu ích nếu giấy khai sinh không thể xin trích lục được. Thêm vào đó, đương đơn sẽ có thể cần ít nhất hai nhân chứng biết rõ về việc sinh ra đời và gia đình của đương đơn.
Qúy vị cũng sẽ cần bằng chứng về việc nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp. Bằng chứng này có thể là bản sao dấu mộc nhập cảnh của nhân viên di trú trong sổ thông hành (passport), hoặc thẻ Xuất/Nhập Cảnh I-94.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 6-2016
(1) - IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/01/2009 (Tăng 7 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2009)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 08/11/2014 (Tăng 1 tuần)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/10/2015)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/10/2009 (Tăng 7 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/12/2010)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2005)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/08/2003 (Tăng 2 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2004)
(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi đã kết hôn với chồng của tôi khi đang du lịch tại Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) B1/B2. Sau khi hồ sơ xin chuyển diện I-485 nộp cho Sở di trú, chúng tôi được mời đi phỏng vấn lần đầu tiên vài tháng trước. Chúng tôi vừa nhận được thư thông báo phải đi phỏng vấn lần thứ hai. Chúng tôi cần làm gì? Vấn đề này có bình thường không?
- Đáp: Qúy vị cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho lần phỏng vấn lần thứ hai và nên tham khảo với những văn phòng tham vấn di trú có uy tín và chuyên môn để có những hướng dẫn tận tâm và chuyên nghiệp. Qúy vị cần cho thấy ý định đầu tiên đến Hoa Kỳ chỉ thuần túy đi du lịch. Trong lần phỏng vấn đầu tiên, có thể nhân viên di trú đã không thấy rõ điều này qua cách trả lời và những chứng minh của qúy vị. Chính vì thế, Sở di trú cần có cuộc phỏng vấn lần thứ hai. Qúy vị nên trả lời thành thật và hợp lý, cũng như cung cấp thêm những bằng chứng cho thấy mối quan hệ vợ chồng của qúy vị trong sáng.
- Hỏi: Tôi cần phải làm gì nếu hồ sơ xin chuyển diện cư trú đang phải tiếp tục chờ đợi vì cần "duyệt xét thêm" tại văn phòng di trú địa phương đã hơn một năm rồi?
- Đáp: Qúy vị cần xin một cuộc hẹn trên trang nhà của Sở di trú, qua dịch vụ "InfoPass", để có thể gặp mặt trực tiếp và hỏi nhân viên di trú về vấn đề liên quan. Nhân viên di trú có thể góp ý với qúy vị nên làm những gì kế tiếp.
- Hỏi: Tôi có thể rời khỏi Hoa Kỳ trong khi chờ đợi đơn xin chuyển diện cư trú của tôi được duyệt xét không?
- Đáp: Nếu vấn đề không khẩn cấp, chúng tôi khuyên qúy vị không nên rời Hoa Kỳ khi hồ sơ xin chuyển diện cư trú chưa kết thúc. Tuy nhiên, qúy vị có thể rời và tái nhập cảnh Hoa Kỳ với Thẻ Cho Phép Làm Việc (Employment Authorization Card) còn hợp lệ, nếu và chỉ nếu trên thẻ này có ghi hàng chữ có giá trị như giấy phép được rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian ngắn. Thẻ Cho Phép Làm Việc của qúy vị chỉ có thể ghi hàng chữ này nếu qúy vị đã nộp đơn I-131 - đơn xin phép rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian ngắn (Advance Parole).
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 3:00-4:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 vừa qua, Sở di trú USCIS phổ biến bản hướng dẫn mới trong đề mục Cẩm Nang Chính Sách Sở Di Trú liên quan đến chính sách và thủ tục xin chuyển diện thường trú nhân hợp pháp.
Ai Hợp Lệ Được Chuyển Diện? Tổng quát, nếu qúy vị ở Hoa Kỳ hợp pháp, và nếu đang có đơn bảo lãnh của thân nhân hoặc chủ nhân, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Người góa bụa của công dân Mỹ đang sinh sống ở Hoa Kỳ cũng có thể nộp đơn, và hôn phu-thê (fiancée) có thể nộp đơn ngay sau khi họ kết hôn với người bảo lãnh chính.
Ai Không Hợp Lệ Chuyển Diện: Tổng quát, qúy vị không hợp lệ để nộp đơn xin Thẻ Xanh:
- Nếu qúy vị nhập cảnh Hoa Kỳ không được nhân viên di trú kiểm tra giấy tờ,
- Nếu qúy vị đã từng làm việc tại Hoa Kỳ nhưng không được phép,
- Nếu qúy vị không còn diện hợp pháp vào ngày nộp đơn xin Thẻ Xanh,
- Nếu qúy vị không duy trì diện hợp pháp kể từ khi nhập cảnh Hoa Kỳ,
- Nếu qúy vị vi phạm quy chế về diện chiếu khán (visa) phi di dân.
Quý vị sẽ không thể xin chuyển diện ở Hoa Kỳ nếu thực hiện những sinh họat đi ra ngòai mục đích chiếu khán nhập cảnh. Sự việc này bao gồm làm việc không có phép của Sở di trú hoặc ghi danh vào trường học khi đang có chiếu khán du lịch.
Ở quá hạn chiếu khán sẽ làm cho quý vị không thể xin chuyển diện cư trú ở Hoa Kỳ. Sở di trú rất nghiêm khắc về việc này vì 40% ngọai kiều bất hợp pháp hiện nay ở Hoa Kỳ đã nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Hoa Kỳ khi thời gian được phép ở Mỹ chấm dứt.
Một số người nếu không hợp lệ xin Thẻ Xanh có thể nộp xin Miễn Áp Dụng (việc vi phạm luật). Điều này thường áp dụng cho thân nhân trực hệ của công dân Hoa Kỳ hoặc Thường trú nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi những bằng chứng sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nếu đơn xin Miễn Áp Dụng (vi phạm) bị từ chối. Rất khó để có thể cung cấp những chứng minh lọai này.
Bằng chứng phải nộp với đơn xin chuyển diện ở Hoa Kỳ:
Qúy vị sẽ cần có giấy khai sinh. Nếu không có, qúy vị có thể nộp bằng chứng phụ khác, nhưng trước hết qúy vị phải xác nhận rằng giấy tờ chính được yêu cầu không thể có hoặc không còn hiện hữu nữa. Điều này thường được đòi hỏi phải có văn bản xác nhận từ nhà nước cộng sản Việt Nam rằng giấy tờ này không thể trích lục, và thường bị nhân viên nhà nước từ chối hợp tác.
Hồ sơ của nhà thờ và trường học, hoặc "hộ khẩu" cũ có thể hữu ích nếu giấy khai sinh không thể xin trích lục được. Thêm vào đó, đương đơn sẽ có thể cần ít nhất hai nhân chứng biết rõ về việc sinh ra đời và gia đình của đương đơn.
Qúy vị cũng sẽ cần bằng chứng về việc nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp. Bằng chứng này có thể là bản sao dấu mộc nhập cảnh của nhân viên di trú trong sổ thông hành (passport), hoặc thẻ Xuất/Nhập Cảnh I-94.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 6-2016
(1) - IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/01/2009 (Tăng 7 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2009)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 08/11/2014 (Tăng 1 tuần)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/10/2015)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/10/2009 (Tăng 7 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/12/2010)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/08/2005)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/08/2003 (Tăng 2 tuần)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2004)
(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi đã kết hôn với chồng của tôi khi đang du lịch tại Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) B1/B2. Sau khi hồ sơ xin chuyển diện I-485 nộp cho Sở di trú, chúng tôi được mời đi phỏng vấn lần đầu tiên vài tháng trước. Chúng tôi vừa nhận được thư thông báo phải đi phỏng vấn lần thứ hai. Chúng tôi cần làm gì? Vấn đề này có bình thường không?
- Đáp: Qúy vị cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho lần phỏng vấn lần thứ hai và nên tham khảo với những văn phòng tham vấn di trú có uy tín và chuyên môn để có những hướng dẫn tận tâm và chuyên nghiệp. Qúy vị cần cho thấy ý định đầu tiên đến Hoa Kỳ chỉ thuần túy đi du lịch. Trong lần phỏng vấn đầu tiên, có thể nhân viên di trú đã không thấy rõ điều này qua cách trả lời và những chứng minh của qúy vị. Chính vì thế, Sở di trú cần có cuộc phỏng vấn lần thứ hai. Qúy vị nên trả lời thành thật và hợp lý, cũng như cung cấp thêm những bằng chứng cho thấy mối quan hệ vợ chồng của qúy vị trong sáng.
- Hỏi: Tôi cần phải làm gì nếu hồ sơ xin chuyển diện cư trú đang phải tiếp tục chờ đợi vì cần "duyệt xét thêm" tại văn phòng di trú địa phương đã hơn một năm rồi?
- Đáp: Qúy vị cần xin một cuộc hẹn trên trang nhà của Sở di trú, qua dịch vụ "InfoPass", để có thể gặp mặt trực tiếp và hỏi nhân viên di trú về vấn đề liên quan. Nhân viên di trú có thể góp ý với qúy vị nên làm những gì kế tiếp.
- Hỏi: Tôi có thể rời khỏi Hoa Kỳ trong khi chờ đợi đơn xin chuyển diện cư trú của tôi được duyệt xét không?
- Đáp: Nếu vấn đề không khẩn cấp, chúng tôi khuyên qúy vị không nên rời Hoa Kỳ khi hồ sơ xin chuyển diện cư trú chưa kết thúc. Tuy nhiên, qúy vị có thể rời và tái nhập cảnh Hoa Kỳ với Thẻ Cho Phép Làm Việc (Employment Authorization Card) còn hợp lệ, nếu và chỉ nếu trên thẻ này có ghi hàng chữ có giá trị như giấy phép được rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian ngắn. Thẻ Cho Phép Làm Việc của qúy vị chỉ có thể ghi hàng chữ này nếu qúy vị đã nộp đơn I-131 - đơn xin phép rời khỏi Hoa Kỳ trong thời gian ngắn (Advance Parole).
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 3:00-4:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com