Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp
(Robert Mullins International) Tại Hoa Kỳ, nếu chúng ta nhìn vào Tỷ Lệ Tán Thành Công Việc của Tổng thống Obama trong tháng Năm 2016, thì chỉ có 51% dân Hoa Kỳ hài lòng công việc của ông. Tỷ lệ tán thành công việc của ông từ tháng Giêng 2009 đến nay chỉ ở mức trung bình 47%. Nhưng nơi nào ông Obama được tỷ lệ hài lòng 100%? Không khó lắm, ông chỉ cần đến Việt Nam. Điều hiển nhiên cho thấy trong tuần qua khi hàng ngàn người vui vẻ đón chào ông ở khắp nơi khi ông viếng thăm Hà Nội và Sài Gòn. Điều này rất nổi bật, vì tại Á Châu, rất hiếm khi những cuộc viếng thăm của những nhân vật lãnh đạo quốc gia được người dân bình thường đón tiếp nồng hậu đến như vậy. Đặc biệt là ông Tập Cẩm Bình, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc, khi đến Việt Nam thì chỉ bị dân chúng tràn ra đường biểu tình chống đối và dĩ nhiên đã bị công an đàn áp thẳng tay.
Nói chung, liên hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam chắc chắn không bình thường. Nó phức tạp và đặc biệt trong nhiều phương diện.
Một cư dân ở Sài Gòn nghĩ rằng ông Obama được đón chào thân ái như vậy vì ông đại diện cho một cường quốc giàu mạnh và mang lại rất nhiều tự do cho người dân Hoa Kỳ. Người dân ở các nơi đều chiêm ngưỡng và mong muốn điều này.
Chuyến viếng thăm của ông Obama bao gồm những tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, một số thỏa ước mậu dịch, lập quy chế cấp chiếu khán (visa) một năm cho du khách Hoa Kỳ đến Việt Nam, và thành lập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Chỉ vài ngày trước khi ông Obama đến Hoa Kỳ, hàng không VietJet tuyên bố sẽ mua một số máy bay trị giá 11 tỷ 100 triệu Mỹ kim từ công ty hàng không Hoa Kỳ Boeing. Tại sao là hãng Boeing mà không phải là hãng Airbus? Một số người cho rằng điều này liên hệ đến những tuyên bố của ông Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam.
Về nhân quyền: Tổng thống Obama bày tỏ sự thất vọng về cách ứng xử của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về quyền tự do chính trị sau khi nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam bị ngăm cấm tới gặp ông tại Hà Nội. Bộ ngọai giao cộng sản Việt Nam đã không hề lên tiếng giải thích về sự việc này. Ông Obama nhấn mạnh rằng một số nhà đấu tranh dân chủ đã bị ngăn cản đến gặp ông. Hầu hết đều bị quản thúc tại nhà của họ. Ông nói vẫn còn nhiều vấn đề rất cần quan tâm về những quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và chính phủ phải có trách nhiện giải thích về những cấm đóan này.
Có khoảng 1 triệu 500 ngàn người Việt đã vượt thóat đến Hoa Kỳ sau tháng Tư năm 1975 để lánh họa cộng sản và họ đã có một cuộc sống tự do và tốt đẹp. Nhưng, những thế trẻ Việt Nam sau này tại Hoa Kỳ không có những ký ức về Việt Nam, nên một số người nghĩ rằng sự hấp dẫn về nền kinh tế, cộng với sự tò mò muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, nên muốn về Việt Nam thử ước mơ của mình. Dĩ nhiên, cha mẹ của những thế trẻ này thường chống đối ý tưởng trở về Việt Nam của con cái họ.
Một người trẻ ở Hoa Kỳ nói rằng: "nhà nước và người dân ở Việt Nam thấy người Việt ở hải ngọai được giáo dục tốt. Chúng tôi có cái nhìn tòan cầu, thóang rộng hơn. Chúng tôi có thể đưa tài nguyên, hệ thống và kiến thức vào nước này. Và họ sẽ thấy việc này sẽ giúp phát triển kinh tế, và vì thế những hỗ trợ cho những người Việt Nam trở về đang thực hiện". Nhưng thực tế cho thấy, những sự hăm hở lý tưởng ban đầu của một số người này đã vỡ mộng sau khi về sống và làm ăn ở Việt Nam một thời gian. Nhiều người phải "bỏ của chạy lấy người".
Còn những người Việt ở Hoa Kỳ thích công việc nhân đạo ở Việt Nam, họ có thể gia nhập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ và có hai năm để thử thách công việc đầy lý tưởng này trước sự giám sát chặt chẽ của nhà nước cộng sản Việt Nam.
*
Một số tin tức khác: Một công ty của Nam Hàn đã bán một lọai thuốc tẩy gây tử vong hàng chục người và hàng trăm người khác bị ảnh hưởng phổi nghiêm trọng. Trong tháng Tư vừa qua, một nhân viên điều hành công ty nói rằng công ty hòan tòan chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe và những tử vong đã xảy ra. Công ty này hứa bồi thường cho những người tử vong cũng như bị thương, và lập "quỹ nhân đạo" trị giá nhiều triệu mỹ kim.
Những nếu so sánh với lời tuyên bố của một viên chức Đài Loan của một công ty đang họat động ở Việt Nam về hàng triệu con cá đã chết vì chất thải độc hại, người ta đã phải nghe những gì? Ông này nói rằng "Việt Nam có thể phải chấp nhận môi trường (độc hại) để đánh đổi với sự phát triển kỹ nghệ - có thể là phải chọn lựa giữa sắt thép và cá"!
Một số nhà nghiên cứu do nhà nước chỉ định kết luận rằng "những yếu tố độc hại" đã làm cho cá chết, và ngay cả một con cá heo cũng không sống nổi. Nhưng câu trả lời chỉ ngừng ở đó. Nhà nước cộng sản rất do dự để tìm cách cứu vãn tình trạng nguy hiểm cho người dân. Được biết có đến 10 tỷ mỹ kim của ngọai quốc đã đầu tư vào ngành kỹ nghệ sắt thép này. Người dân địa phương, nhất là ngư dân, đã tố cáo thảm họa môi trường này là do công ty Formosa, nhà máy thép từ Đài Loan đã bơm nước thải thép chưa được lý giải vào một hệ thống ống ngầm tuôn ra biển bất hợp pháp. Hậu quả môi trường ở nhiều nơi có thể gánh thảm họa.
Bộ trưởng Môi trường của Việt Nam thừa nhận rằng công ty này đã làm một ống dẫn chất phế thải bất hợp pháp tại một trong những xưởng chế biến thép và ra lệnh phải điều tra tận gốc. Nhưng ông lại cho rằng ống dẫn chất phế thải này chưa chắc liên hệ đến chuyện cá bị chết, nhưng các ngư dân đoan chắc rằng đây là nguyên nhân chính làm nhiễm độc môi trường. Trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam lại ngăn cản mạnh mẽ những ai muốn làm ầm ỹ biến cố này rộng rãi.
Mặc dù nhà nước ra lệnh cấm không dùng cá chết để làm thực phẩm hoặc nuôi gia súc, những nhiều người vẫn lo ngại rằng số cá chết sẽ được chế biến làm nước mắm. Người ta nhìn thấy một bà nội trợ tại một ngôi chợ ở Hà Nội đã chất rất nhiều chai nước mắm trên xe đẩy. Bà nói rằng muốn tích trữ nước mắm cho một năm để tránh lọai nước mắm làm từ cá chết. Người ta cho rằng số lượng nước mắm hiệu Phú Quốc sẽ được tiêu thụ rất nhiều, nhưng rất cần phải tránh lọai nước mắm Phú Quốc giả hiệu.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ sẽ làm gì ở Việt Nam?
- Đáp: Những Thiện Nguyện Viên của Đòan Hòa Bình sẽ dạy Anh ngữ và huấn luyện các giáo viên Anh văn tại Hà Nội và Sài Gòn. Để được gia nhập Đòan Hòa Bình, qúy vị phải là công dân Hoa Kỳ và tốt nghiệp một trường đại học. Các thiện nguyện viên sẽ nhận lương không nhiều nhưng vừa đủ và được cấp nơi ở. Họ phục vụ trong hai năm.
- Hỏi: Về chiếu khán hưu trí dành cho công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam ra sao?
- Đáp: Nhà nước cộng sản Việt Nam không cấp lọai chiếu khán hưu trí. Hiện nay họ chỉ đang cấp chiếu khán phi di dân cho du khách từ 6 đến 12 tháng. Công dân Hoa Kỳ kết hôn với công dân ở Việt Nam có thể nộp đơn xin lọai chiếu khán 5 năm và được nhập cảnh nhiều lần.
- Hỏi: Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bắt đầu cấp chiếu khán có giá trị một năm và được nhập cảnh nhiều lần chưa?
- Đáp: Chiếu khán lọai này chính thức đã có, nhưng khi người ta nộp đơn xin chiếu khán một năm trong tuần này thì chỉ được cấp chiếu khán 6 tháng, mà không có một lời giải thích nào cả.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật, 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới.
Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài.
Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư.
• SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ.
Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định.
Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”.
Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước.
Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ.
Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.
(Robert Mullins International) Khi chúng ta bước sang năm 2023 và các mối đe dọa tiếp tục đối với nền kinh tế, một phần đáp ấn cho vấn đề của chúng ta là nhập cư nhiều hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình của một xã hội khép kín với tỷ lệ sinh sản giảm và không muốn cho phép nhập cư. Nhật Bản giờ đây có nhiều thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang, dân số già làm việc ở độ tuổi 70 và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở nước ngoài.
Tỷ lệ sinh sản của Hoa Kỳ khoảng 1,7 lần sinh trên một phụ nữ là không đủ để duy trì cho sự hùng vĩ của Hoa Kỳ. Tỷ lệ thay thế mong muốn là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ là cần thiết để dân số Hoa Kỳ không bị thu hẹp, nếu không có sự gia tăng nhập cư. Một giải pháp là cho nhập cư nhiều hơn.
(Robert Mullins International) Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ đang gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường Trú Nhân (còn được gọi là Thẻ Xanh) cho những đương đơn nộp đúng Mẫu I-751, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về thường trú, hoặc Mẫu Đơn I-829, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú của nhà đầu tư, cho đến 48 tháng sau ngày hết hạn của thẻ. Thay đổi này bắt đầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-829 và sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-751.
Sở Di Trú đang thực hiện thay đổi này để phù hợp với thời gian duyệt xét hiện tại đối với Mẫu I-751 và Mẫu I-829 đã tăng lên trong suốt năm qua.
(Robert Mullins International) Nhà Trắng gần đây cho biết họ không thể mô tả những gì Phó Tổng thống Kamala Harris đang làm để giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của việc di cư ồ ạt đến biên giới phía Nam. Đây được cho là một trong những công việc chính của bà ấy.
Làn sóng người di cư kéo đến biên giới phía nam trong những ngày gần đây vì họ mong đợi chính sách Title 42 sớm kết thúc. Điều khoản 42 là một chính sách do chính quyền trước tạo ra để ngăn người di cư vượt biên. Nhưng người phát ngôn - Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói rằng Điều khoản 42 kết thúc không có nghĩa là biên giới được mở. Ngày 27 tháng 12, 2022 Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời gia hạn điều khoản này.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, luật mới về Gánh nặng xã hội của Bộ Nội An (DHS) có hiệu lực. Sở di trú cho biết luật mới hiện cung cấp sự rõ ràng và nhất quán về những người nào sẽ không thể nộp đơn xin hưởng quyền lợi di trú vì gánh nặng xã hội.
Luật mới quay trở lại phiên bản năm 1999. Điều đó có nghĩa là việc nhận tiền phụ cấp an sinh (SSI) trước đây hoặc hiện tại; Hỗ Trợ Tạm Thời cho các Gia Đình Nghèo Khó (TANF); Hỗ trợ chung; hoặc nằm viện dài hạn với chi phí của chính phủ có thể khiến người nộp đơn không thể trở thành thường trú nhân.
Sở Di Trú sẽ không áp dụng quyết định gánh nặng xã hội trong trường hợp người đó đã nhận được các khoản trợ cấp mà không phải bằng tiền mặt như Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ túc (SNAP), hỗ trợ y tế Medicaid, nhà ở công cộng hoặc các chương trình bữa ăn trưa ở trường.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.