Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp
(Robert Mullins International) Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức quyết định của họ về hai chương trình di trú DAPA và DACA Mở Rộng. Chương trình DACA Mở Rộng [tức Deferred Action for Childhood Arrivals - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Người Đến (Hoa Kỳ Bất Hợp Pháp) Từ Thơ Ấu] nhằm xóa bỏ số tuổi giới hạn, cho phép những đương đơn hợp lệ dù ở bất cứ tuổi nào cũng có thể nộp đơn. Chương trình DAPA [tức Deferred Action for Parents of Americans - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Cha Mẹ Của Công Dân Hoa Kỳ], là chương trình mới dành cho những cha mẹ là người ngọai quốc cư ngụ bất hợp pháp nhưng có con là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ.
Tiếc thay, Pháp Viện đã không ủng hộ những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama. Vì thế, chính phủ không còn cách nào có thể thực hiện những chương trình kể trên. Bất cứ sự thay đổi nào về luật hay chính sách về di trú sẽ phải đợi quốc hội với nhiệm kỳ kế tiếp trong năm 2017.
Xin lưu ý, các đương đơn hợp lệ chương trình DACA bình thường vẫn có thể nộp đơn nếu hội đủ những điều luật của chương trình DACA năm 2012.
Vài cập nhật về chương trình đầu tư EB-5
Ngày 14 tháng 6 năm 2016 vừa qua, một bản thông tin ngắn về di trú cho biết chương trình đầu tư trực tiếp EB-5 không hết hạn, chỉ có chương trình đầu tư Trung Tâm Vùng cần gia hạn.
Chương trình Trung Tâm Vùng sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 9 sắp tới. Nhiều phần quốc hội sẽ thông qua một "nghị quyết tiếp tục" cho đến ngày 15 tháng 12, và sẽ lại cho phép gia hạn đến ngày 15 tháng 3 năm 2017.
Có ba vấn đề chính cần quan tâm đến việc đầu tư vào Trung Tâm Vùng: Thứ nhất, những giới hạn tòan bộ. Thứ hai, tiền đầu tư tăng từ 500 triệu đến 800 triệu Mỹ kim, và Thứ ba, cần tìm hiểu những vùng gặp những khó khăn về công việc làm.
Văn phòng Robert Mullins International (RMI) hiện là đại diện chính thức cho một số Trung Tâm Vùng uy tín có dự án xây dựng khu thương mại, chung cư, khách sạn và trường học tại hai tiểu bang California và Florida. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa văn phòng RMI và những dự án trên đã đem lại kết quả tốt đẹp cho các thân chủ của văn phòng. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thời gian vừa qua, đã có vài Trung Tâm Vùng EB5 hoạt động lâu năm như Jay P. Regional Center hoặc American L. Regional Center vừa bị Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (tức Securities and Exchange Commission) điều tra và có thể đưa đến tình trạng khai phá sản. Việc này đã làm cho nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, vừa không có Thẻ Xanh hoặc mất hết vốn đầu tư ban đầu. Văn phòng RMI xin lưu ý quý vị nên thận trọng và tham khảo kỹ lưỡng trước khi có quyết định đầu tư vào một Trung Tâm Vùng.
Khi người mẹ có Thẻ Xanh và sinh con ở Việt Nam....
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Nếu đứa trẻ dưới hai tuổi thì sẽ không gặp trở ngại nào hết.
Một đứa trẻ được sinh ra trong thời gian người mẹ là Thường Trú Nhân chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn, có thể được phép nhập cảnh Hoa Kỳ mà không cần chiếu khán (visa) di dân:
- nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn,
- nếu đứa trẻ nhập cảnh Hoa Kỳ dưới hai năm,
- nếu đứa trẻ đi theo cùng với người mẹ, và
- nếu đó là lần nhập cảnh lần đầu tiên trở lại Hoa Kỳ sau khi người mẹ sinh con.
Đứa trẻ không bị đòi hỏi phải có chiếu khán di dân nếu người mẹ Thường Trú Nhân chỉ ra hải ngoại trong thời gian ngắn (không ra nước ngoài tái định cư), và nếu người mẹ có Thẻ Xanh còn hiệu lực, hoặc Thẻ Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) còn hiệu lực, hay loại chiếu khán được trở lại nơi cư trú.
Khi công dân Hoa Kỳ có con sinh ở Việt Nam....
Khi qúy vị có con và đứa trẻ này sinh ở Việt Nam, cháu sẽ tự động được xem là công dân Hoa Kỳ nếu cha hoặc mẹ, hay cả cha mẹ là công dân Hoa Kỳ.
Qúy vị có thể nộp hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam để xin giấy chứng sinh và sổ thông hành (passport) cho con của mình. Con của qúy vị sau đó sẽ trở về Hoa Kỳ như một công dân và không cần được bảo lãnh di dân.
Một điều quan trọng mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đòi hỏi là thời gian ở Hoa Kỳ của người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ. Nếu người cha là công dân Hoa Kỳ thì phải chứng minh thời gian ở Hoa Kỳ là 5 năm; và nếu người mẹ là công dân Hoa Kỳ thì thời gian đòi hỏi cư ngụ chỉ cần 3 năm mà thôi.
Thông thường, qúy vị có thể dùng hồ sơ thuế trong 5 năm để chứng minh thời gian cư ngụ ở Hoa Kỳ trước khi con của qúy vị sinh ra đời. Đôi khi, Lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi qúy vị phải xin giấy xác nhận số năm đóng thuế từ văn phòng Hành Chính An Sinh Xã Hội (tức Social Security Administration) tại tiểu bang Pennsylvania để bảo đảm sự trung thực. Ngòai ra, qúy vị cũng cần phải chứng minh về mối quan hệ vợ chồng và đứa con phải là con chung của hai người.
Nhưng nếu qúy vị không có đủ hồ sơ thuế trong 5 năm qua thì sao? Để bù vào những chứng minh đã sống ở Hoa Kỳ trong những năm không đóng thuế, hoặc những năm có đóng thuế nhưng lợi tức quá thấp (có thể bị cho là thời gian ở Hoa Kỳ quá ít trong năm đó), qúy vị có thể dùng những giấy tờ của ngân hàng, hóa đơn trả tiền điện nước, trả tiền nợ thẻ tín dụng (credit card), bảng điểm của trường học, thư của gia đình, bạn bè có bao thư đóng dấu ngày tháng của bưu điện, v.v...
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tại sao các đương đơn của chương trình DAPA không thể nhờ con có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh?
- Đáp: Cha mẹ của các công dân Mỹ này đã từng ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một thời gian nào đó. Khi những người con công dân Mỹ này nộp đơn bảo lãnh I-130 cho cha mẹ, họ cũng sẽ phải nộp đơn xin miễn áp dụng thời gian cư trú bất hợp pháp. Điều này rất khó để được chấp thuận vì phải chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn sẽ xảy ra cho người con công dân Mỹ nếu cha mẹ không được chấp thuận ở lại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Tôi là một công dân Mỹ. Nếu con gái tôi dưới 18 tuổi khi đến Mỹ theo diện du học, hoặc du khách, liệu cháu sẽ được tự động trở thành công dân Mỹ khi nhập nhập cảnh hay không?
- Đáp: Luật này không áp dụng cho các em đi du học hay đi du lịch. Trong một vài điều kiện nào đó, con gái của ông có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ sau khi nộp mẫu đơn N-600K cho sở di trú duyệt xét. Cháu phải có mặt tại Hoa Kỳ để được phỏng vấn và tuyên thệ. Và cháu phải thực hiện việc này trước 18 tuổi.
- Hỏi: Làm sao người mẹ có thể chứng minh rằng chuyến xuất ngoại của bà chỉ là tạm thời, chứ không lâu dài? Và giả thử người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên trở lại Mỹ sau khi sinh con, thì sẽ ra sao?
- Đáp: Nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong một vài tháng, việc này sẽ không mang lại rắc rối. Nhưng nếu người mẹ sống ở ngoài Hoa Kỳ hơn sáu tháng thì bà có thể phải có nhiều bằng chứng liên hệ mật thiết đến đời sống kinh tế tại Hoa Kỳ: Chẳng hạn như thuế lợi tức, các bản báo cáo dùng thẻ tín dụng và ngân hàng, chủ quyền tài sản, v.v...
Còn nếu người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ, thì người cha có thể đưa con đến Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên người cha trở lại Hoa Kỳ trong vòng hai năm kể từ khi đứa con sinh ra đời.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 3:00-4:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức quyết định của họ về hai chương trình di trú DAPA và DACA Mở Rộng. Chương trình DACA Mở Rộng [tức Deferred Action for Childhood Arrivals - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Người Đến (Hoa Kỳ Bất Hợp Pháp) Từ Thơ Ấu] nhằm xóa bỏ số tuổi giới hạn, cho phép những đương đơn hợp lệ dù ở bất cứ tuổi nào cũng có thể nộp đơn. Chương trình DAPA [tức Deferred Action for Parents of Americans - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Cha Mẹ Của Công Dân Hoa Kỳ], là chương trình mới dành cho những cha mẹ là người ngọai quốc cư ngụ bất hợp pháp nhưng có con là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ.
Tiếc thay, Pháp Viện đã không ủng hộ những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama. Vì thế, chính phủ không còn cách nào có thể thực hiện những chương trình kể trên. Bất cứ sự thay đổi nào về luật hay chính sách về di trú sẽ phải đợi quốc hội với nhiệm kỳ kế tiếp trong năm 2017.
Xin lưu ý, các đương đơn hợp lệ chương trình DACA bình thường vẫn có thể nộp đơn nếu hội đủ những điều luật của chương trình DACA năm 2012.
Vài cập nhật về chương trình đầu tư EB-5
Ngày 14 tháng 6 năm 2016 vừa qua, một bản thông tin ngắn về di trú cho biết chương trình đầu tư trực tiếp EB-5 không hết hạn, chỉ có chương trình đầu tư Trung Tâm Vùng cần gia hạn.
Chương trình Trung Tâm Vùng sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 9 sắp tới. Nhiều phần quốc hội sẽ thông qua một "nghị quyết tiếp tục" cho đến ngày 15 tháng 12, và sẽ lại cho phép gia hạn đến ngày 15 tháng 3 năm 2017.
Có ba vấn đề chính cần quan tâm đến việc đầu tư vào Trung Tâm Vùng: Thứ nhất, những giới hạn tòan bộ. Thứ hai, tiền đầu tư tăng từ 500 triệu đến 800 triệu Mỹ kim, và Thứ ba, cần tìm hiểu những vùng gặp những khó khăn về công việc làm.
Văn phòng Robert Mullins International (RMI) hiện là đại diện chính thức cho một số Trung Tâm Vùng uy tín có dự án xây dựng khu thương mại, chung cư, khách sạn và trường học tại hai tiểu bang California và Florida. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa văn phòng RMI và những dự án trên đã đem lại kết quả tốt đẹp cho các thân chủ của văn phòng. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thời gian vừa qua, đã có vài Trung Tâm Vùng EB5 hoạt động lâu năm như Jay P. Regional Center hoặc American L. Regional Center vừa bị Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (tức Securities and Exchange Commission) điều tra và có thể đưa đến tình trạng khai phá sản. Việc này đã làm cho nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, vừa không có Thẻ Xanh hoặc mất hết vốn đầu tư ban đầu. Văn phòng RMI xin lưu ý quý vị nên thận trọng và tham khảo kỹ lưỡng trước khi có quyết định đầu tư vào một Trung Tâm Vùng.
Khi người mẹ có Thẻ Xanh và sinh con ở Việt Nam....
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Nếu đứa trẻ dưới hai tuổi thì sẽ không gặp trở ngại nào hết.
Một đứa trẻ được sinh ra trong thời gian người mẹ là Thường Trú Nhân chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn, có thể được phép nhập cảnh Hoa Kỳ mà không cần chiếu khán (visa) di dân:
- nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn,
- nếu đứa trẻ nhập cảnh Hoa Kỳ dưới hai năm,
- nếu đứa trẻ đi theo cùng với người mẹ, và
- nếu đó là lần nhập cảnh lần đầu tiên trở lại Hoa Kỳ sau khi người mẹ sinh con.
Đứa trẻ không bị đòi hỏi phải có chiếu khán di dân nếu người mẹ Thường Trú Nhân chỉ ra hải ngoại trong thời gian ngắn (không ra nước ngoài tái định cư), và nếu người mẹ có Thẻ Xanh còn hiệu lực, hoặc Thẻ Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) còn hiệu lực, hay loại chiếu khán được trở lại nơi cư trú.
Khi công dân Hoa Kỳ có con sinh ở Việt Nam....
Khi qúy vị có con và đứa trẻ này sinh ở Việt Nam, cháu sẽ tự động được xem là công dân Hoa Kỳ nếu cha hoặc mẹ, hay cả cha mẹ là công dân Hoa Kỳ.
Qúy vị có thể nộp hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam để xin giấy chứng sinh và sổ thông hành (passport) cho con của mình. Con của qúy vị sau đó sẽ trở về Hoa Kỳ như một công dân và không cần được bảo lãnh di dân.
Một điều quan trọng mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đòi hỏi là thời gian ở Hoa Kỳ của người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ. Nếu người cha là công dân Hoa Kỳ thì phải chứng minh thời gian ở Hoa Kỳ là 5 năm; và nếu người mẹ là công dân Hoa Kỳ thì thời gian đòi hỏi cư ngụ chỉ cần 3 năm mà thôi.
Thông thường, qúy vị có thể dùng hồ sơ thuế trong 5 năm để chứng minh thời gian cư ngụ ở Hoa Kỳ trước khi con của qúy vị sinh ra đời. Đôi khi, Lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi qúy vị phải xin giấy xác nhận số năm đóng thuế từ văn phòng Hành Chính An Sinh Xã Hội (tức Social Security Administration) tại tiểu bang Pennsylvania để bảo đảm sự trung thực. Ngòai ra, qúy vị cũng cần phải chứng minh về mối quan hệ vợ chồng và đứa con phải là con chung của hai người.
Nhưng nếu qúy vị không có đủ hồ sơ thuế trong 5 năm qua thì sao? Để bù vào những chứng minh đã sống ở Hoa Kỳ trong những năm không đóng thuế, hoặc những năm có đóng thuế nhưng lợi tức quá thấp (có thể bị cho là thời gian ở Hoa Kỳ quá ít trong năm đó), qúy vị có thể dùng những giấy tờ của ngân hàng, hóa đơn trả tiền điện nước, trả tiền nợ thẻ tín dụng (credit card), bảng điểm của trường học, thư của gia đình, bạn bè có bao thư đóng dấu ngày tháng của bưu điện, v.v...
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tại sao các đương đơn của chương trình DAPA không thể nhờ con có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh?
- Đáp: Cha mẹ của các công dân Mỹ này đã từng ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một thời gian nào đó. Khi những người con công dân Mỹ này nộp đơn bảo lãnh I-130 cho cha mẹ, họ cũng sẽ phải nộp đơn xin miễn áp dụng thời gian cư trú bất hợp pháp. Điều này rất khó để được chấp thuận vì phải chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn sẽ xảy ra cho người con công dân Mỹ nếu cha mẹ không được chấp thuận ở lại Hoa Kỳ.
- Hỏi: Tôi là một công dân Mỹ. Nếu con gái tôi dưới 18 tuổi khi đến Mỹ theo diện du học, hoặc du khách, liệu cháu sẽ được tự động trở thành công dân Mỹ khi nhập nhập cảnh hay không?
- Đáp: Luật này không áp dụng cho các em đi du học hay đi du lịch. Trong một vài điều kiện nào đó, con gái của ông có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ sau khi nộp mẫu đơn N-600K cho sở di trú duyệt xét. Cháu phải có mặt tại Hoa Kỳ để được phỏng vấn và tuyên thệ. Và cháu phải thực hiện việc này trước 18 tuổi.
- Hỏi: Làm sao người mẹ có thể chứng minh rằng chuyến xuất ngoại của bà chỉ là tạm thời, chứ không lâu dài? Và giả thử người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên trở lại Mỹ sau khi sinh con, thì sẽ ra sao?
- Đáp: Nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong một vài tháng, việc này sẽ không mang lại rắc rối. Nhưng nếu người mẹ sống ở ngoài Hoa Kỳ hơn sáu tháng thì bà có thể phải có nhiều bằng chứng liên hệ mật thiết đến đời sống kinh tế tại Hoa Kỳ: Chẳng hạn như thuế lợi tức, các bản báo cáo dùng thẻ tín dụng và ngân hàng, chủ quyền tài sản, v.v...
Còn nếu người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ, thì người cha có thể đưa con đến Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên người cha trở lại Hoa Kỳ trong vòng hai năm kể từ khi đứa con sinh ra đời.
Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật từ 3:00-4:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com