Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.
(Robert Mullins International) Sở di trú USCIS vừa cập nhật những yêu cầu rõ ràng hơn về sự vắng mặt ở Hoa Kỳ của những đương đơn muốn xin nhập tịch. Sự cập nhật này quan tâm đến những lần vắng mặt hơn sáu tháng nhưng dưới một năm trong suốt 3 năm hoặc 5 năm đòi hỏi phải cư trú liên tục.
Nếu qúy vị vắng mặt ở Hoa Kỳ hơn sáu tháng nhưng dưới một năm, Sở di trú có thể quyết định rằng qúy vị đã hủy sự cư trú liên tục ở Hoa Kỳ. Nếu qúy vị hủy thời gian cư trú liên tục, qúy vị sẽ phải lập lại thời gian cư trú liên tục mới; 5 năm đối với hầu hết các đương đơn, và 3 năm đối với những người đang kết hôn với một công dân Hoa Kỳ.
Bất cứ sự vắng mặt nào trên sáu tháng đều có thể làm cho Sở di trú nghi vấn về ý định của qúy vị muốn thường trú ở Hoa Kỳ. Sở di trú sẽ phán xét về việc này. Để chứng minh không hủy đi thời gian cư trú liên tục ở Hoa Kỳ, qúy vị cần đưa ra những bằng chứng cho thấy trong suốt thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ, qúy vị vẫn muốn duy trì sự cư trú của mình. Vì thế, khi trở về Hoa Kỳ sau khi vắng mặt hơn sáu tháng, các Thường trú nhân nên mang theo bản sao những giấy tờ cần thiết để nhân viên di trú ở phi trường xem nếu được yêu cầu.
Những giấy tờ này nên gồm có một số bản thuế khai lợi tức của những năm trước, chủ quyền nhà, những bản báo cáo của ngân hàng, bằng lái xe còn hiệu lực, thư từ của chủ nhân nơi làm việc và thư giải thích sự vắng mặt dài hạn.
Điều cần thiết chứng minh cho Sở di trú thấy rằng đã có những tình huống xảy ra không kiểm sóat được đã khiến quý vị không thể trở về Hoa Kỳ dưới sáu tháng. Nếu vắng mặt vì lý do gia đình hoặc chuyện riêng tư, qúy vị nên chuẩn bị giấy tờ chứng minh chu đáo hơn.
Trường hợp xấu nhất xảy ra nếu Sở di trú quyết định rằng quý vị đã bỏ diện thường trú và qúy vị sẽ phải nộp đơn xin quy chế thường trú nhân lại. Điều này có nghĩa là quý vị sẽ phải trở về Việt Nam và chờ đợi hồ sơ bảo lãnh mới của qúy vị đáo hạn.
Sở Di Trú và Bộ Tư Pháp Nỗ Lực Hủy Quốc Tịch Của Một Số Người
Trong nhiều năm qua, Bộ Tư Pháp đã tập trung vào nỗ lực hủy quốc tịch của những kẻ tình nghi phạm tội chiến tranh, đặc biệt là bọn Phát-xít, hoặc những người đã gian dối trong hồ sơ xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Vào tháng Hai năm 2020 vừa qua, Bộ Tư Pháp đã loan báo việc thành lập một bộ phận chuyên giải quyết những hồ sơ cần hủy quốc tịch Hoa Kỳ. Họ thực hiện điều này vì có nhiều hồ sơ nghi vấn được một số cơ quan chính phủ chuyển đến, như cơ quan Thi Hành Luật Di Trú Và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) chẳng hạn.
Những nỗ lực hủy quốc tịch của Bộ Tư Pháp nhắm vào vấn đề An Ninh Quốc Gia và Khủng Bố, Vi Phạm Nhân Quyền và Tội Ác Chíến Tranh, Quấy Nhiễu Tình Dục, Gian Lận và Những Tội Ác Khác.
Vấn đề Hủy Quốc Tịch đã gia tăng từ tháng Giêng năm 2017. Đã có 228 hồ sơ hủy quốc tịch đã được Bộ Tư Pháp lưu giữ từ năm 2008, có khoảng 40% trong số này được lưu giữ trong ba năm qua. Và trong ba năm qua, hồ sơ hủy quốc tịch được chuyển đế Bộ này đã tăng 600%.
Vào tháng Chín năm 2016, Bộ Nội An nói rằng Sở di trú đã sai lầm cấp quốc tịch Mỹ cho ít nhất 858 người đã từng có lệnh bị trục xuất. Trong suốt tiến trình duyệt xét nhập tịch hóa, hồ sơ lưu trữ dấu vân tay điện tử chưa có. Hơn nữa, Bộ Nội An phát giác hồ sơ lưu trữ dấu vân tay biến mất từ hàng trăm ngàn hồ sơ với nhiều lý do khác nhau.
Năm 2019, chính phủ loan báo sẽ điều tra 700.000 công dân đã được nhập tịch. Chính phủ đã mở một văn phòng mới ở thành phố Los Angeles thuộc tiểu bang California và đang tiến hành việc thuê 300 nhân viên đặc biệt và 212 nhân sự hỗ trợ việc điều tra hủy quốc tịch, cũng như những hồ sơ gian dối để hưởng quyền lợi di trú. Văn phòng này chú trọng việc xác minh lý lịch của những di dân bị nghi ngờ lừa dối để có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Hoa Kỳ, và văn phòng này sẽ hủy quốc tịch của những cá nhân kể trên.
Từ Thế Giới Cũ Sang Thế Giới Mới
Mô hình di trú Hoa Kỳ có thể được nhìn thấy trong bốn thời kỳ chính như sau:
Thời Kỳ Nới Rộng Biên Giới: 1830-1880. Đó là thời gian đất trồng trọt rất rẻ ở Hoa Kỳ và những hứa hẹn phát triển kinh tế trong thời kỳ Cách Mạng Kỹ Nghệ thứ nhất. Điều này đã hấp dẫn người di dân đến từ Âu Châu. Tương tự, hàng chục ngàn di dân đến từ nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) vì đã xảy ra nạn đói thiếu khoai tây ở nước này từ năm 1845 đến năm 1849.
Thời Kỳ Kỹ Nghệ Hóa: 1880 - 1915: Sự hiện diện của những tàu thủy lớn chạy bằng hơi nước đã giúp cho người di dân dễ dàng vượt Đại Tây Dương và sự bành trướng của ngành đường sắt ở Âu Châu cũng giúp nhiều người di chuyển đến những hải cảng dễ dàng hơn. Năm 1892, đảo Ellis nổi tiếng ở tiểu bang Nữu Ước đã mở cửa. Đây là trạm di dân liên bang đầu tiên và mang lại cửa ngõ cho hơn 12 triệu di dân.
Thời Kỳ Tạm Dừng Lớn Nhất: 1915 - 1965. Đạo Luật Di Trú Năm 1924 đưa ra tiêu chuẩn về số di dân được nhập cảnh. Số di dân bị hạn chế từ những nước ở Nam và Đông Âu, và ngăn cấm hầu hết những di dân từ Á Châu. Thêm vào đó, thời kỳ Đại Suy Thóai tại Hoa Kỳ và hai Thế Chiến, chiến tranh Đại Hàn và khởi đầu cho cuộc chiến Việt Nam cũng làm cho vấn đề di trú phức tạp hơn vì nhiều người đã xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Thời Kỳ Di Trú Từ 1965 Đến Hiện Tại: Đạo Luật Di Trú và Quốc Tịch năm 1965 đã hủy bỏ tất cả những tiêu chuẩn phân phối số di dân trước đó dựa trên nguồn gốc quốc gia. Vấn đề đòan tụ gia đình và việc gia tăng nguồn lao động năng khiếu là hai mục đích chính của đạo luật này. Quyết định này đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc thành hình mô hình nhân khẩu Hoa Kỳ trong những thập niên sau đó, khi nhiều di dân của thế hệ tiếp theo từ Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Phi Châu đến Hoa Kỳ.
Hiện nay, người di dân đến Hoa Kỳ ngày càng khó khăn. Vì thế, nhiều quốc gia khác đã hoan nghênh chào đón người di dân. Thí dụ, các khoa học gia và kỹ sư người Ấn Độ đã đến Gia Nã Đại ngày càng nhiều. Số người Ấn Độ nhận quy chế thường trú nhân ở Gia Nã Đại đã tăng gấp đôi từ năm 2016 đến năm 2019, tăng từ 39.340 người lên 80.685 người.
Một lý do khiến nhiều người Ấn Độ đến Gia Nã Đại vì tình trạng ngày càng khó khăn để xin chiếu khán (visa) H-1B dành cho những công nhân có năng khiếu cao ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ từ chối đơn xin chiếu khán H-1B cho những nhân công mới là 24% trong chín tháng đầu tiên của năm 2019. Tỷ lệ từ chối chỉ ở mức 6% trong năm 2015.
Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đang cố gắng gia tăng vấn đề di trú hợp pháp ở nước này. Họ hoan nghênh những công nhân có năng khiếu cao, những người khó thể tìm việc làm ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy những di dân tài năng sẽ tìm những nơi khác nếu Hoa Kỳ tiếp tục đóng cửa. Và điều này sẽ đưa đến sự mất mát to lớn cho nền kinh tế, văn hóa và xã hội của chúng ta.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 4-2020
(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/01/2014 (Tăng 11 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/09/2014)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2020)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/11/2014 (Tăng 6 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2015)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/02/2008 (Tăng 6 tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2008)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/07/2006 (Lùi lại 7 tháng)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 25/07/2007)
(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & Gián tiếp): 08/02/2017
(8) - Tu Sĩ-SR: Hiệu Lực Ngay
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi là Thường trú nhân. Nếu tôi có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức thẻ Re-entry Permit), liệu tôi có thể ở nước ngòai đến hai năm và tái nhập cảnh Hoa Kỳ dễ dàng không?
- Đáp: Có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh không bảo đảm qúy vị sẽ dễ dàng tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Sau khi ở nước ngòai hơn sáu tháng, Sở di trú chắc chắn sẽ chất vấn về sự vắng mặt này. Và mỗi khi qúy vị tái nhập cảnh Hoa Kỳ, Sở di trú có quyền yêu cầu qúy vị chứng minh rằng qúy vị muốn duy trì quy chế thường trú nhân sau thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ.
- Hỏi: Ai sẽ lo âu về việc mất quốc tịch?
- Đáp: Nếu chỉ phạm một vài lỗi vô tình trên đơn xin Nhập Tịch, qúy vị không nên lo lắng về việc mất quốc tịch. Nỗ lực hủy quốc tịch của Bộ Tư Pháp chỉ nhắm vào vấn đề An Ninh Quốc Gia và Khủng Bố, Những Vi Phạm Về Nhân Quyền và Tội Ác Chiến Tranh, Tấn Công Tình Dục, Những Người Gian Lận và Những Tội Hình Sự Khác.
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra cho những người bị mất quốc tịch Hoa Kỳ?
- Đáp: Thông thường nhất, một công dân bị hủy quốc tịch sẽ bị trục xuất. Nhưng đôi khi diện của người này được hòan lại quy chế thường trú nhân và được phép ở lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc bị hủy quốc tịch có thể bị ảnh hưởng dây chuyền. Nếu một người cha, hoặc mẹ, hay người phối ngẫu bị hủy quốc tịch, chính phủ có thể tước bỏ việc nhập tịch của người con, người bạn đời hoặc những người liên hệ khác.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
(Robert Mullins International) Sở di trú USCIS vừa cập nhật những yêu cầu rõ ràng hơn về sự vắng mặt ở Hoa Kỳ của những đương đơn muốn xin nhập tịch. Sự cập nhật này quan tâm đến những lần vắng mặt hơn sáu tháng nhưng dưới một năm trong suốt 3 năm hoặc 5 năm đòi hỏi phải cư trú liên tục.
Nếu qúy vị vắng mặt ở Hoa Kỳ hơn sáu tháng nhưng dưới một năm, Sở di trú có thể quyết định rằng qúy vị đã hủy sự cư trú liên tục ở Hoa Kỳ. Nếu qúy vị hủy thời gian cư trú liên tục, qúy vị sẽ phải lập lại thời gian cư trú liên tục mới; 5 năm đối với hầu hết các đương đơn, và 3 năm đối với những người đang kết hôn với một công dân Hoa Kỳ.
Bất cứ sự vắng mặt nào trên sáu tháng đều có thể làm cho Sở di trú nghi vấn về ý định của qúy vị muốn thường trú ở Hoa Kỳ. Sở di trú sẽ phán xét về việc này. Để chứng minh không hủy đi thời gian cư trú liên tục ở Hoa Kỳ, qúy vị cần đưa ra những bằng chứng cho thấy trong suốt thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ, qúy vị vẫn muốn duy trì sự cư trú của mình. Vì thế, khi trở về Hoa Kỳ sau khi vắng mặt hơn sáu tháng, các Thường trú nhân nên mang theo bản sao những giấy tờ cần thiết để nhân viên di trú ở phi trường xem nếu được yêu cầu.
Những giấy tờ này nên gồm có một số bản thuế khai lợi tức của những năm trước, chủ quyền nhà, những bản báo cáo của ngân hàng, bằng lái xe còn hiệu lực, thư từ của chủ nhân nơi làm việc và thư giải thích sự vắng mặt dài hạn.
Điều cần thiết chứng minh cho Sở di trú thấy rằng đã có những tình huống xảy ra không kiểm sóat được đã khiến quý vị không thể trở về Hoa Kỳ dưới sáu tháng. Nếu vắng mặt vì lý do gia đình hoặc chuyện riêng tư, qúy vị nên chuẩn bị giấy tờ chứng minh chu đáo hơn.
Trường hợp xấu nhất xảy ra nếu Sở di trú quyết định rằng quý vị đã bỏ diện thường trú và qúy vị sẽ phải nộp đơn xin quy chế thường trú nhân lại. Điều này có nghĩa là quý vị sẽ phải trở về Việt Nam và chờ đợi hồ sơ bảo lãnh mới của qúy vị đáo hạn.
Sở Di Trú và Bộ Tư Pháp Nỗ Lực Hủy Quốc Tịch Của Một Số Người
Trong nhiều năm qua, Bộ Tư Pháp đã tập trung vào nỗ lực hủy quốc tịch của những kẻ tình nghi phạm tội chiến tranh, đặc biệt là bọn Phát-xít, hoặc những người đã gian dối trong hồ sơ xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Vào tháng Hai năm 2020 vừa qua, Bộ Tư Pháp đã loan báo việc thành lập một bộ phận chuyên giải quyết những hồ sơ cần hủy quốc tịch Hoa Kỳ. Họ thực hiện điều này vì có nhiều hồ sơ nghi vấn được một số cơ quan chính phủ chuyển đến, như cơ quan Thi Hành Luật Di Trú Và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) chẳng hạn.
Những nỗ lực hủy quốc tịch của Bộ Tư Pháp nhắm vào vấn đề An Ninh Quốc Gia và Khủng Bố, Vi Phạm Nhân Quyền và Tội Ác Chíến Tranh, Quấy Nhiễu Tình Dục, Gian Lận và Những Tội Ác Khác.
Vấn đề Hủy Quốc Tịch đã gia tăng từ tháng Giêng năm 2017. Đã có 228 hồ sơ hủy quốc tịch đã được Bộ Tư Pháp lưu giữ từ năm 2008, có khoảng 40% trong số này được lưu giữ trong ba năm qua. Và trong ba năm qua, hồ sơ hủy quốc tịch được chuyển đế Bộ này đã tăng 600%.
Vào tháng Chín năm 2016, Bộ Nội An nói rằng Sở di trú đã sai lầm cấp quốc tịch Mỹ cho ít nhất 858 người đã từng có lệnh bị trục xuất. Trong suốt tiến trình duyệt xét nhập tịch hóa, hồ sơ lưu trữ dấu vân tay điện tử chưa có. Hơn nữa, Bộ Nội An phát giác hồ sơ lưu trữ dấu vân tay biến mất từ hàng trăm ngàn hồ sơ với nhiều lý do khác nhau.
Năm 2019, chính phủ loan báo sẽ điều tra 700.000 công dân đã được nhập tịch. Chính phủ đã mở một văn phòng mới ở thành phố Los Angeles thuộc tiểu bang California và đang tiến hành việc thuê 300 nhân viên đặc biệt và 212 nhân sự hỗ trợ việc điều tra hủy quốc tịch, cũng như những hồ sơ gian dối để hưởng quyền lợi di trú. Văn phòng này chú trọng việc xác minh lý lịch của những di dân bị nghi ngờ lừa dối để có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Hoa Kỳ, và văn phòng này sẽ hủy quốc tịch của những cá nhân kể trên.
Từ Thế Giới Cũ Sang Thế Giới Mới
Mô hình di trú Hoa Kỳ có thể được nhìn thấy trong bốn thời kỳ chính như sau:
Thời Kỳ Nới Rộng Biên Giới: 1830-1880. Đó là thời gian đất trồng trọt rất rẻ ở Hoa Kỳ và những hứa hẹn phát triển kinh tế trong thời kỳ Cách Mạng Kỹ Nghệ thứ nhất. Điều này đã hấp dẫn người di dân đến từ Âu Châu. Tương tự, hàng chục ngàn di dân đến từ nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) vì đã xảy ra nạn đói thiếu khoai tây ở nước này từ năm 1845 đến năm 1849.
Thời Kỳ Kỹ Nghệ Hóa: 1880 - 1915: Sự hiện diện của những tàu thủy lớn chạy bằng hơi nước đã giúp cho người di dân dễ dàng vượt Đại Tây Dương và sự bành trướng của ngành đường sắt ở Âu Châu cũng giúp nhiều người di chuyển đến những hải cảng dễ dàng hơn. Năm 1892, đảo Ellis nổi tiếng ở tiểu bang Nữu Ước đã mở cửa. Đây là trạm di dân liên bang đầu tiên và mang lại cửa ngõ cho hơn 12 triệu di dân.
Thời Kỳ Tạm Dừng Lớn Nhất: 1915 - 1965. Đạo Luật Di Trú Năm 1924 đưa ra tiêu chuẩn về số di dân được nhập cảnh. Số di dân bị hạn chế từ những nước ở Nam và Đông Âu, và ngăn cấm hầu hết những di dân từ Á Châu. Thêm vào đó, thời kỳ Đại Suy Thóai tại Hoa Kỳ và hai Thế Chiến, chiến tranh Đại Hàn và khởi đầu cho cuộc chiến Việt Nam cũng làm cho vấn đề di trú phức tạp hơn vì nhiều người đã xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Thời Kỳ Di Trú Từ 1965 Đến Hiện Tại: Đạo Luật Di Trú và Quốc Tịch năm 1965 đã hủy bỏ tất cả những tiêu chuẩn phân phối số di dân trước đó dựa trên nguồn gốc quốc gia. Vấn đề đòan tụ gia đình và việc gia tăng nguồn lao động năng khiếu là hai mục đích chính của đạo luật này. Quyết định này đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc thành hình mô hình nhân khẩu Hoa Kỳ trong những thập niên sau đó, khi nhiều di dân của thế hệ tiếp theo từ Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Phi Châu đến Hoa Kỳ.
Hiện nay, người di dân đến Hoa Kỳ ngày càng khó khăn. Vì thế, nhiều quốc gia khác đã hoan nghênh chào đón người di dân. Thí dụ, các khoa học gia và kỹ sư người Ấn Độ đã đến Gia Nã Đại ngày càng nhiều. Số người Ấn Độ nhận quy chế thường trú nhân ở Gia Nã Đại đã tăng gấp đôi từ năm 2016 đến năm 2019, tăng từ 39.340 người lên 80.685 người.
Một lý do khiến nhiều người Ấn Độ đến Gia Nã Đại vì tình trạng ngày càng khó khăn để xin chiếu khán (visa) H-1B dành cho những công nhân có năng khiếu cao ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ từ chối đơn xin chiếu khán H-1B cho những nhân công mới là 24% trong chín tháng đầu tiên của năm 2019. Tỷ lệ từ chối chỉ ở mức 6% trong năm 2015.
Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đang cố gắng gia tăng vấn đề di trú hợp pháp ở nước này. Họ hoan nghênh những công nhân có năng khiếu cao, những người khó thể tìm việc làm ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy những di dân tài năng sẽ tìm những nơi khác nếu Hoa Kỳ tiếp tục đóng cửa. Và điều này sẽ đưa đến sự mất mát to lớn cho nền kinh tế, văn hóa và xã hội của chúng ta.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 4-2020
(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/01/2014 (Tăng 11 tuần)
(F-1 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/09/2014)
(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)
(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2020)
(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/11/2014 (Tăng 6 tuần)
(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2015)
(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/02/2008 (Tăng 6 tuần)
(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2008)
(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/07/2006 (Lùi lại 7 tháng)
(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 25/07/2007)
(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & Gián tiếp): 08/02/2017
(8) - Tu Sĩ-SR: Hiệu Lực Ngay
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi là Thường trú nhân. Nếu tôi có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức thẻ Re-entry Permit), liệu tôi có thể ở nước ngòai đến hai năm và tái nhập cảnh Hoa Kỳ dễ dàng không?
- Đáp: Có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh không bảo đảm qúy vị sẽ dễ dàng tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Sau khi ở nước ngòai hơn sáu tháng, Sở di trú chắc chắn sẽ chất vấn về sự vắng mặt này. Và mỗi khi qúy vị tái nhập cảnh Hoa Kỳ, Sở di trú có quyền yêu cầu qúy vị chứng minh rằng qúy vị muốn duy trì quy chế thường trú nhân sau thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ.
- Hỏi: Ai sẽ lo âu về việc mất quốc tịch?
- Đáp: Nếu chỉ phạm một vài lỗi vô tình trên đơn xin Nhập Tịch, qúy vị không nên lo lắng về việc mất quốc tịch. Nỗ lực hủy quốc tịch của Bộ Tư Pháp chỉ nhắm vào vấn đề An Ninh Quốc Gia và Khủng Bố, Những Vi Phạm Về Nhân Quyền và Tội Ác Chiến Tranh, Tấn Công Tình Dục, Những Người Gian Lận và Những Tội Hình Sự Khác.
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra cho những người bị mất quốc tịch Hoa Kỳ?
- Đáp: Thông thường nhất, một công dân bị hủy quốc tịch sẽ bị trục xuất. Nhưng đôi khi diện của người này được hòan lại quy chế thường trú nhân và được phép ở lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc bị hủy quốc tịch có thể bị ảnh hưởng dây chuyền. Nếu một người cha, hoặc mẹ, hay người phối ngẫu bị hủy quốc tịch, chính phủ có thể tước bỏ việc nhập tịch của người con, người bạn đời hoặc những người liên hệ khác.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com