(Robert Mullins International) Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã và đang làm việc để đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách khi đến Hoa kỳ. Do đó, họ đã quyết định loại bỏ việc cấp dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của công dân nước ngoài khi họ đến Mỹ. Quá trình này đã bắt đầu tại một số phi cảng của Hoa Kỳ. CBP sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại nhiều phi cảng hơn trên cả nước.
Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ
Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn. Công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ phải có bản in I-94 điện tử của họ. Du khách có thể làm như vậy thông qua trang web CBP I-94 hoặc ứng dụng di động CBP One. Bản in có thể là bằng chứng duy nhất của họ về việc được nhập cảnh hợp pháp vào đất nước này.
Công dân nước ngoài có thể tìm thấy ngày được phép “nhập cảnh cho đến…” (“admit until”) trên I-94 hiện tại của họ. Ngày này là ngày cuối cùng mà họ được phép ở lại Hoa Kỳ một cách hợp pháp.
Điều quan trọng là du khách nước ngoài phải xem lại và tải xuống mẫu I-94 điện tử của họ mỗi khi họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Đó là hồ sơ của họ về việc nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.
Những cơ quan Chính phủ cần bản in I-94 điện tử
Có một số cơ quan chính phủ cần một bản in của I-94 điện tử để xác định tình trạng nhập cư của du khách và ngày hết hạn của họ. Các cơ quan này bao gồm Nha Lộ Vận (DMV) và Sở An sinh Xã hội (SSA).
Một số văn phòng An sinh Xã hội vẫn chưa biết về việc loại bỏ dấu nhập cảnh tại các phi cảng. Công dân nước ngoài đi du lịch đến Hoa Kỳ cũng có thể cần xuất trình Mẫu I-94 điện tử cho người sử dụng lao động tiềm năng để hoàn thành Mẫu đơn I-9, dùng cho việc xác minh tính đủ điều kiện làm việc.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ
Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn. Công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ phải có bản in I-94 điện tử của họ. Du khách có thể làm như vậy thông qua trang web CBP I-94 hoặc ứng dụng di động CBP One. Bản in có thể là bằng chứng duy nhất của họ về việc được nhập cảnh hợp pháp vào đất nước này.
Công dân nước ngoài có thể tìm thấy ngày được phép “nhập cảnh cho đến…” (“admit until”) trên I-94 hiện tại của họ. Ngày này là ngày cuối cùng mà họ được phép ở lại Hoa Kỳ một cách hợp pháp.
Điều quan trọng là du khách nước ngoài phải xem lại và tải xuống mẫu I-94 điện tử của họ mỗi khi họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Đó là hồ sơ của họ về việc nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.
Những cơ quan Chính phủ cần bản in I-94 điện tử
Có một số cơ quan chính phủ cần một bản in của I-94 điện tử để xác định tình trạng nhập cư của du khách và ngày hết hạn của họ. Các cơ quan này bao gồm Nha Lộ Vận (DMV) và Sở An sinh Xã hội (SSA).
Một số văn phòng An sinh Xã hội vẫn chưa biết về việc loại bỏ dấu nhập cảnh tại các phi cảng. Công dân nước ngoài đi du lịch đến Hoa Kỳ cũng có thể cần xuất trình Mẫu I-94 điện tử cho người sử dụng lao động tiềm năng để hoàn thành Mẫu đơn I-9, dùng cho việc xác minh tính đủ điều kiện làm việc.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp