Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû. Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là:
- Từ 18 tuổi trở lên,
- Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
- Đậu cuộc thi về Anh ngữ và công dân,
- Có nhân cách tốt.
Luật di trú rất phức tạp, chính vì thế có một số ngoại lệ và sự lưạ chọn theo bốn đòi hỏi căn bản như sau:
- Nếu bạn là một thường trú nhân dưới 18 tuổi, cha hoặc mẹ có quốc tịch Hoa Kỳ của bạn có thể nộp đơn xin quốc tịch cho bạn, với mẫu đơn N-600.
- Đối với người lớn tuổi, luật di trú đưa ra một số quan tâm đặc biệt như sau:
a/ Nếu bạn đã trên 50 tuổi và đã từng là một thường trú nhân tại Hoa Kỳ trên 20 năm, bạn sẽ không cần phải thi Anh ngữ, nhưng bạn sẽ phải thi về đề tài công dân với ngôn ngữ mà bạn tự chọn.
b/ Nếu bạn trên 55 tuổi và đã từng là một thường trú nhận tại Hoa Kỳ trên 15 năm, bạn sẽ được miễn thi Anh ngữ, nhưng bạn sẽ phải đậu cuộc thi công dân với ngôn ngữ mà bạn tự chọn.
c/ Nếu bạn trên 65 tuổi và đã sống như một thường trú nhân tại Hoa Kỳ trên 20 năm, bạn sẽ không phải thi Anh ngữ, và bạn chỉ cần trải qua một cuộc thi về đề tài công dân với những câu rất đơn giản theo ngôn ngữ mà bạn tự chọn.
- Những người có diện Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP) đã nhận được Thẻ Xanh theo luật mới về diện PIP, có thể nộp đơn xin quốc tịch ngay khi trở thành thường trú nhân. Họ không cần phải đợi 5 năm sau khi có Thẻ Xanh. Lý do là họ đã nhập cảnh Hoa Kỳ trên 5 năm và vì thế họ đã hội đủ điều kiện về thời gian cư trú tại Hoa Kỳ.
- Đối với diện vợ, chồng hoặc hôn phu, hôn thê (fiancee) của công dân Hoa Kỳ: Sau khi đến Hoa Kỳ, người vợ, chồng, hoặc hôn thê, hôn phu của công dân Hoa Kỳ thông thường sẽ nhận được loại Thẻ Xanh Có Điều Kiện. Sau 2 năm, những người này sẽ phải nộp một tờ đơn khác để xin chuyển sang diện thường trú nhân chính thức. Nhưng họ có thể nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ sau khi họ trở thành thường trú nhân được 3 năm, tính từ ngày ghi trên Thẻ Xanh Có Điều Kiện đầu tiên.
Còn tất cả những di dân và người tị nạn phải là thường trú nhân trong 5 năm mới có thể nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.
Trong một số trường hợp, những người bệnh hoạn về thể chất hay tinh thần có thể được miễn thi Anh ngữ và công dân. Để được miễn việc thi quốc tịch, họ sẽ phải nộp mẫu đơn I-648 chung với mẫu đơn N-400 xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
Hỏi-Đáp Di Trú:
- Hỏi: Tôi thuộc diện Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP), và đã được chấp thuận có Thẻ Xanh theo luật mớị Điều đó có nghĩa là tôi có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ bất cứ lúc nàọ Vợ tôi là thường trú nhân, vậy cô ấy có thể xin nhập tịch cùng với tôi được không?
-Đáp: Luật mới về diện PIP chỉ áp dụng cho những người đến Mỹ theo diện PIP. Vợ của bạn phải có đủ thời gian cư trú theo đòi hỏi thường lệ trước khi nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
- Hỏi: Chồng tôi đã có Thẻ Xanh. Anh ấy trở về Việt Nam 5 tháng trước vì cha đau nặng. Bác sĩ nói cha của anh ấy sẽ có thể mất sớm. Điều gì sẽ xảy ra nếu chồng tôi sống bên ngoài Hoa Kỳ hơn 6 tháng nhưng dưới 1 năm?
-Đáp: Để không bị đánh mất thời gian cư trú 5 năm theo luật định, chồng của bạn phải thu thập những bằng chứng cho thấy phải ở ngoài Hoa Kỳ vì cha đau nặng. Những bằng chứng này là các bản báo cáo y khoa và giấy khai tử của người cha. Chồng của bạn cũng có thể chứng minh rằng ông ấy không đi làm ở ngoại quốc, và ông ấy vẫn còn giữ lại nhà cửa và các nguồn tài chánh ở Hoa Kỳ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.