Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh và những đơn từ, giấy tờ phụ trợ khác, nên hiểu rằng họ không chỉ làm công việc điền đơn là xong. Họ cần biết chính xác tình trạng hồ sơ của mình để có thể hoàn tất hồ sơ với kết quả mỹ mãn. Với những hồ sơ phức tạp, họ cần biết áp dụng những kinh nghiệm đa diện về di trú để giải quyết. Khi cần giải thích với Tổng lãnh sự, họ không chỉ sử dụng Anh ngữ thuần túy mà còn cần dùng những ngôn ngữ tranh luận có tính ngoại giao để tránh tình trạng sử dụng Anh ngữ đối chọi nhau hay sử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ thứ hai. Khi được yêu cầu giải thích, họ cần trả lời tất cả những câu hỏi hoặc những vấn đề nghi vấn. Những điều cần phải nhấn mạnh hơn nữa là họ nên suy nghĩ rằng nên tự làm hồ sơ, hoặc ghé một nhân viên làm giấy tờ nào đó ở gần địa phương cho "thuận tiện", hay nên tìm kiếm những văn phòng chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm. Xin nhớ rằng, một khi hồ sơ bị từ chối, khó khăn sẽ gấp 10 lần để có thể vượt qua trở ngại này, kể cả những hồ sơ đơn giản như xin chiếu khán xuất cảnh diện du lịch hay công việc.
Trong một bài viết mới đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này. Sau đây là Phần 2 các thông tin được cập nhật liên quan đến công việc của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, được soạn thảo bởi luật sư John Combs thuộc Hiệp Hội Các Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ.
- Vấn đề khám sức khỏe: Việc khám sức khỏe được thực hiện ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh viện phục vụ bệnh nhân không cần hẹn trước, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 7 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Các đương đơn phải xuất trình sổ thông hành (hộ chiếu) Việt Nam còn giá trị và một lá thư chính thức của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ mới có thể được khám sức khỏe. Kết quả khám sức khỏe sẽ được niêm phong và được trao cho các đương đơn hai ngày sau, từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Nhân viên bệnh viện ít khi thảo luận về kết quả khám sức khỏe. Vì thế, các đương đơn sẽ không thể biết vấn đề khám sức khỏe có thể gây trở ngại khi nhận chiếu khán (visa). Phương thức mới về việc chụp hình phổi khó khăn hơn kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2008. Trong trường hợp này, các đương đơn bị lao phổi có thể sẽ phải trả phí tổn cho việc điều trị lâu dài.
- Các vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh: Những người bảo trợ tài chánh, bao gồm người bảo lãnh, các thành viên trong gia đình và những người phụ bảo trợ, phải chắc chắn rằng họ đã điền chính xác và đầy đủ mẫu đơn I-864, và đính kèm tất cả những mẫu đơn thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ trợ khác được yêu cầu. Hầu hết những trở ngại chung khi làm đơn I-864 là không cung cấp đầy đủ những giấy tờ phụ trợ lúc phỏng vấn, và người bảo lãnh không tính chính xác số người trong gia đình ở Phần 4C của mẫu đơn I-864. Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) thường chỉ kiểm xem mẫu đơn đã điền đầy đủ hay không mà thôi. Họ thường không kiểm nội dung kê khai và những giấy tờ phụ trợ. Điều này là công việc của Tổng lãnh sự.
- Những đơn đặc biệt và giấy tờ phụ trợ: Các đương đơn không đủ bằng chứng liên hệ huyết thống có thể được yêu cầu thử DNA với người bảo lãnh. Nhân viên lãnh sự sẽ cung cấp các thông tin liên quan cho các đương đơn. Người bảo lãnh có thể yêu cầu được nhận các thông tin này qua bưu điện từ phòng thông tin của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.
- Vấn đề xin con nuôi: Trang nhà điện tử của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có những thông tin cập nhật tại địa chỉ: http://hanoi.usembassy.gov/orphan_visa.html. Xin lưu ý rằng Hiệp Định Trẻ Nuôi Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ chấm dứt vào tháng 9 năm 2008, và sau đó, vấn đề xin con nuôi sẽ không thể tiến hành cho đến khi một bản hiệp định mới được hai nước ký kết. Bản hiệp định mới có thể được ký kết sau đó một năm hoặc hơn.
- Văn phòng di trú USCIS tại Sài Gòn: Văn phòng di trú USCIS tại thành phố Sài Gòn tọa lạc cách Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ hai con phố, trên lầu 8 của khu thương mại Diamond Plaza, số 34 Lê Duẩn. Phòng di trú USCIS chấp nhận đơn bảo lãnh các diện trực hệ nếu người bảo lãnh có quốc tịch Mỹ và những người được bảo lãnh đều cư ngụ ở Việt Nam. Địa chỉ điện thư liên lạc: E-mail: CIS-HCMC.Inquiries@DHS.gov. Điện thoại: (+84) (8) 823-5395.
Ban Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) có văn phòng tọa lạc ở số 65 đường Lê Lợi, Quận 1, Saigon Center, lầu 9. Các Thường trú nhân Hoa Kỳ mất Thẻ Xanh lúc đang ở Việt Nam sẽ đến văn phòng Ban Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan. Văn phòng này sẽ cấp thư di chuyển cho các đương đơn đến xin trực tiếp, và mang theo bản chính hay bản sao tất cả những giấy tờ có liên quan đến lý lịch do chính phủ Hoa Kỳ cấp trước đây, bao gồm những giấy tờ di trú, và bất cứ giấy tờ nào được cấp bởi các cơ quan chính phủ thuộc tiểu bang hay liên bang, số ngoại kiều "A", hai tấm hình cá nhân, và một vé máy bay đã ấn định ngày rời khỏi Việt Nam. Thủ tục duyệt xét từ hai ngày đến một tuần lễ. Một số trường hợp cần chờ lâu hơn. Nếu Thẻ Xanh bị thất lạc hay bị mất cắp và cần thay cái mới, đương đơn phải trả tiền lệ phí làm thẻ mới.
- Liên hệ công việc với Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn: Tình trạng làm giả hồ sơ ở Việt Nam vẫn gây nhiều khó khăn cho những hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng và diện hôn thê/hôn phu đang được duyệt xét. Vì lý do này, người ta thường nghĩ rằng Lãnh sự ở Sài Gòn khó khăn hơn các tòa lãnh sự ở những quốc gia khác.
- Các hồ sơ tỵ nạn và tái định cư: Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo (HRS) của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn giải quyết những hồ sơ Trẻ Á Châu Lai Mỹ và Tái Định Cư. Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo dành cho những người hội đủ tiêu chuẩn Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) nhưng chưa bao giờ được phỏng vấn bởi chương trình này. Thông tin về tình trạng cứu xét hồ sơ Tái Định Cư Nhân Đạo (HR) chỉ được cung cấp cho các đương đơn mà thôi; không cung cấp cho luật sư và các đại diện. Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo làm việc tại Tòa Lãnh sự ở số 4 Lê Duẩn. Điện thoại: (+84) (8) 829-2804.
- Vài lời khuyên: Nhiều "công ty dịch vụ" dán quảng cáo ở gần Tòa Lãnh sự. Hầu hết các "công ty" này không cung cấp bất cứ dịch vụ nào thật sự và thực tế làm nhiều điều hại hơn là tốt.
Để có những trợ giúp đáng tin cậy, các đương đơn có thể liên lạc với văn phòng Tổ Chức Quốc Tế Về Di Trú (IOM) tại Sài Gòn. Thêm vào đó, một tổ chức tư nhân đã từng phục vụ các đương đơn người Việt xin chiếu khán từ giữa thập niên 1980 là Robert Mullins International, có văn phòng đại diện Rạng Mi ở Sài Gòn, địa chỉ: số 42 đường Đặng Thị Nhu, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. Số điện thoại: (848) 914-7638. Trang nhà điện tử: www.rmiodp.com.
Các điều lệ về việc kết hôn giữa người Việt Nam và người ngoại quốc đã bớt nhiêu khê hơn trước. Hiện nay tất cả giấy tờ có thể thực hiện ở Việt Nam mà không cần "Giấy chứng nhận độc thân" hay giấy khám sức khỏe từ Hoa Kỳ. Cả hai bên có mặt trong ngày ký giấy kết hôn được xem là có giá trị theo luật Việt Nam hiện nay. Bằng chứng về các lễ nghi đính hôn và các nghi lễ truyền thống khác rất cần thiết, nhưng Lãnh sự cũng chú tâm rất nhiều đến việc liên lạc giữa hai bên và những chuyến thăm viếng của người bảo lãnh.
- Những lời khuyên về du lịch: Các công dân Mỹ cần có chiếu khán nhập cảnh Việt Nam. Chiếu khán do Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự Việt Nam cung cấp. Các thông tin liên hệ có thể tìm hiểu qua trang nhà www.vietnamembassy-usa.org/consular_services/ Các công dân Mỹ thăm Việt Nam được khuyến khích đến ghi tên tại Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn hay Tòa Đại sứ tại Hà Nội, bằng cách đến trực tiếp hay gửi fax, hoặc trên mạng (on-line), nếu cuộc thăm viếng nhiều hơn vài ngày.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tại sao Hiệp Định Trẻ Nuôi Hoa Kỳ - Việt Nam có vẻ như sẽ không được gia hạn sau tháng Chín 2008?
- Đáp: Chính phủ Hoa Kỳ có những luật lệ nghiêm khắc về việc nhận con nuôi và nhiều hồ sơ không đủ bằng chứng cho thấy đứa trẻ được nhận nuôi được tiến hành bất hợp pháp. Tương tự, ngay cả nhiều loại cán bộ ở Việt Nam bị khám phá đã điều hành bất hợp pháp, nhưng họ không hề bị trừng phạt.
- Hỏi: Em của tôi vừa đến Hoa Kỳ với chiếu khán di dân. Trước khi nhận Thẻ Xanh, em tôi có thể trở về Việt Nam để giải quyết một số công việc và sau đó lại dùng chiếu khán di dân dể tái nhập cảnh Hoa Kỳ?
- Đáp: Chiếu Khán Di Dân là loại chiếu khán chỉ được cấp một lần và dùng một lần. Nếu em của anh muốn trở về Việt Nam trước khi có Thẻ Xanh, anh ta sẽ cần xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit). Hiện nay, việc xin Giấp Phép Tái Nhập Cảnh mất thời gian khá lâu, vì thế, anh ấy có thể nhận được Thẻ Xanh trước khi nhận được Giấy Phép Tái Nhập Cảnh.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.