Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch. Xem thường luật pháp là điều không thể được tha thứ.
Bên cạnh việc thi phần Anh ngữ và Công dân, các đương đơn xin nhập tịch phải là người có "nhân cách đạo đức tốt" trong thời gian 5 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, hoặc nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, phải có "nhân cách đạo đức tốt" trong thời gian 3 năm trước nộp đơn xin nhập tịch.
Sở di trú sẽ quyết định về các đương đơn không có nhân cách đạo đức tốt trong những trường hợp sau đây:
- Những người phạm tội sát nhân ở bất cứ thời gian nào hay phạm những trọng tội sau ngày 29 tháng 11 năm 1990 sẽ bị tước bỏ mãi mãi quyền xin nhập tịch.
- Những người sẽ bị ngăn cấm xin nhập tịch nếu, trong thời gian 5 năm trước khi nộp đơn, vi phạm từ một tội trở lên liên quan đến những việc xấu xa về đạo đức, hay vi phạm từ 2 tội trở lên mà án phạt tổng cộng trên 5 năm tù, hoặc vi phạm bất cứ điều nào liên quan đến luật căn bản được kiểm soát (trong luật này bao gồm nhiều điều liên quan đến các dược chất gây nghiện, vũ khí, chất nguyên tử, tài sản trí tuệ...); ngoại trừ vi phạm chỉ một tội tàng trữ ít hơn 30 gram cần sa.
Những người sau đây cũng bị cấm xin nhập tịch nếu ở trong những trường hợp như sau:
- Họ bị tù hơn 180 ngày trong suốt 5 năm trước khi nộp đơn.
- Họ từng bị kết án vì tội cờ bạc bất hợp pháp từ hai lần trở lên, hoặc lợi tức của họ hầu hết được kiếm từ những vụ cờ bạc phi pháp.
- Họ từng vi phạm những tội ác liên quan đến thương mại, hoặc buôn người bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
- Họ là những người nghiện rượu, hoặc những người chủ trương chủ nghĩa đa thê/đa phu.
- Họ thiếu sót hoặc từ chối cấp dưỡng con vị thành niên.
- Họ cho những lời khai giả mặc dù đã tuyên thệ nói sự thật để được một lợi ích nào đó từ Đạo luật Di trú và Quốc gia.
Các đương đơn xin nhập tịch phải tiết lộ tất cả lịch sử phạm tội của mình cho cơ quan di trú USCIS biết, mặc dù tội này không bị cấm nhập tịch, hoặc tội đã được bãi bỏ.
Cơ quan di trú USCIS không thể chấp thuận đơn xin nhập tịch nếu người này vẫn còn án treo, đang trong thời gian thử thách hay bản án đang được trì hoãn. Vì thế, điều tốt nhất cho các đương đơn là nên đợi cho đến khi án treo, thời gian thử thách hoặc bản án đang trì hoãn được kết thúc.
Nếu các đương đơn đang đối diện với việc bị bắt giữ, bị trát tòa hay bị sắp bị kết tội... nên tham khảo với một luật sư di trú trước khi nộp đơn xin nhập tịch.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Con trai tôi trở thành thường trú nhân khi cháu 27 tuổi. Cháu có cần ghi danh thi hành bổn phận quân dịch không?
- Đáp: Những người có quy chế thường trú nhân sau 26 tuổi không cần ghi danh thi hành bổn phận quân dịch.
- Hỏi: Tôi bị bắt về tội trộm cắp ở cửa hàng một vài năm trước đây nhưng tội danh này đã bị huỷ bỏ vì lúc đó tôi còn nhỏ. Tôi có phải khai điều này trong đơn xin nhập tịch không?
- Đáp: Các đương đơn xin nhập tịch phải khai tất cả lịch sử phạm tội của mình cho sở di trú USCIS mặc dù tội này không bị ngăn trở xin nhập tịch, hoặc các tội danh đã bị hủy bỏ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
=END=