Bảo Lãnh Con Nuôi Ở Việt Nam (Phần 2)

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 200700:00(Xem: 45023)
Bảo Lãnh Con Nuôi Ở Việt Nam (Phần 2)

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2008

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Bước đầu tiên trong nỗ lực nhận nuôi một đứa trẻ ở Việt Nam là phải hiểu rằng đứa trẻ này phải "mồ côi". Theo luật định, một đứa trẻ trở thành mồ côi nằm trong ba trường hợp sau đây:

1- Bị bỏ rơi: Mẹ ruột bỏ rơi đứa trẻ sau khi sinh trong một bệnh viện hay trung tâm y tế, hoặc
2- Đứa trẻ được tìm thấy bị bỏ rơi và được đưa vào cô nhi viện, hoặc
3- Cha, mẹ ruồng bỏ đứa trẻ và bỏ đứa trẻ vào cô nhi viện.

Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, trong khi cơ quan Pearl S. Buck hoạt động tại Hà Nội, Sài Gòn và Khánh Hòa.

Qúy vị sẽ phải làm việc với các cơ quan này. Qúy vị không thể tự làm trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam. Các cơ quan này sẽ hướng dẫn các cha mẹ muốn nhận con nuôi những bước cần hoàn tất hồ sơ ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Trang nhà điện tử của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cung cấp toàn bộ thông tin liên hệ bằng tiếng Việt và tiếng Anh ở địa chỉ: http://vietnam-usembassy.gov.

Mới đây, bà Maura Harty, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Công tác Lãnh sự đã viếng thăm Việt Nam và có nhận định về thủ tục nhận con nuôi ở nước này như sau:

"Chúng tôi cần chắc chắn rằng phương pháp tiến hành việc nhận con nuôi ở Việt Nam phải minh bạch với mọi người liên hệ, và cũng mang lại việc bảo vệ tốt nhất có thể được cho các trẻ em, cho các cha mẹ ruột, và cho các công dân Hoa Kỳ muốn nhận con nuôi. Chúng tôi phải hoàn toàn tin tưởng rằng bất cứ đứa trẻ nào sẽ được nhận làm con nuôi hợp pháp, phải là đứa trẻ mồ côi thật sự. Chúng tôi phải vô cùng đoan chắc rằng chương trình (nhận con nuôi) này hoàn toàn không có tệ nạn tham nhũng và làm sai lạc về thân phận của đứa trẻ được nhận làm con nuôi.

Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian càng nhanh càng tốt, sẽ có luật mới về việc nhận con nuôi, để tất cả chúng ta có thể hiểu luật này ra sao, và có những hình phạt dành cho những người phạm luật. Những người không tuân theo những điều luật và luật pháp đó, sẽ không thể tham gia chương trình nhận con nuôi.

Ở quốc gia chúng tôi không bao giờ khoan thứ cho việc mua và bán trẻ em. Chúng tôi muốn làm việc thật nhiều với đại diện chính quyền Việt Nam để đoan chắc rằng việc mua bán trẻ em sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi có một số quan tâm, và đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây, bàn về những quan tâm kể trên, để thực hiện chương trình này một cách tốt đẹp nhất".

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2008

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 01-02-2002 (Tăng 3 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 22-02-2003 (Tăng 5 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 22-11-1998 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 08-05-2000 (Tăng 4 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 08-07-1997 (Tăng 2 tuần)

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Ba, 04 Tháng Mười 2016(Xem: 23813)
A permanent resident who has remained outside the United States for longer than one year, or beyond the validity period of a Re-entry Permit, will require a new immigrant visa to enter the United States and resume permanent residence. There is a returning resident special immigrant visa called the SB-1.
Thứ Ba, 14 Tháng Sáu 2016(Xem: 22795)
The State Department has told all consulates that they could return petitions to CIS in the US only if they had good reason to do so. This means that the consular officer must have some information that was not available when CIS approved the petition.
Chủ Nhật, 29 Tháng Năm 2016(Xem: 25980)
In the United States, if we look at Mr. Obama’s Presidential Job Approval Ratings, we see that in May this year, only 51% of Americans were satisfied with his work. His approval ratings from January 2009 till now have an average rating of only 47%.
Thứ Tư, 27 Tháng Tư 2016(Xem: 25037)
In October 2009, the President signed a new law that allows eligible widows or widowers of U.S. citizens to qualify for permanent resident status regardless of how long the couple was married. Repeat,regardless of how long the couple was married.
Thứ Năm, 21 Tháng Tư 2016(Xem: 24684)
President Obama is facing the very real possibility of a deadlock at the Supreme Court.
Thứ Tư, 06 Tháng Tư 2016(Xem: 24326)
On a recent show, we talked about residence requirements for Naturalization purposes.
Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2016(Xem: 26812)
Every year, we bring you an update of visa activities at the US Consulate General in Saigon.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2016(Xem: 23351)
During the first week of April, over 100,000 hopeful job seekers will send their H1-B applications to USCIS. CIS will return the forms and fees to more than 40,000 of these applicants.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2016(Xem: 20280)
There are a number of requirements you have to meet in order to qualify for U.S. citizenship. Among the most complicated of these are the residency requirements, which look at how long you've been living in the U.S. and your immigration status during that time.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2016(Xem: 20571)
On February 25, 2016, US CIS provided new guidance in the USCIS Policy Manual on the general policies and procedures for adjustment of status to lawful permanent residence.