Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 1)

Thứ Tư, 01 Tháng Mười 201400:00(Xem: 28766)
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 1)


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Thật là dễ dàng cho những người Việt có tuổi nhớ lại những biến cố sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng, với những thế hệ trẻ hơn, chúng tôi muốn tóm tắt những biến cố mà người di dân Việt Nam đã trải qua.

Trong bốn thập niên vừa qua, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những nhóm kiều dân đông nhất tại Hoa Kỳ. Di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ hình thành trong ba giai đoạn, và giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ biến cố kinh hoàng 1975 khi chiến tranh chấm dứt.

Sài Gòn thất thủ đưa đến làn sóng di tản được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ với số người tỵ nạn lên đến khoảng 125.000 người. Nhóm tỵ nạn đầu tiên này phần lớn là quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, những cư dân thành thị, những chuyên gia. Phần lớn trong số này có liên hệ với chính phủ miền Nam và quân đội Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, họ là những 'đối tượng" mà nhà cầm quyền mới rất quan tâm.

Vào cuối thập niên 1970, nhóm người tỵ nạn Việt Nam thứ hai đến Hoa Kỳ trong làn sóng "thuyền nhân" tỵ nạn kinh hoàng và bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến cuối thập niên 1980. Nhóm di dân này phần lớn xuất phát từ những vùng thôn quê hẻo lánh gần sông, biển. Trong số này có một số người dân tộc Hoa phải trốn thoát vì sự ngược đãi tại Việt Nam.

Những người Việt trở thành "thuyền nhân" hoặc "bộ nhân" phải trốn thoát khỏi Việt Nam vì những chính sách mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng về chính trị, kinh tế và nông nghiệp dựa trên tư tưởng của chủ thuyết cộng sản. Những chính sách này bao gồm "trại cải tạo", cưỡng bách tái định cư ở những "vùng kinh tế mới" và đầy đọa các cựu quân nhân và viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những người vẫn còn tư tưởng ủng hộ chính nghĩa của nền dân chủ tự do ở miền Nam. Hầu hết những "thuyền nhân" đều liều mạng sống của mình đến những trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á và chờ đợi để được tái định cư ở một nước thứ ba.

Có sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân thuần túy và một người tỵ nạn. Người di dân muốn đi vì cuộc sống mới, trong khi người tỵ nạn bị buộc phải trốn thoát để tự cứu chính mình. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận 530.000 người tỵ nạn và những người muốn lánh cư Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2000.

Nhóm người di dân Việt Nam thứ ba đến Hoa Kỳ từ thập niên 1980 đến thập niên 1990 qua Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) khởi sự từ năm 1979. Nhóm người di dân này bao gồm các cựu quân nhân từng bị tù "cải tạo" với chương trình HO, diện con lai Mỹ và một số người trong diện tỵ nạn đặc biệt.

Kể từ sau cuộc chiến chấm dứt vào năm 1975, số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng khoảng từ 231.000 người trong năm 1980 lên đến gần 1 triệu 300 ngàn người vào năm 2012, trở thành số dân ngoại kiều đông đứng hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự tăng nhanh này xảy ra trong thập niên 1980 và 1990, khi số di dân Việt Nam gần như tăng gấp đôi trong mỗi thập niên. Mặc dù người tỵ nạn bao gồm hai làn sóng di dân Việt Nam đầu tiên, nhưng cuộc di dân sau đó hầu hết là những di dân đoàn tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ.

Hầu hết di dân Việt Nam (99%) nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân trong năm 1982 là người tỵ nạn. Ngược lại, chỉ có 2% di dân Việt Nam có Thẻ Xanh trong năm 2012 là người tỵ nạn, trong khi 96% có Thẻ Xanh qua việc đoàn tụ gia đình. Phần lớn những người định cư mới đây là thân nhân của những người tỵ nạn và con lai Mỹ đã đến Hoa Kỳ trước đây.

Dân số người Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay gần 2 triệu người, bao gồm những người sinh ở Việt Nam hoặc có nguồn gốc Việt Nam.

Tổng số tiền được gửi về Việt Nam khoảng 11 tỷ Mỹ kim trong năm 2013, tương đương khoảng 6% tổng sản lượng nội địa của Việt Nam. Số tiền gửi về Việt Nam đã tăng gấp 10 lần kể từ cuối thập niên 1990.

Hiện nay, 40% dân số Việt Nam sống tại Quận hạt Orange County, miền Nam tiểu bang California. Số dân khác nhỏ hơn thành lập những cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose, Bắc California và thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, và vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Người di dân Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ trong khi vẫn giữ gìn trọn vẹn những truyền thống Việt và những giá trị tôn giáo. Những căn bản giá trị truyền thống của họ bao gồm những kỳ vọng về sự thành đạt học vấn cao và mối liên hệ gia đình thật gắn bó. Vì đặt nặng vấn đề giáo dục, tỷ lệ sự thành đạt nhanh chóng của người Việt hiện nay đã ở những vị trí đáng phục trong những ngành nghề chuyên nghiệp, quản trị và kinh doanh, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật cao cấp và trong những nơi chuộng về điện tử như Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley. Chỉ trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Việt đã đóng góp đáng kể vào xã hội Hoa Kỳ. Nhiều người đã đóng góp trực tiếp vào những công việc của chính phủ. Tại nhiều thành phố khác nhau ở California, bao gồm San Jose, Westminster và Garden Grove, nhiều người Việt Nam đang phục vụ trong những công sở, nhiều người khác đang phục vụ ở những văn phòng với quy chế cấp tiểu bang.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thái độ ra sao với chương trình di dân vào đầu thập niên 1980?

- Đáp: Người Việt nào muốn di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1980 đã gặp rất nhiều những trở ngại phải vượt qua, thông thường họ phải lo lót "tiền trà nước" với các cán bộ địa phương. Để có bản sao những giấy tờ hộ tịch, muốn xin sổ thông hành (hoặc hộ chiếu) và muốn có tên trong danh sách của những người được chấp thuận phỏng vấn với nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ đều phải lo lót tiền bạc. Thêm vào đó, họ phải trả nhiều loại tiền hải quan rất vô lý nếu muốn nhận thuốc men, quần áo… từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về. Và những cán bộ địa phương thường rất để ý những người thường nhận quà từ ngoại quốc và có toan tính ra đi.

- Hỏi: Khi nào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về vấn đề di dân thay đổi?

- Đáp: Sau hết, các cán bộ nhà nước quan sát và nhận ra rằng những người định cư ở Hoa kỳ thường xuyên gửi tiền cho thân nhân còn ở lại Việt Nam. Những cán bộ nhà nước này đã đủ khôn ngoan để thả lỏng vấn đề di dân nhằm hưởng lợi từ những đồng tiền ở nước ngoài gửi về. Khi vấn đề ngoại giao được nối lại với Hoa Kỳ vào năm 1994, người ta đã thấy không còn nhiều những phí tổn "đặc biệt" cần phải chi để có tên trên danh sách phỏng vấn hoặc xin hộ chiếu nữa.

- Hỏi: Trong quan điểm của Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, khi nào người di dân Việt Nam trở thành người di dân bình thường?

- Đáp: Cho đến cuối thập niên 1990, các nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ và các viên chức Sở di trú xem những đương đơn người Việt Nam xin chiếu khán (visa) như những hồ sơ đặc biệt vì họ đã sống còn sau cuộc chiến và những gian khổ mà nhà cầm quyền đặt lên họ. Tuy nhiên, với thời gian trôi qua, nhiều người trẻ đã bắt đầu làm việc với Bộ Ngoại Giao và Sở di trú Hoa Kỳ, những người Việt Nam xin chiếu khán di dân được cứu xét kỹ lưỡng giống như những đương đơn ở các quốc gia khác.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 14 Tháng Tư 2024(Xem: 407)
(Robert Mullins International) Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét. Sau khi Sở di Trú chấp thuận đơn bảo lãnh, nếu đương đơn sống bên ngoài Hoa Kỳ, Sở Di Trú sẽ thông báo cho NVC, và quá trình duyệt xét sơ bộ tại NVC có thể bắt đầu nếu đơn bảo lãnh đến hạn.
Thứ Hai, 08 Tháng Tư 2024(Xem: 1024)
(Robert Mullins International) Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1. Ngân sách liên bang mới có bao gồm việc tăng tiền dành cho di dân và thực thi biên giới. Vào ngày 22 tháng 3, Quốc hội đã phê duyệt ngân sách 1.2 nghìn tỷ Mỹ kim để tiếp tục cho các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ. Trong ngân sách mới này, Đảng Cộng hòa nhấn mạnh mong muốn tăng chi tiêu để làm giảm tình trạng di dân bất hợp pháp tại biên giới Hoa kỳ-Mexico.
Chủ Nhật, 31 Tháng Ba 2024(Xem: 1120)
(Robert Mullins International) Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới. Nếu Quốc hội ban hành luật, Đạo luật Biên giới đó cũng sẽ ít có tác động đến các yếu tố thu hút người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Quá dễ dàng đối với những người di dân không có chiếu khán để vào Hoa Kỳ, và họ được an toàn một cách hợp lý khỏi bị trục xuất sau khi đã vào trong nội địa của đất nước.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 1937)
(Robert Mullins International) Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ. Bộ An ninh Nội địa cho biết, trong ba năm, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã trục xuất nhiều người di dân hơn chính quyền ông Trump trong bốn năm. Điều này là đúng, theo thống kê.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 1876)
(Robert Mullins International) Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4. Quốc tịch Hoa Kỳ tốn bao nhiêu? Các chi phí thì khác nhau. Mẫu đơn xin nhập tịch N-400 hiện có giá là $640 khi nộp đơn bằng giấy, hoặc $725 bao gồm phí lấy dấu vân tay, được gọi là "sinh trắc học". Vào ngày 1 tháng 4, giá của cả hai đều tăng lên $760.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 2195)
(Robert Mullins International) Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Thứ Hai, 26 Tháng Hai 2024(Xem: 1797)
(Robert Mullins International) Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) gần đây đã công bố dự báo trong 10 năm. Họ nói rằng trong mười năm tới, tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ sẽ cao hơn dự kiến 7 nghìn tỷ Mỹ kim, và thâm hụt liên bang sẽ thấp hơn 1 nghìn tỷ Mỹ kim so với dự kiến. Tại sao? Là do nhập cư.
Thứ Hai, 19 Tháng Hai 2024(Xem: 2312)
(Robert Mullins International) Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú: 1. Xin tị nạn là cách chắc chắn nhất để người di dân ở lại Hoa Kỳ. Có 3 triệu hồ sơ xin tị nạn tồn đọng tại các tòa án di trú, vì vậy các hồ sơ phải chờ nhiều năm trời mới có quyết định. Và trong những năm đó, những người xin tị nạn được bảo vệ khỏi bị trục xuất và được phép làm việc tại Hoa kỳ. 2. Hãy xem YouTube và TikTok để biết những người di dân đến biên giới Hoa Kỳ và nhập cảnh vào Hoa Kỳ bất hợp pháp như thế nào. Những người di dân từ Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ đang thực hiện những hành trình dài và nguy hiểm để đến Hoa Kỳ vì họ tin chắc rằng một khi đến được Hoa Kỳ, họ sẽ có thể ở lại. Mãi mãi. Và hầu như họ luôn luôn đúng.
Chủ Nhật, 18 Tháng Hai 2024(Xem: 2187)
(Robert Mullins International) Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng di dân toàn cầu đang tăng tốc. Hàng năm, người di dân quốc tế chiếm khoảng 3% dân số thế giới và hàng năm, có khoảng 10% tổng số người di dân quốc tế là người tị nạn, chiếm 0,3% dân số thế giới. Những con số này vẫn ổn định, tỷ lệ phần trăm này vẫn ổn định đáng kể trong 50 năm qua.
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 2024(Xem: 2759)
(Robert Mullins International) Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024. Thiếu hụt nhân viên ngành y tế và giáo dục - Ngành y tế và giáo dục ở Hoa Kỳ tiếp tục cần một số lượng đáng kể các nhân viên chuyên nghiệp. Hoa Kỳ dự kiến sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt từ 37,800 đến 124,000 bác sĩ vào năm 2034. Tổng nguồn cung y tá được cấp phép giảm hơn 100,000 từ năm 2020 đến năm 2021. Trong khi đó, ngành giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giáo sư và các chuyên gia khác chất lượng hàng đầu, và đại dịch gần đây đã làm tăng nhu cầu đó.