Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?

Thứ Tư, 29 Tháng Mười 201400:00(Xem: 26458)
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?
Di Dân Việt Nam: Một Đời Sống Tốt Đẹp Hơn Ở Hoa Kỳ (Phần 5) Đi Mỹ Hay Ở Lại Việt Nam?

*


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong những bài viết cùng chủ đề vừa qua, chúng ta đã nói về những khó khăn và thách thức mà mỗi người di dân mới sẽ đối diện tại Hoa Kỳ. Học văn hóa mới, cố gắng học ngôn ngữ mới, và cần việc làm nhanh chóng là những đòi hỏi cần quan tâm một cách cẩn trọng trước khi người sắp di dân nộp đơn xin chiếu khán (visa) sang Hoa Kỳ.

Một số người bảo lãnh nói với người thân rằng có lẽ sẽ là điều tốt hơn nếu họ ở lại Việt Nam vì những khó khăn mà người di dân sẽ gặp sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng, khi người bảo lãnh về thăm Việt Nam, họ nhanh chóng than phiền về sự ô nhiễm, thời tiết nóng nực, lưu thông hỗn loạn, nhiều lúc cần phải trả tiền "trà nước" và thiếu nhiều thứ tự do mà họ đang thụ hưởng ở Hoa Kỳ. Sau khi thăm viếng Việt Nam, liệu có bao nhiêu người bảo lãnh muốn trở về sống ở Việt Nam? Không nhiều đâu!

Những người nghe chương trình hội thoại phát thanh hoặc đọc các chủ đề di trú của văn phòng Robert Mullins International đều biết rất rõ những khó khăn mà những người mới đến sẽ gặp ở Hoa Kỳ. Người bảo lãnh cần dùng kinh nghiệm riêng của mình để quyết định nên dùng cách góp ý nào cần chia xẻ với thân nhân ở Việt Nam. Thí dụ, nếu đang bảo lãnh cho gia đình anh-chị-em có gia đình, qúy vị có nghĩ rằng gia đình này sẽ có thể thích ứng êm đẹp trong xã hội Hoa Kỳ không? Liệu con cái của họ có tha thiết đến Hoa Kỳ để tiếp tục học hành không, hoặc chúng sẽ bị gián đoạn việc học hành ở Việt Nam?

Liệu anh-chị-em của qúy vị có hiểu rằng qúy vị sẽ chỉ có vài tuần lễ giúp thân nhân ổn định và rồi qúy vị sẽ phải trở về với công việc của mình? Và họ sẽ phải tự lo bản thân mình!

Người bảo lãnh cũng phải quan tâm đến người phối ngẫu của mình. Liệu người phối ngẫu có 100% tán thành việc chào đón người di dân mới vào nhà mình không? Liệu việc này sẽ làm cho hai vợ chồng phải cãi nhau? Liệu người di dân có cảm thấy có tội khi ăn nhờ ở tạm nhà của người bảo lãnh, và liệu điều này có sẽ là áp lực để họ phải dọn ra khỏi nhà trước khi họ có thể sẵn sàng tự mưu sinh mà không cần sự giúp đỡ thường nhật của người bảo lãnh?

Qúy vị biết người thân của qúy vị, vì thế, vấn đề của qúy vị là khuyến khích họ hoặc làm họ nản chí, dựa trên những gì qúy vị biết về khả năng của họ có thể đáp ứng những điều kiện mới trong cuộc sống, và dựa vào thái độ chào đón của gia đình qúy vị đối với người di dân như những thành viên mới trong gia đình của qúy vị.

Lại có câu hỏi rằng vậy gia đình người thân của qúy vị có thực sự tồi tệ khi ở lại Việt Nam không? Lại nghe nói rằng Việt Nam ngày càng phát triển và tự do hơn cơ mà?

Điều thực tế là người ta có thấy bầu trời Sài Gòn đã có nhiều văn phòng mọc trên những cao ốc và những khu chung cư mới mẻ, xa lộ mới có vẻ tân kỳ, việc xây dựng đã bắt đầu với hệ thống đường ngầm ở trung tâm Sài Gòn, những khu phố buôn bán và siêu thị nhan nhản có những thứ gần như có sẵn ở Hoa Kỳ. Nhưng phản ứng xấu từ những sự phát triển bừa bãi và thiếu khoa học này là số xe cộ ngập tràn thành phố hiện nay chứa từ 10 đến 12 triệu người, và không khí bị ô nhiễm kinh hoàng từ kết quả đó. Thí dụ, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tức đường Công Lý ngày xưa) có mức ô nhiễm không khí gây nguy hại trầm trọng đến sức khỏe người dân, nhất là trẻ em.

Sách Dữ Kiện của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) cho biết ở Việt Nam hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm gây nguy hại đến sức khỏe con người, bao gồm những bệnh như: tiêu chảy, viêm gan hepatitis A, sốt thương hàn, số xuất huyết "dangue", sốt rét, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh cúm gia cầm H5N1. Cũng trong danh sách này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thêm những bệnh nguy hiểm khác như bệnh dại, bệnh tả, bệnh ô nhiễm vật thể phân tử và lao phổi. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng nói rằng "Những cơ sở y tế ở Việt Nam thường xuyên không hội đủ những tiêu chuẩn quốc tế và thiếu thuốc men cũng như dụng cụ y tế". Và "những dịch vụ cung cấp ý tế khẩn cấp nói một cách tổng quát là vô lương tâm, không tin cậy hoặc gần như không hiện hữu".

Liên quan đến những quyền tự do cá nhân ở Việt Nam, quý vị có thể vào trang điện tử Google để xem Bản Tường Trình Quan Sát Nhân Quyền năm 2013, sẽ biết sự đánh giá về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đen tối như thế nào.

Vấn đề giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế các bậc tiểu học và trung học có ở Sài Gòn, với học phí khoảng 2.000 Mỹ kim mỗi tháng cho một học sinh. Y tế theo tiêu chuẩn quốc tế cũng có, nếu gia đình nào có đủ khả năng tài chánh để chi trả. Gia đình trung bình ở Việt Nam không thể kham nổi những phí tổn này. So sánh với xã hội Hoa Kỳ, chính phủ mang lại một nền giáo dục miễn phí, hoặc với phí tổn vừa phải ở những trình độ học cao hơn, cung cấp bảo hiểm sức khỏe với lệ phí hợp lý, và đặc biệt là một hệ thống y tế không ăn hối lộ có thể làm nguy hại tính mạng cho nhiều bệnh nhân nghèo khổ.

Ở quận 7, Sài Gòn, khu phát triển Phú Mỹ Hưng làm cho một số người nhớ đến khu vực dân cư ở Singapore. Nơi đây có không khi tương đối trong lành, thoáng mát mà nhiều cư dân ở Sài Gòn ao ước, như một số dân Mỹ muốn sống ở khu Beverly Hills. Nếu thân nhân của người bảo lãnh sống ở khu Phú Mỹ Hưng thì có lẽ họ sẽ cảm thấy chẳng có gì cần thiết phải di dân sang Mỹ. Nhưng với quảng đại quần chúng bình thường, thành phố Sài Gòn quá đông người, ồn ào, môi trường ỗ nhiễm và thật không công tâm nếu người bảo lãnh lại đề nghị thân nhân của mình ở lại và nuôi con cái ở Việt Nam. Một người di dân Việt Nam trung bình ở California chắc chắn có đời sống sung túc hơn một người trung bình sống ở Việt Nam.

Chúng ta không thể nói về vấn đề này mà không nhắc đến các trẻ em. Chúng tôi được biết có một số cha mẹ thực sự không muốn di dân sang Mỹ, nhưng họ phải làm như vậy để con cái có thể học tại Hoa Kỳ. Ngay sau khi con cái hoàn tất việc học ở một trình độ nào đó, cha mẹ quay về sống ở Việt Nam. Nhưng một số người này chỉ có thể làm như vậy nếu họ còn có nhà và công việc làm ăn đang chờ họ quay về Việt Nam. Nhưng đối với nhiều phụ huynh khác, việc di dân sang Mỹ là việc di chuyển lâu dài và muốn hy sinh cá nhân mình vì tương lai của con, của cháu chắt sau này.

Những thế hệ di dân đầu tiên có cảm thấy đất nước mới là nhà của mình không? Nếu chúng ta nói đến thế hệ cha mẹ của người bảo lãnh thì câu trả lời có lẽ là "không". Cha mẹ sẽ luôn luôn cần trông cậy vào người bảo lãnh và ít khi ra khỏi nhà ngoại trừ cần thăm viếng những người di dân khác cùng tuổi tác với họ, hoặc đi chùa, nhà thờ, thánh thất, hoặc đi mua sắm với người bảo lãnh. Những di dân trẻ hơn có thể nói được tiếng Anh sẽ có cơ hội tốt hơn để hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Một số di dân trẻ hơn trong giai đoạn đầu chưa thông thạo Anh ngữ có thể cảm thấy lạc lõng đôi chút, nhưng họ sẽ quen dần trong tương lai.

Thế hệ thứ hai của người di dân dân gồm có những trẻ em sinh ở Hoa Kỳ hoặc đến Mỹ khi còn quá nhỏ nên rất dễ dàng thông thạo Anh ngữ. Việc hòa nhập vào xã hội với họ sẽ dễ dàng hơn nhưng thường cảm thấy vẫn còn bản chất Việt Nam hơn là trở thành một người Mỹ, vì ảnh hưởng thế hệ cha mẹ của họ. Những đứa con của họ (tức thế hệ di dân thứ ba) sẽ là nhưng người cảm thấy rất thoải mái khi sống ở Hoa Kỳ.

Nếu những người thân ở Việt Nam có tiền cho con cháu được học hành tốt đẹp, có tiền để trang trải những phí tổn chăm sóc sức khỏe thích hợp, có tiền để được sống trong một môi trường khỏe mạnh ở ngoại ô, thì có lẽ họ không nghĩ đến việc di dân. Nhưng đối với hầu hết những gia đình không có đủ khả năng thì việc di dân là con đường duy nhất để có được một đời sống tốt đẹp hơn cả về tinh thần lẫn vật chất.

Hai mươi năm trước, khi người ta di dân sang Mỹ, thân nhân tiễn đưa tại phi trường luôn luôn khóc. Họ có cảm tưởng sẽ không thể nhìn thấy người thân được nữa. Năm 2014, chúng ta có quá nhiều các phương tiện truyền thông điện tử như webcam, Skype, Tango, Viber…. Có rất nhiều phương tiện để liên lạc xuyên Thái Bình Dương.

Để tạm kết thúc loạt bài chủ đề đặc biệt này, chúng tôi xin trích dẫn một số cảm tưởng của một gia đình di dân sang Hoa Kỳ qua sự bảo lãnh diện chị em. Cảm tưởng được đăng trên một nhật báo điện tử ở Việt Nam, cũng là một sự kiện khá hiếm hoi: Người được bảo lãnh là một kỹ sư và vợ của anh là một dược sĩ. Cả hai vợ chồng được xem là rất thành công về mặt tài chánh ở Việt Nam. Nhưng cả hai đều không lưỡng lự bỏ lại tất cả để mang hai con sang Mỹ. Vừa qua đến Mỹ, hai vợ chồng sắn tay ngay vào những việc làm lao động tay chân và không hề than thở về sự mệt nhọc hàng ngày. Anh chị quên hẳn những ngày sống khá đầy đủ tiện nghi so với nhiều người dân khác khi còn ở Việt Nam. Anh nói gia tài duy nhất của vợ chồng anh là hai đứa con và việc giáo dục cho tương lai của chúng là quan trọng nhất. Thời gian trôi qua nhanh chóng, hai người con của anh đã tốt nghiệp đại học ở những trường nổi tiếng, và có việc làm được trả lương tương xứng. Giờ đây, khi tờ báo hỏi anh có hối tiếc khi rời khỏi Việt Nam không? Câu trả lời của anh rất nhanh và gọn: "Có gì để hối tiếc cơ chứ!".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao để những người ở Việt Nam có thể chuẩn bị kinh nghiệm khi trở thành người di dân mới ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Không có lớp học nào hướng dẫn về đời sống mới ở Hoa Kỳ dành cho những người chuẩn bị ra đi. Những di dân trẻ đã có thể quen thuộc thuộc với đời sống của những nước khác, và cần phải cảm ơn những trang điện tử như Facebook và những hệ thống thông tin xã hội khác, cũng như truyền hình và phim ảnh đã giúp họ những kiến thức này. Tuy nhiên, ngoài những lợi điểm quá nhiều, vẫn có những khuyết điểm là một số thực tế của đời sống ngoại quốc sẽ không hoàn toàn giống như trong phim ảnh.

- Hỏi: Những di dân trong tương lai có thể làm gì để học hỏi những thực tế trong đời sống tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Hãy sử dụng internet. Hầu hết những câu hỏi về đời sống tại Hoa Kỳ có thể được tìm thấy câu trả lời qua những email trao đổi trong nước Mỹ, hoặc trên những hệ thống thông tin xã hội, hoặc qua trang điện tử Google.

- Hỏi: Nếu một người di dân trở thành công dân Mỹ, nhưng quyết định về sống thường xuyên ở Việt Nam, luật lao động Việt Nam nói gì về việc thuê mướn công nhân ngoại quốc?

- Đáp: Nếu một người vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, người này có thể được thuê mướn như một người Việt Nam hơn là người ngoại quốc. Người ngoại quốc chỉ có thể được thuê mướn trong một hoặc hai năm với nghề nghiệp như quản lý, giám đốc điều hành, chuyên viên và nhân viên kỹ thuật.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 113218)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 118923)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 2007(Xem: 124817)
Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2007(Xem: 128682)
Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này
Thứ Sáu, 30 Tháng Ba 2007(Xem: 117530)
Để có thể được một công dân Mỹ nhận làm con nuôi, một đứa trẻ phải phải có đủ tiêu chuẩn "trẻ mồ côi" theo luật di trú Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, những đứa trẻ này phải dưới 16 tuổi khi đơn xin con nuôi được nộp cho sở di trú.
Thứ Sáu, 23 Tháng Ba 2007(Xem: 112304)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2007, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2007. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 423 đến 613 Mỹ kim gần giống như năm 2006 .
Thứ Năm, 15 Tháng Ba 2007(Xem: 120525)
Nữ tài tử Jolie sẽ tham dự một nghi lễ nhận con nuôi với các viên chức nhà nước Việt Nam tại thành phố Sài Gòn vào buổi sáng ngày thứ Năm, 15 tháng 3. Một viên chức nhà nước cho biết tin này, nhưng từ chối cho biết danh tính và nói rằng ông không có thẩm quyền cho biết nguồn tin này.
Thứ Sáu, 09 Tháng Ba 2007(Xem: 110986)
Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị gửi công nhân sang lao động tại Hoa kỳ và một số công ty môi giới đã quảng cáo về chương trình này. Trong số báo New York Times ra ngày 28 tháng 2 năm 2007, ký giả Steven Greenhouse có bài viết về tình cảnh của một số công nhân Thái tin tưởng vào lời quảng cáo của các công ty tuyển mộ
Thứ Năm, 01 Tháng Ba 2007(Xem: 118333)
Một vị thính giả của chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức cơ quan NVC) yêu cầu ông ta phải nộp một loại đơn Bảo Trợ Tài Chánh mới cho người con đang được bảo lãnh từ Việt Nam. Câu trả lời là một người con của một công dân Mỹ cần phải điền mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864W vì người con này sẽ tự động trở thành công dân Hoa Kỳ nếu các cháu nhập cảnh Hoa Kỳ trước 18 tuổi.
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 2007(Xem: 113185)
Trong những năm gần đây đã có những phát triển lạc quan trong lãnh vực di trú tại Việt Nam. Sự kiện lạc quan đáng hoan nghênh nhất là việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), dành cho những người không thể nộp đơn hoặc không thể hoàn tất thủ tục nộp đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự (tức ODP)