Vấn Đề Từ Chối Cấp Visa Và Không Thẩm Quyền Tài Phán Quyết Định Của Lãnh Sự. LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 12-2014

Thứ Tư, 12 Tháng Mười Một 201400:00(Xem: 31313)
Vấn Đề Từ Chối Cấp Visa Và Không Thẩm Quyền Tài Phán Quyết Định Của Lãnh Sự. LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 12-2014

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Đôi khi người ta có cảm giác luật pháp thật là vô ý nghĩa. Đôi khi người ta nghĩ luật pháp bất công. Vấn đề duyệt xét của lãnh sự về những hồ sơ bảo lãnh gia đình đã tạo ra nhiều cơ hội để các nhân viên lãnh sự dùng thành kiến hoặc những tiêu chuẩn không thích hợp của mình. Điều này đã xảy ra vì không có một hệ thống giám sát ở hải ngoại về những quyết định cấp chiếu khán (visa).

Luật lệ về việc không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự bắt đầu có từ hơn 100 năm trước để giới hạn hoặc ngăn chận làm sóng di dân của người Hoa tràn vào Hoa Kỳ.

Hiện nay, nếu một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho người hôn phối để xin Thẻ Xanh khi người này đang ở Hoa Kỳ, và nếu Sở di trú từ chối đơn của người hôn phối mà không có sự giải thích đầy đủ, người bảo lãnh công dân Mỹ có thể thưa Sở di trú ra trước Tòa án Liên Bang để tranh luận về quyết định bác đơn.

Tuy nhiên, nếu một nhân viên lãnh sự ở ngoài Hoa Kỳ từ chối đơn mà không giải thích tại sao, người bảo lãnh công dân Mỹ sẽ không thể đưa vấn đề này ra trước Tòa án Liên Bang được. Đó là ý nghĩa về việc không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự. Một Tòa án Liên Bang ở Hoa Kỳ không có thẩm quyền phán xét về quyết định của một nhân viên lãnh sự thuộc Bộ Ngoại Giao.

Những quyết định của lãnh sự không thể tranh cãi trong những tòa án tại Hoa Kỳ. Nói cách khác, qúy vị không thể thưa Tòa Lãnh sự với hy vọng rằng đơn xin chiếu khán của qúy vị sẽ được chấp thuận.

Hầu hết những quyết định chung về việc bác đơn được dựa theo Điều luật 221 (g), liên quan đến yêu cầu bổ túc giấy tờ hoặc thông tin cần thiết. Lúc kết thúc cuộc phỏng vấn, nhân viên lãnh sự sẽ đưa một lá thư, có tên gọi là thư OF194, ghi ra những bổ túc cần thực hiện.

Nếu một hồ sơ vẫn tiếp tục ở Điều luật 221 (g) với lý do đưa ra là đang ở trong "thủ tục duyệt xét hành chính", thông thường điều này có nghĩa là vì lý do cần bạch hóa an ninh nên hồ sơ vẫn tiếp tục phải chờ đợi.

Nếu những giấy tờ cần bổ túc được nộp với lý do xin tái cứu xét, hồ sơ vẫn còn trong tình trạng bị từ chối, thì việc tái duyệt xét về mặt hành chính có thể được xem là điều cần thiết. Việc duyệt xét này được hoàn tất bởi Phòng Chiếu Khán thuộc Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu Tòa Lãnh sự cảm thấy cần thiết. Nếu Tòa Lãnh sự không đồng ý việc này, đương đơn không thể nào yêu cầu Hoa Thịnh Đốn xin tái duyệt xét.

Điều lệ của Bộ Ngoại Giao đòi hỏi các nhân viên lãnh sự thông báo cho từng nguyên đơn biết những lý do hợp pháp khi từ chối cấp chiếu khán, nhưng đã có biết bao nhiều lần, những lá thư từ chối chưa bao giờ nói với qúy vị chính xác rằng tại sao đơn xin chiếu khán bị từ chối. Họ chỉ nói rằng qúy vị đã thất bại trong việc chứng minh đã có mối liên hệ chân thật. Chẳng có cách nào yêu cầu lãnh sự xác nhận rằng họ đã dựa vào những bằng chứng nào để bác đơn xin chiếu khán.

Hoặc, đối với những chiếu khán du lịch, lãnh sự có thể nói rằng qúy vị không được cấp chiếu khán vì không chứng minh được sự ràng buộc mạnh mẽ với quê hương của mình. Không thể kháng cáo khi bị từ chối đơn xin chiếu khán du lịch.

Những đương đơn bị từ chối cấp chiếu khán có quyền yêu cầu lãnh sự giữ lại hồ sơ trong một năm và cho phép đương đơn đưa thêm những bằng chứng mới để vượt qua những nguyên nhân đưa đến việc từ chối cấp chiếu khán. Cách làm này có tỷ lệ thành công khá cao. Người ta ước lượng có khoảng 50% những hồ sơ di dân đã thành công sau khi bổ túc những lý do từ chối nhỏ, và có khoảng 60% thành công sau khi bổ túc vì thiếu giấy tờ.

Có một số người ủng hộ việc tiếp tục áp dụng điều luật không có thẩm quyền tài phán quyết định của lãnh sự. Họ cho rằng hệ thống cho nhập cư người ngoại quốc sẽ sụp đổ nếu hàng ngàn đương đơn không xin được chiếu khán có quyền đưa lý do bác đơn của họ ra tòa án Hoa Kỳ.

Nhưng thực tế cho thấy không có lý do nào để có thể tin rằng các tòa án liên bang sẽ tràn ngập hồ sơ của các đương đơn bị từ chối chiếu khán. Chỉ có một số phần trăm rất nhỏ các đương đơn muốn tìm sự tái duyệt xét của tòa án nếu việc này hợp lệ. Tìm đến cửa tư pháp là một tiến trình tốn kém - có nghĩa là sẽ có thể tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Một số quốc gia ở Âu Châu cho phép tái duyệt xét tư pháp những đơn xin chiếu khán bị từ chối, và hệ thống tòa án của họ không từ chối ngay lập tức. Chẳng như tại Đức quốc, việc tái duyệt xét tư pháp được bảo đảm nhưng ít có ai xin việc này.

Và cho phép việc tái duyệt xét tư pháp sẽ làm cho các nhân viên lãnh sự có trách nhiệm hơn và thường mang lại những quyết định của lãnh sự đúng đắn hơn ngay từ đầu: việc áp dụng việc tái duyệt xét tư pháp ở Âu Châu thúc đẩy nhân viên lãnh sự nghiên cứu hồ sơ kỹ lương hơn trước khi đưa đến quyết định.

Ở một vài tòa lãnh sự Hoa Kỳ, chẳng hạn như ở Cam Bốt và Đài Loan, thường cởi mở hơn các tòa lãnh sự Hoa Kỳ khác và thường cung cấp những lý do từ chối rất chính đáng. Điều này có thể dễ hiểu vì số lượng công việc của họ không nhiều nếu so với Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2014
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/06/2007 (Tăng 2 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 22/03/2013 (Tăng 3 tuần)
- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/02/2008 (Tăng 7 tuần)
- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/12/2003 (Tăng 1 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/02/2002 (Tăng 2 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nều cần phải phản bác việc từ chối cấp chiếu khán, phải bắt đần thế nào là tốt nhất?

- Đáp: Qúy vị nên chọn người chuyên môn về di trú có liên hệ tốt với lãnh sự và có thể liên lạc có hiệu quả (chứ không đối đầu) với lãnh sự.

- Hỏi: Loại phản bác nào có thể thành công nhất?

- Đáp: Những đơn phản bác thành công nhất là cung cấp đầy đủ giấy tờ hoặc thông tin đã thiếu lúc phỏng vấn. Việc phản bác nếu chỉ dựa trên yếu tố tình cảm hoặc chỉ yêu cầu thông cảm thường không thể thành công.

- Hỏi: Làm sao tôi có thể yên tâm rằng Lãnh sự sẽ cho thời gian một năm theo quy định để tôi có thể nộp thêm những thông tin?

- Đáp: Qúy vị hoặc người đại diện của qúy vị nên liên lạc với Lãnh sự thường xuyên để Lãnh sự biết rằng qúy vị vẫn tiếp tục theo đuổi hồ sơ và yêu cầu họ giữ lại hồ sơ và không trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139633)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122153)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120106)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 109986)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 107991)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108062)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109510)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128808)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100868)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104031)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.