Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 19 Tháng Mười Hai 201419:23(Xem: 103717)
Phỏng Vấn Với Sở Di Trú Sau Khi Kết Hôn Tại Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có  chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học và đã gặp rồi sau đó kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?".

Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được.

Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học, vì thế họ không màng đến cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.

Bất cứ cuộc hôn nhân nào không giống như kiểu tình yêu và tìm hiểu của đa số dân Mỹ đều làm cho nhân viên Sở di trú nghi ngờ. Theo lẽ thường, nhân viên Sở di trú đặt họ trong vị trí quyết định về chữ "yêu" và liệu hai người kết hôn vì yêu hay vì quyền lợi di trú. Hầu hết nhân viên Sở di trú đều không để ý hoặc bất kể sự kiện thực tế tại Hoa Kỳ là những cuộc hôn nhân vẫn tồn tại có tỷ lệ thấp hơn 50%, kể cả những cặp vợ chồng đã từng theo đuổi nhau và kết hôn theo phong cách của người dân Hoa Kỳ.

Cố truy tìm những cuộc hôn nhân giả bằng cách đưa ra những câu hỏi căng thẳng trong cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh rất bất công. Nhưng đây là công việc của nhân viên Sở di trú.

Trong cuộc phỏng vấn, thông thường, nhân viên di trú hay hỏi là:"Khi ngủ, qúy vị nằm ở phía nào trên giường?". Nhưng nằm phía nào trên giường mới gọi là bên Phải và phía nào là bên Trái? Điều này tùy theo qúy vị ở đâu khi nhìn về chiếc giường. Câu hỏi sẽ khác nhau nếu qúy vị đứng ở chân giường, hoặc nằm trên giường hay nhìn về phía giuờng từ  trên.

Những câu hỏi trắc nghiệm mẫu về hôn nhân nhằm mục đích khám phá sự giả dối của những đương đơn xin Thẻ Xanh, thường là "Vợ/hoặc chồng của qúy vị có hình xâm nào không?", hoặc "Vợ/ hoặc chồng của qúy vị ngủ bên nào trên giuờng?", hay "Lần cuối qúy vị có quan hệ tình dục là khi nào?", hoặc "Cuốn phim mà qúy vị xem lần cuối là phim gì?".

Cách duy nhất để tránh có vấn đề với Sở di trú là phải chuẩn rất kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không ỷ vào vào sự kiện thực tế là qúy vị và người phối ngẫu biết sự quan hệ của mình là thật. Qúy vị phải sẵn sàng cung cấp nhiều bằng chứng cho Sở di trú để chứng minh rằng cuộc hôn nhân của qúy vị là quan hệ chân thành, trong sáng.

Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.

Liệu nhân viên di trú có quá khắt khe không, hay ông ta không biết những ngôn ngữ Á Châu không có từ riêng biệt về "xanh dương" và "xanh lá cây". Thay vào đó, họ chỉ dùng một chữ cùng có nghĩa là xanh dương hoặc xanh lá cây, như tiếng Việt có chữ "màu xanh" chẳng hạn. Hiển nhiên, điều này có thể đưa đến rắc rối khi được dịch sang Anh ngữ trong cuộc phỏng vấn Thẻ Xanh.

Các nhân viên Sở di trú có biết về những rắc rối ngôn ngữ này khi họ tiến hành phỏng vấn không? Không, họ không biết. Họ chỉ kỳ vọng các đương đơn có thể cho những câu trả lời thích hợp bằng Anh ngữ và có khi chỉ vì một sơ suất nhỏ như "màu xanh dương/xanh lá cây" chẳng hạn cũng có thể rất nguy hại.

Một cặp vợ chồng được mời đến phỏng vấn - đặc biệt là những cuộc phỏng vấn lần thứ hai - vì Sở di trú cảm thấy có một số lý do nào đó để họ tin rằng hai người này có cuộc hôn nhân giả tạo. Vì thế, nhân viên di trú sẽ không có vẻ thân thiện, không giúp đỡ và sẽ đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị có thể làm cho cặp vợ chồng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau.

Ngay cả những cặp vợ chồng chân thật nhất cũng có thể hiểu lầm những câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ tạm thời, làm cho họ đưa ra những trả lời sai lạc hoặc không thể chấp nhận được.

Hầu hết những cặp vợ chồng đến cuộc phỏng vấn xin điều chỉnh diện cư trú thường thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng. Đây là điều sai lầm rất nguy hại. Họ rất cần phải tập thành thạo những câu trả lời. Nếu không làm điều này, điều chắc chắn là họ sẽ đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn nhau. Hai người sẽ nhớ một số điều khác nhau. Đối với cuộc phỏng vấn của Sở di trú, điều quan trọng là cả vợ lẫn chồng phải nhớ mọi điều giống nhau.

Cả hai người nên thuộc và trao đổi lẫn nhau những ngày quan trọng trong mối quan hệ của họ. Ngay cả những ngày không quan trọng cũng có thể trở thành quan trọng, chẳng hạn như họ đã trải qua những ngày cuối tuần vừa qua như thế nào, họ đã xem những chương trình gì trên TV,v.v…

Hai người cần duyệt lại những sinh hoạt thường xuyên của gia đình, chẳng hạn như ai thường làm những việc lặt vặt gì trong nhà, v.v…

Đơn xin Thẻ Xanh có lệ phí khoảng 1.000 Mỹ kim. Lệ phí này trả cho việc duyệt xét đơn, không phải để mua việc giúp đỡ từ Sở di trú. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm để chứng minh rằng qúy vị có hợp lệ để xin chuyển diện thường trú nhân không. Hai vợ chồng cần phải đưa ra những câu trả lời giống nhau đối với những câu hỏi của nhân viên di trú.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu nhân viên di trú từ chối đơn xin chuyển diện cư trú vì đã xảy ra những nhầm lẫn trong cuộc phỏng vấn, liệu có thể xin một cuộc phỏng vấn khác để được kết quả tốt hơn không?

- Đáp: Cách duy nhất để vượt qua sự từ chối là nên nộp nhiều bằng chứng có thể bác bỏ những lý do từ chối của nhân viên di trú. Xin một cuộc phỏng vấn lần thứ hai ít khi xảy ra, ngoại trừ nhân viên di trú yêu cầu điều này.

- Hỏi: Nếu vợ tôi bị gặp thất bại trong cuộc phỏng vấn xin thẻ xanh thường trú vì bị nghi ngờ là hôn nhân giả, vợ tôi có cơ hội xin kháng cáo không?

- Đáp: Thông thường, việc xin kháng cáo không thể được. Hai người chỉ có thể chờ đến khi người hôn phối ngoại quốc nhận được thư mời đến một buổi tường liên quan đến vấn đề bác đơn của họ. Họ sẽ phải cung cấp nhiều bằng chứng liên hệ, hoặc phản bác lại việc từ chối. Đối với việc phỏng vấn của Sở di trú, đừng dựa vào sự kiện là qúy vị và người hôn phối biết rõ ràng mối liên hệ vợ chồng là chân thật. Qúy vị cần chuẩn bị để cung cấp những bằng chứng thuyết phục Sở di trú rằng cuộc hôn nhân của qúy vị là trong sáng.

- Hỏi: Có cách nào để tin chắc rằng hai vợ chồng có trí nhớ như nhau về những điểm đặc trưng trong nhà không?

- Đáp: Thực hiện một cuốn lưu trữ hình ảnh mà qúy vị và người hôn phối có thể cùng duyệt lại để tránh những câu trả lời khác nhau trong cuộc phỏng vấn của Sở di trú. Bao gồm hình ảnh chụp từng căn phòng trong nhà. Kể cả những hình ảnh chụp những hình xâm, dấu vết riêng trên thân thể, v.v…

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110917)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109579)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113606)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 114234)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.
Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117278)
Kỳ trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ngày một gia tăng. Mặc dù việc du học đòi hỏi gia đình của đương đơn phải chứng minh khả năng tài chánh có thể đáp ứng tổng chi phí mà đương đơn phải chi trả khi theo học ở Hoa Kỳ, nhưng trong nhiều trường hợp
Thứ Hai, 26 Tháng Mười Một 2007(Xem: 114959)
Phúc trình 2007 từ Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ, công bố ngày 13/11/2007, cho thấy số lượng sinh viên học sinh Việt Nam sang Mỹ du học tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là thông tin mới nhất do phóng viên Thanh Trúc của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết trong một bản tin mới đây.
Thứ Năm, 15 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115516)
Ngày 25/10/2007 vừa qua, Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú (tức cơ quan USCIS) chính thức loan báo trên trang nhà của họ về sự thay đổi phương thức duyệt xét hồ sơ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam. Theo nội dung bản thông báo này, văn phòng USCIS tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam, sẽ được toàn quyền duyệt xét các mẫu đơn I-600
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Một 2007(Xem: 117678)
Trong thời gian vừa qua, nhiều người đã liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về việc Thường trú nhân muốn đi du lịch cần giấy tờ gì, và nếu ở quá hạn quá lâu sẽ phải giải quyết ra sao? Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi đã gửi cho văn phòng liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Một 2007(Xem: 115773)
Trong những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 75 câu hỏi trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2007(Xem: 117702)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 50 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.