Người Hôn Phối Của Thường Trú Nhân Có Thể Xin Thẻ Xanh Khi Đang Ở Hoa Kỳ Không?

Thứ Bảy, 20 Tháng Mười Hai 201413:32(Xem: 61792)
Người Hôn Phối Của Thường Trú Nhân Có Thể Xin Thẻ Xanh Khi Đang Ở Hoa Kỳ Không?

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Nếu qúy vị đang ở Hoa Kỳ và kết hôn với một Thường trú nhân, và chiếu khán (visa) của qúy vị còn hiệu lực, thì qúy vị có thể xin Thẻ Xanh khi đang ở Hoa Kỳ không? Câu trả lời là có thể "được" nếu qúy vị nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp và diện di trú của qúy vị còn hợp lệ.

Người hôn phối của Thường trú nhân KHÔNG thể xin Thẻ Xanh nếu nhập cảnh Hoa Kỳ không qua sự kiểm tra giấy tờ, hoặc chiếu khán đã hết hạn trước khi nộp đơn xin chuyển diện I-485, hoặc qúy vị đã làm việc ở Hoa Kỳ nhưng không có giấy phép làm việc của Sở di trú USCIS.

Những điều kiện khác không cho phép người hôn phối xin Thẻ Xanh là: Người này nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée) nhưng không kết hôn với người bảo lãnh đầu tiên, hoặc người này nhập cảnh như một du khách có chiếu khán WT, hoặc người này thuộc diện trao đổi sinh viên với chiếu khán J-1 và không hoàn tất yêu cầu phải ở nước ngoài 2 năm.

Nếu người hôn phối ngoại quốc không còn hợp lệ để nộp đơn xin thẻ Xanh khi còn ở Hoa Kỳ, và nếu họ phải trở về Việt Nam để nộp đơn xin chiếu khán di dân, điều nguy hiểm là họ sẽ bị cấm tái nhập cảnh Hoa Kỳ từ 3 đến 10 năm. Điều này tùy thuộc họ đã ở quá hạn bao lâu. Trong quá khứ, nhiều người hôn phối ngoại quốc đã chọn tiếp tục ở lại Hoa Kỳ và tiếp tục sống bất hợp pháp.

Trong năm 2013, Sở di trú phổ biến đơn mới I-601A, Đơn Yêu Cầu Miễn (Việc Vi Phạm). Đơn này chỉ áp dụng cho những người hôn phối ngoại quốc của công dân Mỹ. Tuy nhiên, một trong những điều luật trong Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama là nới rộng cho người hôn phối của Thường trú nhân có thể nộp đơn I-601A.

Chẳng bao lâu nữa, đơn I-601A sẽ áp dụng cho người hôn phối của thường trú nhân nếu đơn bảo lãnh của người hôn phối được chấp thuận và đến kỳ đáo hạn. Người hôn phối nộp dơn I-601A cho Sở di trú và nếu được chấp thuận, họ trở về Việt Nam trong thời gian ngắn để tham dự phỏng vấn xin chiếu khán di dân, chẳng còn lo âu về việc cấm nhập cảnh 3 hay 10 năm. Một khi đơn I-601A được chấp thuận, việc Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam chấp thuận cấp chiếu khán là điều chắc chắn.

Đơn I-601A dành cho người hôn phối của thường trú nhân sẽ có hiệu lực trong vài tháng nữa. Ngày chính xác chưa được thông báo.

Để hỗ trợ cho đơn xin miễn việc vi phạm trước đây, người hôn phối ngoại quốc sẽ phải cho Sở di trú thấy rằng sẽ xảy ra tình trạng Vô Cùng Khó Khăn cho người hôn phối Thường trú nhân nếu người được bảo lãnh không được cấp chiếu khán, hoặc người hôn phối công dân Mỹ bắt buộc phải về Việt Nam sống với vợ hoặc chồng của mình.

Tình trạng "vô cùng khó khăn" được định nghĩa là sự khó khăn xảy ra không do những chịu đựng bình thường chỉ vì gia đình phải chia cắt lâu dài. Tình trạng vô cùng khó khăn có thể xảy ra do những vấn đề về sức khỏe, tình cảm và tâm lý, tài chánh, điều kiện sinh sống ở Việt Nam, những ràng buộc gia đình ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài, v.v… Không có công thức kỳ diệu nào có thể tính được và mỗi hồ sơ phải được lượng giá trên hoàn cảnh riêng của từng người.

Lại một lần nữa, Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama giúp đỡ rất nhiều cho những hồ sơ kể trên. Tân Bộ Trưởng Bộ Nội An đã chỉ thị các giới chức thẩm quyền về di trú cung cấp nhiều hướng dẫn cho các nhân viên di trú liên quan đến việc lượng giá tình trạng "vô cùng khó khăn". Điều này sẽ bao gồm không chỉ những yếu tố hiện hữu về tình trạng Vô Cùng Khó Khăn mà còn những căn cứ có thể nói lên tình trạng khó khăn nếu đương đơn không được chấp thuận xin miễn vi phạm trước đây. Chúng ta đang chờ đợi những hướng dẫn nhiều thiện cảm hơn về định nghĩa tình trạng Vô Cùng Khó Khăn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đã kết hôn với một Thường trú nhân và tôi đang ở Hoa Kỳ. Tôi có chiếu khán trao đổi sinh viên du học J-1, với yêu cầu tôi phải rời Hoa Kỳ trong 2 năm sau khi hết hạn chiếu khán. Với cuộc hôn nhân của tôi, liệu tôi sẽ vẫn phải hoàn thành luật yêu cầu phải sống ở ngoài Hoa Kỳ 2 năm không?

- Đáp: Nếu chiếu khán J-1 được cấp với ghi chú về việc phải thực hiện yêu cầu 2 năm, thì vấn đề hôn nhân không thể hủy bỏ việc yêu cầu này. Qúy vị hoặc cả hai người sẽ phải sống ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ trong 2 năm, và ở bất cứ nước nào, trước khi qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh.

- Hỏi: Tôi là Thường trú nhân và tôi vừa nộp đơn xin chiếu khán cho chồng tôi. Tôi phải đợi bao lâu cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn và chồng tôi hợp lệ được duyệt xét cấp Thẻ Xanh?

- Đáp: Trong thời gian gần đây, thời gian chờ đợi của đơn bảo lãnh diện F2A ngắn hơn trước rất nhiều. Thời gian chờ đợi có thể dưới 2 năm.

- Hỏi: Chồng tôi đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán du lịch đã được gia hạn. Trong một vài tháng, chồng tôi đi làm việc cho một tổ chức từ thiện với số lương tối thiểu. Một vài người nói với anh ấy rằng việc này không có gì trở ngại khi nhận việc làm với một tổ chức vô vụ lợi và anh ấy không cần thiết phải xin giấy phép làm việc từ Sở di trú. Nhưng hiện nay Sở di trú nói rằng anh ấy vi phạm những quy định về chiếu khán du lịch và anh ấy không thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Điều này đúng không?

- Đáp: Tiếc thay, Sở di trú đã nói đúng. Những quy định của chiếu khán du lịch có thể được xem là vi phạm khi chấp nhận bất cứ công việc nào không có sự chấp thuận trước của Sở di trú. Bất kể người chủ thuê mướn là ai.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4531)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4343)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4425)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4290)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4412)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5046)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4906)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4675)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5101)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4739)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.