Tìm Hiểu Thái Độ Kỳ Lạ Của Một Số Sinh Viên Tại California Lịch Cấp Chiếu Khán Di Dân Tính Đến Tháng 04-2015

Thứ Năm, 19 Tháng Ba 201505:54(Xem: 26355)
Tìm Hiểu Thái Độ Kỳ Lạ Của Một Số Sinh Viên Tại California Lịch Cấp Chiếu Khán Di Dân Tính Đến Tháng 04-2015

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Những người đang sinh sống ở những quốc gia khác, kể cả các công dân Mỹ đang sống ở nước ngoài, đôi khi cũng khó hiểu về lối suy nghĩ của một số sinh viên theo học tại tiểu bang California.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2015 vừa qua, một nhóm sinh viên trong Liên Hiệp Sinh Viên Đại Học Irvine công bố kết quả một cuộc bỏ phiếu ủng hổ việc hủy bỏ treo cờ tại hành lang các văn phòng sinh hoạt của sinh viên.

Một bản kiến nghị kêu gọi hủy bỏ treo tất cả cờ quốc gia, kể cả cờ Hoa Kỳ, được anh sinh viên Mattew Guevara đưa ra. Anh nói rằng những lá cờ này có thể dùng làm "vũ khí cho chủ nghĩa quốc gia" và theo đó, cờ Hoa Kỳ là "tiêu biểu cho chủ nghĩa thực dân và đế quốc". Guevara nói rằng các văn phòng sinh hoạt của sinh viên nên là nơi đón chào tất cả sinh viên và là nơi họ có thể tham gia một cách tự tin.

Cần ghi chú rằng các sinh viên đề nghị việc hủy bỏ treo cờ này đang theo học một trường đại học được sự tài trợ của các cơ quan liên bang và tiểu bang. Nhưng họ lại không muốn cờ Hoa Kỳ được treo ở những văn phòng sinh viên vụ.

Guevara không chỉ chống cờ Hoa Kỳ mà anh còn chống lá cờ này được treo ở các văn phòng sinh hoạt của sinh viên. Theo anh, sự hiện diện của lá cờ này ở những nơi đó là cách xua đuổi những sinh viên không đồng ý một vài điều gì đó mà lá cờ Hoa Kỳ tiêu biểu, chẳng hạn như chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc của Hoa Kỳ! Guevara không giải thích tại sao sinh viên chống cờ Hoa Kỳ nhưng lại chọn học ở một trường dại học Hoa Kỳ với phí tổn của của chính phủ Hoa Kỳ!

Sáu sinh viên trong Hội Đồng Lập Pháp của Liên Hiệp Sinh Viên Đại Học Irvine đã bỏ phiếu chống treo mọi lá cờ. Những sinh viên này có nguồn gốc từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha, Á Châu và Ả Rập. Điều rất đang ngờ là cha mẹ hoặc các ông bà của những người di dân này chấp nhận hành động của họ.

Một trong sáu sinh viên này nói rằng cô bỏ phiếu chống mọi lá cờ vì lá cờ nhắc nhở cô đến những người bạn đang trông chờ đạo luật Ước Mơ (DREAM) mà họ đang tranh đấu liên tục để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Vào ngày 7 tháng 3 năm 2015, ban điều hành liên hiệp Sinh Viên Đại Học Irvine phổ biến một bản thông báo cho biết việc bỏ phiếu chống cờ đã bị phủ quyết.

Nhiều việc còn kinh ngạc hơn với hành động của nhóm sinh viên kể trên: Một nhóm giáo sư đại học Hoa Kỳ đã ký tên bày tỏ sự ủng hộ những sinh viên muốn ngăn cấm treo cờ Hoa Kỳ. Những giáo sư này nói rằng lá cờ này tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ và tiểu biểu này thường mang lại sự kỳ thị và tính bài ngoại.

Một sinh viên khác của trường này nói rằng hiệp hội sinh viên muốn ngăn cản việc treo cờ vì nó làm tổn thương sự cảm nhận của người ngoại quốc bất hợp pháp. Và chúng tôi tự hỏi tại sao những người ngoại quốc bất hợp pháp lại có thể theo học một trường đại học Hoa Kỳ? Như một nhận định nói rằng: "Đây là điều sẽ xảy ra: qúy vị chống lá cờ này hả? Vậy thì chúng tôi sẽ không cho sinh viên mượn tiền".

Một sinh viên Nam Hàn nói rằng: "Đại học Irvine ở thành phố Irvine, tiểu bang California, Hoa Kỳ, được tài trợ bởi chính quyền California là một guồng máy của chính phủ Hoa Kỳ. Nếu sinh viên đại học Irvine không muốn là một thành phần của nước Hoa Kỳ, thì hãy từ chối tiền tài trợ liên bang và tiểu bang của Đại học Irvine, ngưng những ngân sách tài trợ học vấn và nghiên cứu".

Một câu chuyện tương tự, trong ngày lễ Cinco de Mayo năm 2010 ở thành phố Morgan Hill, California, một số học sinh trung học mặc áo thun (tee shirt) có in cờ Hoa Kỳ. Một vị phụ tá hiệu trưởng của trường này nói rằng đám học sinh này phải mặc lộn ngược áo thun ở trong ra ngoài vì ông không muốn những vụ đánh nhau xảy ra giữa các học sinh  Mỹ gốc Mễ đang ăn mừng lễ truyền thống và những học sinh đang mặc áo in cờ Hoa Kỳ. Những sinh viên Mỹ gốc mễ Tây Cơ, những người không muốn vinh danh cờ Hoa Kỳ, nhưng lại muốn nhận giáo dục miễn phí tại Hoa Kỳ.

*

Điều cũng ngạc nhiên không kém với những người Việt ở ngoại quốc đã được nước Mỹ chào đón sau khi họ thoát khỏi Việt Nam nhưng nay lại muốn trở về Việt Nam sinh sống. Đây là điều mà chúng ta không hề thấy người Mễ hợp pháp làm điều này. Có thể một số người Việt này rất khó hội nhập văn hóa và ngôn ngữ Hoa Kỳ, nhưng sự kiện thực tế cho thấy một số người này chứng tỏ họ có nguồn lợi tức rất tốt.

Sau 40 năm dứt chiến tranh, một số "thuyền nhân" đang tìm cơ hội trở về Việt Nam. Họ có vẻ vẫn còn tôn trọng lá cờ Hoa Kỳ nhưng bây giờ lại muốn sống dưới lá cờ mới trên quê hương họ.

Một phụ nữ đã rời California gần 20 năm trước đây để khởi sự một dịch vụ ở Sài Gòn. Mẹ của cô vẫn còn ở California với những kỷ niệm cay đắng và không thể hiểu tại sao con gái của bà lại trở về Việt Nam!

Một người Việt ở Hoa kỳ khác trở về Việt Nam từ năm 1995 và đang vật lộn kiếm sống ở Việt Nam với nghề bán thức ăn nhanh và xuất bản.

Nhưng đối với nhiều Việt ở Mỹ, họ đã tiến về phía trước. Họ luôn lo sợ chiến tranh và ngược đãi. Phần đông người Việt Nam rất lo ngại về lý lịch của họ nếu họ trở về Việt Nam.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 04-2015

 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/08/2007 (Không thay đổi)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/08/2013 (Tăng 5  tuần) 

- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/08//2008 (Tăng 6 tuần)

- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/02/2004 (Tăng 2  tuần)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/06/2002  (Tăng 4 tuần)

-Tu Sĩ-SR:     Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tại sao và làm cách nào một người từ bỏ công dân Hoa Kỳ?

- Đáp: Hầu hết những người từ bỏ công dân Hoa Kỳ để tránh trả thuế cho chính phủ Hoa Kỳ. Khi từ bỏ công dân Hoa Kỳ, người này phải đang sống ở ngoài Hoa Kỳ và đến gặp một nhân viên lãnh sự hoặc ngoại giao Hoa Kỳ ở một nước khác và ký tên từ bỏ công dân Hoa Kỳ. Việc từ bỏ công dân Hoa Kỳ không thể xin trở lại. Một cựu công dân Hoa Kỳ phải xin chiếu khán (visa) để du lịch Hoa Kỳ, hoặc cho thấy họ hợp lệ để nhập cảnh theo chương trình miễn chiếu khán.

- Hỏi: Những công việc nào ở Việt Nam mà một người Việt ở Mỹ muốn về làm việc?

- Đáp: Người ngoại quốc, kể cả người Việt ở Mỹ, chỉ có thể làm việc, tối đa hai năm, với những chức vụ như quản lý hoặc chuyên gia. Theo nhà nước Việt Nam, người Việt ở Mỹ có thể làm kinh doanh và không bị giới hạn thời gian cư trú.

- Hỏi: Người Việt ở Mỹ có thể có song tịch không?

- Đáp; Được. Hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đều chấp nhận song tịch.Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam không có những ưu đãi nào khác cho những người có quốc tịch Hoa Kỳ. Khi một người Việt trở về Việt Nam du lịch hoặc sinh sống, người sẽ bị xử theo luật Việt Nam giống hệt như những công dân Việt Nam khác. Cũng cần ghi nhớ rằng các công dân Hoa Kỳ đang sinh sống ở ngoại quốc cần khai thuế lợi tức Hoa Kỳ và trả thuế trên lợi tức kiếm được ở nước ngoài.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7118)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5064)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 4797)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 4739)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 4842)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5157)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.
Thứ Hai, 13 Tháng Hai 2023(Xem: 4412)
(Robert Mullins International) Mỗi ngày văn phòng RMI kiểm tra các trang web về di trú đáng tin cậy nhất để mang đến cho thân chủ và độc giả những thông tin mới hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2003, các giám mục Hoa Kỳ và Mexico đã công bố một tài liệu lịch sử, một lá thư mang tính lịch sử được ban hành về di trú. Nó có tựa đề, "Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope - Không còn người xa lạ: Cùng nhau trên hành trình hy vọng." Bức thư liên quan đến mức độ gia tăng di dân từ Mexico và Trung Mỹ đến Hoa Kỳ. Bức thư kêu gọi một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống di trú của Hoa Kỳ và Mexico. Trong số các khuyến nghị về chính sách của bức thư là việc áp dụng lộ trình để trở thành công dân cho những người không có giấy tờ.
Chủ Nhật, 05 Tháng Hai 2023(Xem: 4880)
(Robert Mullins International) Khi chúng ta bước sang năm 2023 và các mối đe dọa tiếp tục đối với nền kinh tế, một phần đáp ấn cho vấn đề của chúng ta là nhập cư nhiều hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình của một xã hội khép kín với tỷ lệ sinh sản giảm và không muốn cho phép nhập cư. Nhật Bản giờ đây có nhiều thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang, dân số già làm việc ở độ tuổi 70 và phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở nước ngoài. Tỷ lệ sinh sản của Hoa Kỳ khoảng 1,7 lần sinh trên một phụ nữ là không đủ để duy trì cho sự hùng vĩ của Hoa Kỳ. Tỷ lệ thay thế mong muốn là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ là cần thiết để dân số Hoa Kỳ không bị thu hẹp, nếu không có sự gia tăng nhập cư. Một giải pháp là cho nhập cư nhiều hơn.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 6813)
(Robert Mullins International) Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ đang gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường Trú Nhân (còn được gọi là Thẻ Xanh) cho những đương đơn nộp đúng Mẫu I-751, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về thường trú, hoặc Mẫu Đơn I-829, Đơn xin hủy bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú của nhà đầu tư, cho đến 48 tháng sau ngày hết hạn của thẻ. Thay đổi này bắt đầu vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-829 và sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2023 đối với Mẫu I-751. Sở Di Trú đang thực hiện thay đổi này để phù hợp với thời gian duyệt xét hiện tại đối với Mẫu I-751 và Mẫu I-829 đã tăng lên trong suốt năm qua.
Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng 2023(Xem: 5352)
(Robert Mullins International) Nhà Trắng gần đây cho biết họ không thể mô tả những gì Phó Tổng thống Kamala Harris đang làm để giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của việc di cư ồ ạt đến biên giới phía Nam. Đây được cho là một trong những công việc chính của bà ấy. Làn sóng người di cư kéo đến biên giới phía nam trong những ngày gần đây vì họ mong đợi chính sách Title 42 sớm kết thúc. Điều khoản 42 là một chính sách do chính quyền trước tạo ra để ngăn người di cư vượt biên. Nhưng người phát ngôn - Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói rằng Điều khoản 42 kết thúc không có nghĩa là biên giới được mở. Ngày 27 tháng 12, 2022 Tối Cao Pháp Viện đã tạm thời gia hạn điều khoản này.