Cập Nhật Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt Hoa Kỳ - Việt Nam

Thứ Ba, 26 Tháng Năm 201506:13(Xem: 38434)
Cập Nhật Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt Hoa Kỳ - Việt Nam


*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt Hoa Kỳ - Việt Nam được tái lập từ năm 2014. Có ba khía cạnh quan trọng trong chương trình mới này, và được đặt tên là "Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt".

Trước hết, Chương trình này chỉ cho phép nhận con nuôi với ba loại trẻ em như sau: Trẻ em có những vấn đề y tế đáng quan tâm, chẳng hạn như bị bệnh liệt kháng HIV và những trẻ tàn tật; Trẻ em phải từ 5 tuổi đến 15 tuổi; và Những trẻ em ở trong nhóm có từ hai anh chị em ruột trở lên, và có ít nhất có một người dưới 16 tuổi.

Thứ hai, trẻ em sẽ được chọn lọc bởi nhà nước Việt Nam. Điều này có nghĩa là những cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ cung cấp cho những cha mẹ nuôi tương lai những thông tin về một hoặc nhiều trẻ em hợp lệ để được nhận làm con nuôi. Những cha mẹ này có thể nhận một trong những em này, hoặc từ chối tất cả.

Thứ ba, chỉ có hai văn phòng dịch vụ con nuôi ở Hoa Kỳ có thể tham gia Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt. Hai văn phòng này là Dillon International và Holt International Children' Services. Chỉ có hai văn phòng này có thể làm việc trực tiếp với các giới thẩm quyền Việt Nam trong việc duyệt xét những hồ sơ con nuôi.

Mới đây, các giới chức trung ương liên hệ vấn đề con nuôi ở  Việt Nam, thuộc Vụ Con Nuôi của Bộ Tư Pháp, đã xác minh một số khía cạnh rõ rệt về chương trình con nuôi này. Theo Vụ Con Nuôi, những trẻ em khỏe mạnh sống ở bên ngoài các trung tâm trẻ mồ côi hiện nay không đủ tiêu chuẩn được hưởng Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt, mặc dù những trẻ em này từ 5 tuổi trở lên hoặc thuộc nhóm nhiều anh chị em ruột, và mặc dù chúng có thể phù hợp với một cha mẹ nuôi tương lai nào đó.

Những trẻ em hợp lệ được nhận nuôi sẽ nằm trong "Danh sách số 2". Chỉ những trẻ em trong Danh Sách Số 2, có giấy tờ chính thức xác nhận cần những nhu cầu đặc biệt, từ 5 tuổi trở lên, và thuộc nhóm có nhiều anh chị em ruột, mới có thể hợp lệ cho chương trình con nuôi. Chỉ có những Sở Tư Pháp tỉnh mới có thẩm quyền ghi danh các trẻ em vào Danh Sách Số 2, và những trẻ em này phải cư ngụ trong những cơ sở săn sóc trẻ em của nhà nước Việt Nam.

Những trẻ em không được ghi danh trong Danh Sách Số 2, nhưng bị tàn tật hoặc có những bệnh tật nghiêm trọng, và những trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, có thể hợp lệ cho chương trình con nuôi liên-quốc gia. Trước hết, Vụ Con Nuôi của Bộ Tư Pháp xác định rằng những cha mẹ nuôi tương lai có hợp lệ hay không để xin con nuôi. Nếu được chấp thuận, Vụ Con Nuôi  sẽ chuyển yêu cầu này đến Sở Tư Pháp tỉnh để xác định nếu trẻ em này được xác nhận hợp lệ trong chương trình con nuôi liên-quốc gia. Người bảo hộ trẻ em này phải nộp chứng từ xác nhận tình trạng y tế của đứa trẻ, cũng như trải qua tiến trình duyệt xét hợp pháp toàn bộ ở Việt Nam.

Những cha mẹ nuôi ở Mỹ trong tương lai muốn nhận con nuôi Việt Nam phải làm việc với một trong hai văn phòng cung cấp con nuôi ở Hoa Kỳ được nhà nước Việt Nam cấp môn bài hoạt động trong Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt ở Việt Nam.

Vấn đề con nuôi quốc tế là một tiến trình duyệt xét rất nhiêu khê. Việc duyệt xét không đơn giản như nộp đơn I-130 để bảo lãnh thân nhân. Việc nhận con nuôi đòi hỏi phải có một bản Nghiên Cứu Gia Đình ở Hoa Kỳ để thẩm định sự hợp lệ của cha mẹ nuôi. Có một số trang đầy những câu hỏi được đưa ra để thẩm định lý lịch của cha mẹ nuôi liên quan đến tài chánh, y tế, đạo đức và xã hội. Những văn phòng dịch vụ di trú chỉ có thể giúp hoàn tất những vấn đề trong bản Nghiên Cứu Gia Đình mà thôi.

Thủ tục xin con nuôi có thể mất thời gian từ hai đến ba năm, và phí tổn có thể từ 20.000 đến 30.000 Mỹ kim.

Chúng ta hiểu và đồng cảm với hảo ý của chính phủ Hoa Kỳ muốn mang lại những mái nhà tốt cho những trẻ em thường bị lãng quên. Hầu hết cha mẹ nuôi thường đi tìm những trẻ sơ sinh hoặc trẻ em lớn hơn với sức khỏe tốt. Vào lúc trẻ em lên 5 tuổi, chúng có thể khó hòa nhập vào một gia đình mới và bị ảnh hưởng bởi việc mất mát gia đình gốc của mình. Và, việc nhận nuôi một đứa trẻ có những nhu cầu đặc biệt cho thấy những cha mẹ nuôi cũng phải là những người rất đặc biệt.

Mặc dù sẽ có nhiều thách thức để đưa một trẻ em đã lớn hoặc một trẻ em tàn tật vào gia đình, nhưng phần thưởng dành cho cả cha mẹ nuôi lẫn con nuôi sẽ rất là lớn lao. Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt thực sự là một chương trình đặc biệt cho những cha mẹ đặc biệt.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ mong muốn nhận nuôi cháu trai hoặc cháu gái từ Việt Nam để mang lại cho các cháu một đời sống tốt đẹp hơn. Điều này có thể thực hiện không?

- Đáp: Trẻ em chỉ có thể được nhận nuôi trong những hạng mục đã được lập ra: 5 tuổi hoặc lớn hơn, hoặc có những nhu cầu đặc biệt, hoặc là anh chị em ruột từ hai em trở lên, một trong số này phải dưới 16 tuổi. Và trẻ nuôi phải được nhà nước Việt Nam giới thiệu và chọn lọc. Sau cùng, các trẻ em này phải đang sống trong những cơ sở chăm sóc trẻ em của nhà nước Việt Nam.

- Hỏi: Nếu tôi biết một đứa trẻ dưới 5 tuổi, tôi có thể bắt đầu thủ tục xin con nuôi bây giờ vì đứa trẻ này sẽ tròn 5 tuổi khi thủ tục duyệt xét hoàn tất không?

- Đáp: Nhà nước Việt Nam sẽ chỉ đưa ra danh sách những con nuôi hiện ít nhất đã 5 tuổi mà thôi.

- Hỏi: Ai có thể xin con nuôi?

- Đáp: Theo luật Việt Nam, những cha mẹ nuôi tương lai phải lớn hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi. Luật Việt Nam cho phép những người độc thân hoặc có gia đình nhận con nuôi, nhưng không áp dụng cho những người đồng tính hoặc chuyển giới.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM,  và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138366)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125021)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137136)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134043)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125423)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133052)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140878)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142771)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 137242)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126888)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".