SINH VIÊN DU HỌC TẠI HOA KỲ

Thứ Ba, 08 Tháng Chín 201506:45(Xem: 30309)
SINH VIÊN DU HỌC TẠI HOA KỲ

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Hiện có 1 triệu 50 ngàn sinh viên du học diện chiếu khán (visa) F-1 và M-1 đang học tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó, có 245.000 học sinh trong diện chiếu khán trao đổi giáo dục J-1 đang theo học tại Hoa Kỳ.

Có 8.900 trường học ở Hoa Kỳ được sự đồng ý của Bộ Nội An thu nhận học sinh quốc tế.

Bốn trăm ngàn sinh viên ngoại quốc đang theo học những ngành thuộc chương trình STEM (viết tắt từ Science, Technology, Engineering và Mathematics)  bao gồm các lãnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

Những học sinh này đến từ những quốc gia nào?

Hầu hết những học sinh này đến từ Á Châu, bao gồm 300.000 từ Trung Quốc và 500.000 đến từ những nước khác ở Châu Á. Gia Nã Đại và Mê Tây Cơ có 67.000 học sinh, Nam Mỹ Châu có 50.000, Châu Phi có 46.000 và Châu Úc có 6.000 học sinh.

Trong những quốc gia có học sinh Á Châu theo học tại Hoa Kỳ, số học sinh lớn nhất đến từ Trung Quốc (300.000 người), sau đó là Ấn Độ (150.000 người), Nam Hàn (78.000 người), Ả Rập Saudi (76.000 người), Nhận Bản (25.000 người), Việt Nam (24.000 người) và Đại Loan (22.000 người).

Điều cần ghi nhận là trong lúc có 24.000 học sinh Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ, thì cũng có khoảng 24.000 người Việt di dân sang Hoa Kỳ mỗi năm. Số học sinh Việt Nam du học tại Hoa Kỳ nhiều hơn Đài Loan, và gần tương đương với số du học sinh Nhật. Và số du học sinh Việt Nam bằng 50% tồng số du học sinh của hai đại lục Châu Phi và Nam Mỹ Châu.

Ba mươi sáu phần trăm tổng số du học sinh theo học tại các tiểu bang California, New York và Texas.

Hiện có khoảng 5.200 du học sinh theo học các chương trình cấp tiểu học và trung học tại Hoa Kỳ. Con số này cho thấy đã giảm 33% số du học sinh theo học các chương trình giáo dục cấp tiểu học và trung học kể từ tháng Hai năm 2015.

Hai mươi tám phần trăm du học sinh đã ghi danh theo học các chương trình giáo dục về công viên, giải trí và thể dục đến từ Anh Quốc và Gia Nã Đại.

Hai mươi lăm phần trăm du học sinh đến từ Trung Quốc đang theo học các chương trình giáo dục về kinh doanh, quản trị, thị trường và những dịch vụ hỗ trợ.

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là những chương trình giáo dục thông dụng tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp từ những chương trình giáo dục này rất quan trọng để tạo nên những đổi mới và công việc làm tại Hoa Kỳ.

Bảy mươi lăm phần trăm trong tổng số du học sinh STEM đang học các chương trình về kỹ thuật, vi tính, khoa học thông tin, dịch vụ hỗ trợ, khoa học sinh học và sinh y học.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tại sao các du học sinh tốt nghiệp từ các chương trình STEM được xem là quan trọng trong việc tạo nên sự đổi mới và công việc làm tại Hoa Kỳ?

- Đáp: Hoa Kỳ luôn luôn cần nhiều người tốt nghiệp từ các chương trình giáo dục STEM. Đó là lý do tại sao những người tốt nghiệp được cấp loại chiếu khán H1B sau khi họ hoàn tất chương trình học.

- Hỏi: Các du học sinh có thể xin học các trường tiểu học và trung học công lập tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Được. Nhưng  thời gian học chỉ giới hạn trong một năm tại các chương trình công lập và họ phải trả học phí cho khu học chính. Không có thời gian giới hạn nếu du học sinh muốn theo học các trường tư thục tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Hơn 80% du học sinh đến từ Á Châu, nhưng chỉ có 10% đến từ Âu Châu và dưới 1% đến từ Úc Châu. Tại sao vậy?

- Đáp: Đối với du học sinh Á Châu, có nhiều lý do, bao gồm cơ hội gia tăng năng khiếu Anh ngữ, những cơ sở giáo dục quá tốt ở Hoa Kỳ, ít trường đại học ở nước nhà và uy tín khi tốt nghiệp từ đại học Hoa Kỳ. Các học sinh tại Úc Châu và Âu Châu không cần phải xuất ngoại để tìm chương trình giáo dục tốt hơn.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 100559)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai
Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2008(Xem: 110323)
Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102253)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99784)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101791)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102562)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106752)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 102046)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 106238)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99740)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.