Một Số Thông Tin Di Trú Cần Quan Tâm

Thứ Tư, 14 Tháng Mười 201513:03(Xem: 32350)
Một Số Thông Tin Di Trú Cần Quan Tâm

Một Số Thông Tin Di Trú Cần Quan Tâm

  • Bộ Ngoại Giao cho biết ngày đáo hạn mỗi tháng sẽ dễ tiên đoán hơn
  • Di dân ở Hoa Kỳ đạt kỷ lục 42 triệu 400 ngàn người trong năm 2014
  • Lịch cấp chiếu khán và chuyển diện cư trú sớm tại Hoa Kỳ tháng 11-2015

 

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

Bảng Thông Tin Chiếu Khán (Visa): Bộ Ngoại Giao cho biết việc di chuyển ngày đáo hạn mỗi tháng sẽ dễ tiên đoán hơn

(Robert Mullins International) Hình thức bảng thông tin chiếu khán hàng tháng trước đây chỉ có một biểu đồ về những ngày đáo hạn. Điều này có nghĩa là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn định những ngày đáo hạn dựa trên những thông tin giới hạn, tương đối. Việc này thường gây ra những ước lượng con số không chính xác và đôi khi gây ra việc đẩy lùi những ngày đáo hạn.

Với hệ thống mới, Bộ Ngoại Giao sẽ có thể thẩm định số lượng chiếu khán cần có dựa trên số đơn xin chuyển diện I-485 được nộp cho Sở di trú Hoa Kỳ. Vì thế, Bộ Ngoại Giao sẽ có số liệu để sử dụng trong việc tính toán chính xác hơn số chiếu khán có thể cấp phát. Việc này sẽ làm cho hệ thống thông tin chiếu khán dễ tiên đoán hơn và giúp ngăn ngừa những ngày đáo hạn lên xuống quá bất thường trong bảng thông tin chiếu khán hàng tháng. Vấn đề di chuyển ngày đáo hạn sẽ trở nên rất dễ dàng tiên đoán trong mỗi tháng.

Người đại diện có thể đóng lệ phí di dân trên mạng điện tử cho Sở di trú

Để đáp lại những phản hồi của khách hàng, Sở di trú USCIS đã thực hiện những phương thức mới đóng tiền trên mạng điện tử để trả lệ phí Thẻ Xanh 165 Mỹ kim cho người di dân. Hiện nay, người đại diện có thể trả những lệ phí di dân cho bất cứ người di dân nào sau khi họ có Số Đăng Ký Ngoại Kiều (tức Alien Registration Number) của người di dân và số hồ sơ của Bộ Ngoại Giao. Bất cứ người di dân nào muốn có chứng minh là Thường trú nhân đều phải trả lệ phí Thẻ Xanh cho Sở di trú. Lệ phí này bao gồm những phí tổn duyệt xét, thực hiện và gửi Thẻ Xanh.

Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn thường đề nghị người ta trả lệ phí Thẻ Xanh trước khi rời khỏi Việt Nam. Nhưng theo kinh nghiệm của các văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullin International tại California, nếu trả lệ phí này trước khi rời Việt Nam thì thời gian phải mất khoảng từ 1 đến 3 tháng mới nhận được Thẻ Xanh sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng nếu lệ phí được trả sau khi đến Mỹ thì thời gian nhận được Thẻ Xanh sẽ nhanh hơn vì lúc đó Sở di trú đã nhận được hồ sơ. Trong trường hợp này, thời gian nhận được Thẻ Xanh khoảng một vài tuần sau khi đến Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên, khi nhập cảnh, người di dân sẽ có dấu mộc của Sở di trú đóng trên sổ thông hành (passport), xác nhận rằng việc nhập cảnh của một thường trú nhân hợp pháp. Điều này cũng xác nhận rằng người di dân được phép làm việc, sau khi nhận được số An Sinh Xã Hội.

Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ sẽ nhận 10.000 người tỵ nạn Syria

Vì làn sóng người tỵ nạn Syria tiếp tục ra đi do cuộc nội chiến bạo động gia tăng nơi quê hương của họ, Tòa Bạch Ốc vừa loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ chào đón ít nhất 10.000 người tỵ nạn Syria.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng nội chiến khởi sự từ năm 2011, hơn nửa dân số của Syria đã phải chuyển nơi cư trú. Việc thu nhận 10.000 người tỵ nạn Syria vào Hoa Kỳ sẽ là khởi đầu làm giảm một số áp lực trên vai của những nước Âu Châu và Trung Đông.

Tổng quát, Hoa Kỳ sẽ nhận 75.000 người tỵ nạn trên toàn thế giới trong Tài Khóa mới, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2015, mặc dù ông John Kerry, Bộ trưởng Ngoại Giao, nói rằng hành pháp sẽ yêu cầu Quốc hội tăng việc thu nhận người tỵ nạn vượt qua số giới hạn 75.000 người để có thể nhận hơn 10.000 người tỵ nạn Syria.

California cấp nửa triệu bằng lái xe cho di dân bất hợp pháp

Chính quyền tiểu bang California đã cấp hơn nửa triệu bằng lái xe cho những di dân đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Nha Lộ Vận (tức Department of Motor Vehicles) nói rằng đã đạt con số nửa triệu bằng lái xe được cấp vào giữa tháng Chín 2015. California kỳ vọng sẽ cấp ít nhất 1 triệu 400 ngàn bằng lái xe cho những di dân đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Chương trình này nhắm vào việc làm cho đường phố an toàn hơn và đời sống người di dân dễ dàng hơn.

Di dân ở Hoa Kỳ đạt kỷ lục 42 triệu 400 ngàn người trong năm 2014

Số di dân trên toàn quốc (kể cả hợp pháp và bất hợp pháp) tăng 2 triệu 400 ngàn người kể từ năm 2010 và tăng 1 triệu người từ năm 2013 đến năm 2014. Việc gia tăng số di dân do ảnh hưởng tiếp theo sau thời kỳ Đại Suy Thoái Kinh Tế. Những thống kê mới nhất bao gồm các công dân Mỹ, các thường trú nhân, công nhân tạm thời và sinh viên du học.

Trong năm 2000, có 988.000 di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ. Mười năm sau, con số vượt lên 1 triệu 240 ngàn người. Đến năm 2014, có 1 triệu 290 ngàn di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ. Con số này không bao gồm số con  của người di dân sinh đẻ trên nước Mỹ.

Năm nay, Việt Nam kỳ vọng sẽ nhận được từ 13 tỷ Mỹ kim đến 14 tỷ Mỹ kim do người Việt ở hải ngoại gửi về. Hơn một nửa số tiền này sẽ đến từ người Việt ở Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ SỚM TẠI HOA KỲ THÁNG 11-2015

(1) -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/02/2008 (Tăng 5  tuần)

(Nộp Đơn Sớm Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/05/2009)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/05/2014  (Tăng 4tuần)

(Nộp Đơn Sớm Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/03/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/02/2009 (Tăng 3  tuần)

(Nộp Đơn Sớm Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2010)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/06/2004 (Tăng 3  tuần)

(Nộp Đơn Sớm Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/04/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/03/2003  (Tăng 3 tuần)

(Nộp Đơn Sớm Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2004)

(7) -Tu Sĩ-SR:              Luôn luôn hiệu lực

 

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hệ thống mới cho phép những người ở Hoa Kỳ được nộp đơn xin Thẻ Xanh sớm một năm hoặc hơn trước khi hồ sơ đến ngày đáo hạn. Liệu điều này có công bằng cho những đương đơn xin chiếu khán di dân đang chờ đợi phỏng vấn ở nước ngoài?

- Đáp: Những người ở ngoài Hoa Kỳ đang chờ phỏng vấn và chiếu khán di dân sẽ nhận được Thẻ Xanh trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi đến Hoa Kỳ. Những người đang ở Hoa Kỳ nộp đơn xin Thẻ Xanh theo hệ thống mới sẽ phải đợi nhiều hơn 2-3 tháng mới có thể nhận được Thẻ Xanh.

- Hỏi: Mẹ tôi đang có Thẻ Xanh. Bà năm nay 73 tuổi và là Thường trú nhân đã 13 năm. Mẹ tôi có phải biết đọc và viết tiếng Anh để có thể nộp xin nhập tịch Hoa Kỳ không?

- Đáp: Mẹ của bạn phải đợi thêm hai năm nữa. Khả năng biết đọc và biết viết tiếng Anh được miễn đối với những người trên 55 tuổi và đã sống ở Hoa Kỳ như Thường trú nhân ít nhất 15 năm. Những đương đơn này không cần phải biết đọc và viết tiếng Anh. Họ vẫn phải đậu phần thi về dân sự, nhưng bài thi có thể được chọn bằng ngôn ngữ của họ.

Hỏi: Tôi có Thẻ Xanh có điều kiện 2 năm qua việc kết hôn. Chúng tôi kết hôn đã được 6 tháng rồi. Tiếc thay, chồng tôi hành hạ tôi rất nhiều. Tôi có phải tiếp tục mối quan hệ này không? Nếu tôi quyết định xin ly dị, liệu tôi có sẽ mất Thẻ Xanh có điều kiện không?

- Đáp: Không có đòi hỏi nào phải tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân khó khăn. Nếu cô nộp đơn xin ly dị trước hai năm, cô có thể xin hủy bỏ tình trạng Thẻ Xanh có điều kiện ngay khi việc ly dị kết thúc. Cô sẽ phải cung cấp những bằng chứng về cuộc hôn nhân chân thật và cuộc  hôn nhân này không chỉ để có được Thẻ Xanh.

Tương tự, nếu cô bị một người chồng là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân ngược đãi, cô có thể xin hủy bỏ tình trạng Thẻ Xanh có điều kiện trước khi hồ sơ ly dị kết thúc. Cô sẽ phải chứng minh cuộc hôn nhân của mình là trong sáng, không chỉ lấy nhau vì Thẻ Xanh. Cô cũng sẽ phải chứng minh mình bị ngược đãi.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Năm, 09 Tháng Tám 2007(Xem: 126828)
Nhiều người tin rằng chỉ cần một chuyến quay trở lại Hoa Kỳ mỗi năm sẽ duy trì tình trạng thường trú nhân, nhưng thực tế cho thấy điều này không đủ chứng minh dự tính duy trì diện cư dân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải thực hiện thêm một số việc để có thể duy trì diện cư trú của mình.
Thứ Năm, 02 Tháng Tám 2007(Xem: 125532)
Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2007(Xem: 123403)
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ.
Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123675)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 120316)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 121921)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.
Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125149)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 129966)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121175)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116000)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.