Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Thứ Tư, 04 Tháng Mười Một 201513:01(Xem: 27047)
Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch (tức the Immigration and Nationality Act, gọi tắt là INA) của năm 1965 đã tròn 50 tuổi vào ngày 3 tháng 10 năm 2015 vừa qua. Đạo luật này được thông qua ngay sau khi Đạo Luật Dân Quyền thành hình năm 1964 và 1965, và đạo luật INA chấm dứt hệ thống phân phối chiếu khán theo Nguồn Gốc Quốc Gia. Hệ thống này đã từng giới hạn hầu hết vấn đề di trú Hoa Kỳ đối với các công dân từ Bắc Âu Châu, chẳng như Đức Quốc, Anh Quốc và Ireland. Thí dụ, vào năm 1929, trong số 150.000 chiếu khán (visa) có sẵn cho vùng này, chỉ có 50.000 chiếu khán cấp cho công dân Đức, 100 chiếu khán cho công dân Hy lạp và không một chiếu khán nào cấp cho công dân Trung Hoa và Á Châu nói chung.

Luật năm 1965 đã thay đổi sự phân phối chiếu khán di trú từng dựa trên nguồn gốc quốc tịch và đã rất dễ dàng cấp chiếu khán cho công dân vùng Bắc Âu Châu. Hệ thống mới đã đặt nặng vấn đề đoàn tụ gia đình và đón mời những công dân có năng khiếu. Với Đạo luật năm 1965, Hoa Kỳ đã tự cam kết, lần đầu tiên, chấp nhận vấn đề di trú với tất cả những người có quốc tịch khác.

Gần 59 triệu người đã đến Hoa Kỳ từ năm 1965, và ba phần tư trong số này đã đến từ các nước ở Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đã thật sự trở thành một Biên Giới Mới, trẻ trung và đa sắc. Vấn đề di trú chắc chắn làm tăng thêm an ninh cho Hoa Kỳ. Nhiều di dân và con cái của họ đã gia nhập quân lực Hoa Kỳ sau năm 1965, và trong mỗi binh chủng ngày càng trở thành đa chủng tộc.

Những làn sóng người di dân mới cũng đã mang lại sự thịnh vượng chung mà nhiều người không thể tưởng tượng vào năm 1965. Giữa những năm 1990 và 2005, khi thời đại điện tử bùng nổ, 25% những công ty Mỹ phát triển nhanh nhất được thành lập bởi những người sinh đẻ ở ngoài Hoa Kỳ.

Đặc biệt là Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) ở thành phố San Jose đã thành công vượt bực. Tại tiểu bang California, nơi di dân Á Châu đã từng gặp nhiều khó khăn, thì cũng chính họ đã giúp thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Thống kê năm 2010 cho biết hơn 50% công nhân kỹ thuật tại vùng Thung Lũng Điện Tử là công dân Mỹ gốc Á Châu.

Những người chống đối việc di trú thường cho là mình đúng khi tranh luận rằng vấn đề di dân chỉ mang lại những thay đổi xấu hơn. Nhưng, sau 50 năm, điều rõ rệt là người di dân đã làm cho Hoa Kỳ tốt đẹp hơn. Vấn đề di trú đã thay đổi Hoa Kỳ trong hơn nửa thế kỷ qua. Những cư dân Hoa Kỳ sinh đẻ ở nước ngoài đã chiếm gần 14% trong số 320 triệu người hiện nay ở Hoa Kỳ. Khi chúng ta cộng thêm con cái của các công dân Hoa Kỳ, thì các gia đình di dân đã đại diện 26% trong toàn thể dân số Hoa Kỳ.

Dân Mỹ Phản Ứng ra Sao Về Cuộc Khủng Hoảng Người Tỵ Nạn Syria? Và nghĩ đến dòng lịch sử Việt Nam

Cho đến nay, câu chuyện này rất quen thuộc: Trẻ con, phụ nữ, nam giới - người chồng chất người - chen chúc nhau trong những con thuyền chỉ có thể chở tối đa 30 người. Họ biết đã không thể sống trên quê hương họ. Họ giao phó thân xác họ, đám con thơ của họ trong cơn sóng dữ của biển cả, và phó thác tâm hồn cho một tương lai vô định trên những bến bờ xa lạ. Chúng ta đang nói đến một Việt Nam 40 năm trước, nhưng thật giống hoàn cảnh bi thương của người tỵ nạn Syria hiện nay.

Mới đây, một thuyền nhân Việt Nam chia sẻ: "Nghe tin tức hôm nay, tôi như sống lại thời vượt thoát khỏi Việt Nam. Chúng tôi phải đi vì không còn chọn lựa nào khác. Và bây giờ- câu chuyện tương tự lại xảy ra, và lần này xảy đến với người Syria".

Mặc dù chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho những gia đình người tỵ nạn tràn ngập ở bờ biển và trên những ga xe lửa tại Âu Châu hiện nay, nhưng chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi họ đến nước của chúng ta. Nó không chỉ là sự hiểm nguy và nỗi đau buồn của họ làm chúng ta thương tâm, mà còn làm cho chúng ta nghĩ đến tình trạng tái định cư của họ. Những người này là tài sản của xã hội chúng ta.

Trong 5 năm kể từ khi khởi đầu cuộc khủng hoảng tại Syria, Hoa Kỳ chỉ nhận 1,500 người tỵ nạn Syria. Vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niêm 1980, Hoa Kỳ đã tái định cư hơn 150.000 người tỵ nạn từ Đông Nam Á mỗi năm. Chúng ta có thể làm tương tự cho người tỵ nạn Syria.

Điều gì sẽ xảy ra cho vụ tố tụng chống lại Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama?

Có câu nói rằng "công lý trì hoãn là công lý từ chối" và điều này có vẻ phù hợp với việc kháng cáo của hành pháp Obama qua vụ tố tụng chống lại những tác động hành pháp của tổng thống về vấn đề trục xuất. Vụ kháng cáo này đang nằm trong tay của hội đồng ba chánh án của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm từ ngày 10 tháng Bảy vừa qua. Nhưng ba tháng sau, hội đồng đã không ra phán quyết nào hết và làm cho 5 triệu 5 trăm ngàn những người chờ đợi Chương trình Ước Mơ và những cha/mẹ không có giấy tờ hợp lệ của các công dân Mỹ và Thường trú nhân không thể nộp đơn xin bất cứ diện cư trú hợp lệ nào.

Nếu đây là hồ sơ bình thường, sự trì trệ của chánh án có thể không là vấn đề. Nhưng đây không là sự việc thường tình vì nó tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người Hoa Kỳ trên cả nước, những người lo sợ rằng người hôn phối hoặc cha mẹ của họ sẽ bị trục xuất.

Sự thất vọng về việc trì trệ gia tăng vì họ không biết những vị chánh án này sẽ làm gì. Những chánh án này hầu như kiên quyết ủng hộ sự can thiệp ngay từ đầu nhằm chống lại việc ban hành Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama.

Sau cùng, những tác động hành pháp của ông Obama sẽ phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện. Nhưng thời gian quá ngắn ngủi. Tối Cao Pháp Viện đã bắt đầu nhiệm kỳ của họ. Ngoại trừ Tòa Rộng Quyền Thứ Năm phán quyết sớm, vì Tối Cao Pháp Viện khó thể quyết định hồ sơ này trước tháng Bảy năm 2017. Điều này có nghĩa là sự trì hoãn của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm sẽ để 5 triệu 5 trăm ngàn di dân không có giấy tờ hợp lệ và gia đình họ trong cõi di trú âm u cho đến khi ông Obama rời khỏi nhiệm vụ của mình.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Không còn cách nào để Quốc hội thi hành Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama hay sao?

-Đáp: Quốc hội chắc chắn có khả năng làm việc này, nhưng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama không thể thuyết phục dân biểu quốc hội thông qua việc cải tổ di trú tốt hơn.

- Hỏi: Vấn đề xổ số cấp chiếu khán (visa) di dân thường xảy ra thời gian này mỗi năm. Người dân ở Việt Nam có hợp lệ để nộp đơn không?

- Đáp: Những quốc gia như Việt Nam đã đưa quá nhiều di dân sang Hoa Kỳ trước đây nên không thể tham dự chương trình Xổ Số chiếu khán. Một số quốc gia khác cũng không hợp lệ tham dự Xổ Số Chiếu Khán là Ba Tây, Gia Nã Đại, Trung quốc, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Nam Hàn và Anh quốc.

- Hỏi: Nếu Hoa Kỳ chấp nhận hàng chục ngàn người tỵ nạn Syria, có cách nào để tin tưởng rằng quân khủng bố sẽ không thể đến Hoa Kỳ với danh nghĩa người tỵ nạn không?

- Đáp: Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể nào kiểm tra lý lịch những người đến từ Syria, Iraq, Somali and Sudan. Ở những nước này, những dữ kiện lưu trữ của cảnh sát và tình báo rất ít có thể nhận diện lý lịch khủng bố và tội phạm.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

 

Thứ Tư, 20 Tháng Năm 2009(Xem: 94957)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins Mullins đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 13 Tháng Năm 2009(Xem: 95649)
Qúy vị từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trước tháng Bảy năm 1995. Sau khi sống ở Hoa Kỳ một thời gian, nếu qúy vị làm điều gì đó trái luật và bây giờ sở di trú muốn trục xuất. Sở di trú đã gửi đến qúy vị một Thư Thông Báo Trình Diện.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2009(Xem: 97964)
Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 21 Tháng Tư 2009(Xem: 95414)
Người cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức  trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Tư, 15 Tháng Tư 2009(Xem: 94287)
Chiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90016)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92073)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95248)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100166)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96960)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.