Tranh Luận Vấn Đề Di Trú Hoa Kỳ Qua Những Con Số

Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một 201510:05(Xem: 29410)
Tranh Luận Vấn Đề Di Trú Hoa Kỳ Qua Những Con Số

 

*

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International)  Hơn 2 triệu di dân bất hợp pháp đã bị trục xuất kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhiệm chính. Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nói rằng đây là chỉ dấu cho thấy hệ thống di trú thất bại. Cho đến nay, việc thúc đẩy việc cải tổ di trú toàn diện bị khựng lại ở Quốc hội.

11.3 triệu: Có vào khoảng 11 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp đang sinh sống tại Hoa Kỳ cho đến năm 2014. Con số này tương đương khoảng 3.5% dân số Hoa Kỳ. Dân Mễ Tây Cơ chiếm gần một nửa số dân bất hợp pháp. Tổng số di dân bất hợp pháp đến từ Trung Mỹ tăng 3.2 triệu người trong năm 2013. Có khoảng 350,000 di dân bất hợp pháp nhập cảnh Hoa Kỳ mỗi năm.

5 triệu: Sau khi vấn đề cải tổ di trú bị khựng lại tại Quốc hội vào năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố một số tác động hành pháp để bảo vệ khoảng 5 triệu di dân bất hợp pháp khỏi bị trục xuất. Một trong những đề nghị này là chương trình DAPA, được sọan thảo để tạm thời không thi hành lệnh trục xuất khoảng 4 triệu di dân bất hợp pháp là cha mẹ của các công dân Mỹ hoặc các thường trú nhân hợp pháp đã từng sống ở Hoa Kỳ ít nhất 5 năm. Các đề xướng của ông Obama còn bao gồm việc nới rộng chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ Thơ Ấu, gọi tắt là DACA, cho phép những thanh niên đến Hoa Kỳ trước 16 tuổi có thể nộp đơn xin tạm hoãn trục xuất và được phép làm việc. Những Tác Động Hành Pháp này vẫn còn bị trì hoãn bởi Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và có thể bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sau này.

11.84 tỷ Mỹ kim: Trong năm 2012, di dân bất hợp pháp đã đóng góp 11 tỷ 840 triệu Mỹ kim cho thuế tiểu bang và địa phương - bằng khoảng 8% thuế tiểu bang và địa phương trên toàn quốc.

103.9 tỷ Mỹ kim: Việc trục xuất 11 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ rất tốn kém. Phải mất hơn 20 năm cho một chương trình trục xuất to lớn để đưa 11 triệu 300 ngàn người ra khỏi Hoa Kỳ và phí tổn cho việc trục xuất toàn diện này sẽ tốn kém từ 100 đến 300 tỷ Mỹ kim.

6.4 phần trăm: Việc trục xuất tất cả 11 triệu 300 ngàn kiều dân bất hợp pháp cũng sẽ làm hại nền kinh tế. Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng nói rằng việc trục xuất tất cả di dân bất hợp pháp hiện nay và trong tương lai sẽ làm giảm lực lượng lao động trên toàn quốc xuống 6.4 phần trăm. Điều này còn làm hại đến thị trường nhà cửa, tăng lạm phát quốc gia và làm giảm Tổng Sản Lượng Nội Địa khoảng 5.7% trong 20 năm sắp tới.

1.2 ức Mỹ kim: Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng còm tìm thấy rằng việc cải tổ di trú toàn diện sẽ thực sự làm giảm lạm phát liên bang khoảng 1 ức 200 tỷ Mỹ kim trong 20 năm. Và cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng khoảng 4.8%.

403,563: Vì không có chương trình cải tổ di trú toàn diện nên những nỗ lực của chính phủ chỉ chú tâm vào việc canh giữ an ninh vùng biên giới và vấn đề trục xuất. Từ bốn năm nhiệm chính đầu tiên, từ 2009 đến 2013, của Tổng thống Obama, chính phủ đã trục xuất trung bình 403,563 người mỗi năm.

5 tỷ Mỹ kim: Phụ tá giám đốc cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Hải Quan nói rằng chính phủ đã tốn trung bình 12,500 Mỹ kim cho việc bắt giữ, giam cầm và trục xuất một người ra khỏi Hoa Kỳ. Phí tổn phải chi cho công việc này vào khoảng 5 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

5.1 tỷ Mỹ kim: Sẽ tốn kém khoảng 3 triệu 900 Mỹ kim để xây một dặm (tức 1 cây số 6) hàng rào dọc theo biên giới Hoa Kỳ - Mê Tây Cơ. Có ít nhất 2 tỷ 400 triệu Mỹ kim đã được phân phối để hoàn tất 670 dặm hàng rào để ngăn cản xe cộ và những người đi bộ qua biên giới. Còn lại 1,300 dặm nữa có thể tốn thêm 5 tỷ 100 triệu Mỹ kim.

73,000: Đây là số những trẻ em đơn thân độc mã bị nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ bắt giữ khi các em cố tìm cách nhập cảnh Hoa Kỳ trong năm 2014. Trong những năm qua, hầu hết những em nhỏ đi một mình nhập cảnh bất hợp pháp đến từ Mễ Tây Cơ, nhưng trong năm 2014, hầu hết trẻ em đến từ các quốc gia ở Trung Mỹ như El Salvador, Guatemala và Honduras.

40 phần trăm: Cho đến năm 2030, dân nói tiếng Tây Ban Nha có thể tăng 40% số cử tri hợp lệ đi bầu. Là một khối cử tri mạnh, dân nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ thường ủng hộ đảng Dân Chủ trong những cuộc bầu cử toàn quốc. Chẳng hạn trong năm 2012, có đến 71% cử tri gốc La-tinh đã bầu cho Tổng thống Obama.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama sẽ có thể được thi hành không?

- Đáp: Cho đến nay, có vẻ như Tổng tống Obama sẽ phải đưa vấn đề này lên Tối Cao Pháp Viện để chấp thuận những đề nghị của ông. Hồ sơ này có vẻ như không thể được Pháp Viện chấp thuận trong tài khóa 2015-2016. Vì thế, vấn đề này sẽ để lại cho tổng thống kế nhiệm tiếp tục trong năm 2017.

- Hỏi: Tình trạng chương trình DACA [Tạm Hoãn Thi Hành (Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ Thơ Ấu] ra sao?

- Đáp: Những đề nghị về chương trình DACA nới rộng vẫn bị trì hoãn tại tòa án, nhưng chương trình DACA khởi thủy vẫn có hiệu lực theo những điều luật của năm 2012. Điều này có nghĩa là qúy vị vẫn còn có thể nộp đơn nếu qúy vị vẫn dưới 31 tuổi cho đến ngày 15 tháng Sáu năm 2012, hoặc quy chế di trú hợp pháp hết hạn vào ngày 15 tháng Sáu năm 2012, và qúy vị đã cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng Sáu năm 2007 cho đến hiện tại.

- Hỏi: Tình trạng tác động hành pháp dành cho chương trình DAPA ra sao?

- Đáp: Chương trình DAPA được soạn thảo nhằm tạm hoãn trục xuất khoảng 4 triệu di dân bất hợp pháp là cha mẹ của các công dân Mỹ hoặc các thường trú nhân hợp pháp đã sống ở Hoa Kỳ ít nhất 5 năm. Tiếc thay, chương trình DAPA và chương DACA nới rộng đều bị bó tay tại Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và bất cứ tác động nào được đề nghị sẽ phải chờ cho đến khi chúng ta có một tổng thống mới.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 2009(Xem: 110247)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm). Đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân phải được kèm theo các bằng chứng liên hệ từ ngày kết hôn cho đến hiện tại.
Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 2009(Xem: 110646)
Các thông tin trong bài chủ đề về di trú hôm nay dựa trên bản phân tích của văn phòng Robert Mullins International tại Sài Gòn.
Thứ Năm, 28 Tháng Năm 2009(Xem: 104017)
Một trong những sự kiện đáng buồn về việc duyệt xét chiếu khán (visa) ở Việt Nam là có nhiều dự tính làm hồ sơ giả tạo. Kết quả là đôi khi Lãnh sự không tin những mối quan hệ chân thật.
Thứ Tư, 20 Tháng Năm 2009(Xem: 95249)
Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins Mullins đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 13 Tháng Năm 2009(Xem: 95917)
Qúy vị từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trước tháng Bảy năm 1995. Sau khi sống ở Hoa Kỳ một thời gian, nếu qúy vị làm điều gì đó trái luật và bây giờ sở di trú muốn trục xuất. Sở di trú đã gửi đến qúy vị một Thư Thông Báo Trình Diện.
Thứ Tư, 06 Tháng Năm 2009(Xem: 98252)
Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 21 Tháng Tư 2009(Xem: 95703)
Người cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức  trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Tư, 15 Tháng Tư 2009(Xem: 94562)
Chiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90277)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92373)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.