Vấn Đề Chiếu Khán Có Sẵn Và Ngày Ưu Tiên

Thứ Năm, 03 Tháng Mười Hai 201512:39(Xem: 33199)
Vấn Đề Chiếu Khán Có Sẵn Và Ngày Ưu Tiên

 

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Trong không khí đầm ấm của mùa lễ, chúng ta thường nghĩ đến những người thân trong gia đình vắng mặt. Và đã có nhiều lúc chúng ta thử quyết định xem có nên bảo lãnh họ bây giờ hay đợi xem những tiến triển về hệ thống di trú Hoa Kỳ ra sao rồi sẽ tính! Lời khuyên của chúng tôi là "nên bắt đầu ngay bây giờ". Đợi chờ - trong trường hợp này - sẽ chẳng mang lại lợi ích nào hết.

Không ai có thể tiên đoán vị tổng thống tương lai hoặc quốc hội tương lai sẽ cải tổ vấn đề di trú ra sao. Mội vài năm trước, một số dân biểu đã có ý muốn loại bỏ hoàn toàn một vài diện bảo lãnh di trú. Tuy nhiên, cẩn thận sẽ "quẳng gánh lo đi", và nên bảo lãnh ngay bây giờ, cho dù luật di trú có thay đổi, cũng không ảnh hưởng đến hồ sơ bảo lãnh.

Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một số thông tin giúp dân chúng hiểu rõ hơn về việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phân phối chiếu khán (visa) ra sao. Sở di trú cũng cung cấp thông tin về cách xem Bảng Thông Báo Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và cách thức cụ thể xin điều chỉnh diện cư trú tùy theo tình trạng của qúy vị.

Chiếu Khán Di Dân Có Sẵn: Số chiếu khán di dân dành cho "thân nhân trực  hệ" của công dân Hoa Kỳ không có giới hạn, bởi vậy số chiếu khán này luôn luôn có sẵn sàng để sử dụng. Thân nhân trực hệ gồm có: người phối ngẫu của công dân Hoa Kỳ, các con (độc thân và dưới 21 tuổi) của công dân Hoa Kỳ, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, và người góa bụa của công dân Hoa Kỳ.

Trong các loại chiếu khán di dân khác, số chiếu khán bảo lãnh gia đình "theo thứ tự ưu tiên" được giới hạn với con số 226,000 chiếu khán một năm. Loại chiếu khán "theo thứ tự ưu tiên" bao gồm: người phối ngẫu và con của thường trú nhân, cũng như con độc thân trên 21 tuổi và con đã lập gia đình và anh chị em của công dân Hoa Kỳ. Thêm vào đó là sự giới hạn số chiếu khán dành cho mỗi quốc gia. Trong loại chiếu khán theo thứ tự ưu tiên, số chiếu khán được xin luôn luôn cao hơn số chiếu khán được cấp,vì thế đã xảy ra tình trạng phải nằm trong danh sách chờ đợi vì số chiếu khán không đủ cung cấp.

Bảng Thông Báo Chiếu Khán hàng tháng của Bộ Ngoại Giao cho qúy vị biết khi nào thân nhân của qúy vị trong loại chiếu khán theo thứ tự ưu tiên sẽ hợp lệ để có ngày phỏng vấn. Trong loại chiếu khán F-1, Bảng Thông Báo Chiếu Khán trong tháng 12 cho thấy ngày đáo hạn cho con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Hoa Kỳ là ngày 1 tháng Tư năm 2008. Điều này có nghĩa là nếu Ngày Ưu Tiên của qúy vị - diện bảo lãnh F-1 - trước ngày 1 tháng tư năm 2008, hồ sơ của qúy vị đã đáo hạn và sẵn sàng được phỏng vấn. Ngày Ưu Tiên là ngày Sở di trú nhận được hồ sơ bảo lãnh. Đôi khi, Sở di trú cho Ngày Ưu Tiên sớm hơn ngày nhận được hồ sơ bảo lãnh.

Nếu đơn bảo lãnh được nộp trước ngày đáo hạn được ghi trong Bảng Thông Báo Chiếu Khán, đơn bảo lãnh đã đáo hạn. Các đương đơn ở nước ngoài không thể được cấp chiếu khán di dân cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Không ngoại lệ.

Chiếu Khán Giật Lùi: Đôi khi, ngày ưu tiên sẽ đáo hạn trong một tháng nữa lại không thể đáo hạn trong tháng tới, điều này xảy ra khi ngày đáo hạn bị trở lui. Tình trạng được gọi là chiếu khán giật lùi. Điều này xảy ra khi quá nhiều người nộp đơn xin chiếu khán trong diện bảo lãnh nào đó, nhiều hơn số chiếu khán có thể cấp trong tháng đó. Khi tài khóa mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10, số chiếu khán mới sẽ được cấp và việc cung cấp chiếu khán mới này sẽ chuyển ngày đáo hạn đến vị trí trước khi bị giật lùi.

Thay Đổi Điều Gì: Bảng Thông Báo Chiếu Khán hàng tháng từ Bộ Ngoại Giao hiện có hai bảng ngày đáo hạn. Nếu qúy vị đang ở Hoa Kỳ hợp lệ và ngày ưu tiên của qúy vị sớm hơn ngày đáo hạn được liệt kê trong "Ngày Nộp Đơn", qúy vị sẽ có thể nộp đơn xin chuyển diện sớm, nhưng sẽ không thể nhận được Thẻ Xanh cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Lợi điểm của việc này là qúy vị có thể nhận được Giấy Phép Làm Việc và Giấy Du Hành Tạm Thời trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh đáo hạn. Sở di trú sẽ không bắt đầu duyệt xét những đơn xin Thẻ Xanh này cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn.

Hệ thống mới này không áp dụng cho những đương đơn đang chờ đợi ở ngoài Hoa Kỳ vì họ sẽ phải nộp đơn xin chiếu khán di dân hơn là được chuyển diện. Nhưng hệ thống mới này cũng không hề làm phương hại đến các đương đơn ở nước ngoài. Hồ sơ của họ sẽ không bị chậm lại vì hệ thống mới này.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đến Hoa Kỳ từ nước Pháp với chiếu khán WT và vừa mới kết hôn với bạn trai lâu năm. Anh là công dân Hoa Kỳ. Tôi có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh không hay tôi phải trở về Pháp để chờ ngày phỏng vấn xin chiếu khán di dân?

- Đáp: Vì cô là thân nhân trực hệ với một công dân Mỹ nên cô có thể ở lại Hoa Kỳ và nộp đơn xin Thẻ Xanh song song với đơn bảo lãnh I-130.

- Hỏi: Tình trạng hiện nay về Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama liên quan đến hai chương trình DACA và DAPA ra sao?

- Đáp: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2015 vừa qua, Tòa Bạch Ốc đã đệ nộp vấn đề này lên Tối Cao Pháp Viện. Quyết định của tòa án tối cao này sẽ có khoảng cuối mùa Xuân 2016.

- Hỏi: Đã có Những Tác Động Hành Pháp nào của ông Obama được thi hành chưa?

- Đáp: Tổng thống Obama đã chỉ thị cho Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú (ICE) không trục xuất tất cả những di dân bất hợp pháp và chỉ chú trọng vào những hồ sơ phạm tội hình sự. Tương tự, Sở di trú kỳ vọng sẽ tuyên bố một chính sách mới nhằm giảm nhẹ những đòi hỏi khắt khe về việc chứng minh tình trạng "vô cùng khó khăn" đối với những đương đơn phải nộp đơn I-601 và I-601A.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Năm, 15 Tháng Ba 2007(Xem: 121080)
Nữ tài tử Jolie sẽ tham dự một nghi lễ nhận con nuôi với các viên chức nhà nước Việt Nam tại thành phố Sài Gòn vào buổi sáng ngày thứ Năm, 15 tháng 3. Một viên chức nhà nước cho biết tin này, nhưng từ chối cho biết danh tính và nói rằng ông không có thẩm quyền cho biết nguồn tin này.
Thứ Sáu, 09 Tháng Ba 2007(Xem: 111542)
Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị gửi công nhân sang lao động tại Hoa kỳ và một số công ty môi giới đã quảng cáo về chương trình này. Trong số báo New York Times ra ngày 28 tháng 2 năm 2007, ký giả Steven Greenhouse có bài viết về tình cảnh của một số công nhân Thái tin tưởng vào lời quảng cáo của các công ty tuyển mộ
Thứ Năm, 01 Tháng Ba 2007(Xem: 118879)
Một vị thính giả của chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức cơ quan NVC) yêu cầu ông ta phải nộp một loại đơn Bảo Trợ Tài Chánh mới cho người con đang được bảo lãnh từ Việt Nam. Câu trả lời là một người con của một công dân Mỹ cần phải điền mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864W vì người con này sẽ tự động trở thành công dân Hoa Kỳ nếu các cháu nhập cảnh Hoa Kỳ trước 18 tuổi.
Thứ Năm, 22 Tháng Hai 2007(Xem: 113737)
Trong những năm gần đây đã có những phát triển lạc quan trong lãnh vực di trú tại Việt Nam. Sự kiện lạc quan đáng hoan nghênh nhất là việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR), dành cho những người không thể nộp đơn hoặc không thể hoàn tất thủ tục nộp đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự (tức ODP)
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 2007(Xem: 110397)
Năm 1999 đánh dấu việc mở cửa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tọa lạc trên đường Lê Duẩn ở Sài Gòn. Tiến trình cứu xét cấp chiếu khán (visa) được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với phương pháp giải quyết chung của các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Có một số luật di trú thay đổi đã giúp ích cho người dân ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 2007(Xem: 116003)
Năm nay, 2007, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International (RMI) chào mừng 20 năm phục vụ cộng đồng người Việt Nam. Ban giám đốc và toàn thể nhân viên các văn phòng RMI rất vui mừng tiếp tục phục vụ bà con người Việt và nguyện sẽ duy trì tính chuyên nghiệp, sự thành tâm và niềm tin được ủy thác.
Thứ Năm, 01 Tháng Hai 2007(Xem: 120473)
Nếu con của bạn sống tại Hoa Kỳ, liệu các em có thể tự động trở thành công dân Mỹ ngay vào thời điểm bạn được nhập tịch không? Câu trả lời cho hầu hết các trường hợp là "đúng" chiếu theo Đạo Luật Quốc Tịch Trẻ Em năm 2001. Trước tiên, vào thời điểm qúy vị được nhập tịch, con của bạn phải ở Hoa Kỳ như một thường trú nhân.
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 2007(Xem: 121066)
Mới đây, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 2007(Xem: 113719)
Trong tuần qua, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 2007(Xem: 115425)
Hiện đang có những tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại liên quan đến những người đã trở về Việt Nam từ đảo Guam trên chiếc tàu "Thương Tín 1", ngay sau ngày 30/4/1975. Một số tin đồn cho rằng những người khách trên chiếc tàu này đương nhiên hội đủ các tiểu chuẩn của chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo của chính phủ Hoa Kỳ.