Những Câu Hỏi Thông Thường Về Chiếu Khán Di Dân

Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 201610:35(Xem: 25676)
Những Câu Hỏi Thông Thường Về Chiếu Khán Di Dân


(RMI) Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

Sau đây là một số câu hỏi thường được nhiều đương đơn ở Việt Nam nêu lên.

1. Đơn bảo lãnh của tôi đã đáo hạn và tôi chỉ còn chờ ngày phỏng vấn. Liệu Lãnh sự Mỹ có thể giải quyết hồ sơ của tôi nhanh hơn và xếp lịch phỏng vấn sớm hơn không?

Khi có nhu cầu rất cần phải xuất cảnh vì những lý do khẩn cấp, Trưởng phòng Chiếu Khán Di Dân sẽ quan tâm đến yêu cầu của qúy vị nếu đơn bảo lãnh đáo hạn. Qúy vị cần nộp những bằng chứng giấy tờ liên quan đến việc khẩn cấp này. Tất cả những yêu cầu cần thiết muốn gửi cho Lãnh sự Hoa Kỳ, qúy vị phải liên lạc với Lãnh sự qua mạng điện tử tại địa chỉ:
http://hochiminh.usconsulate.gov/contact/inquiries.html

2. Tôi có thể được phỏng vấn trước ngày ưu tiên của tôi không?
Lãnh sự Hoa Kỳ không thể làm bất cứ điều gì cho những hồ sơ có ngày ưu tiên chưa đáo hạn, mặc dù có liên quan đến vấn đề nhân đạo cấp thiết. Qúy vị có thể tìm ngày ưu tiên qua địa chỉ travel.state.gov.

3. Lãnh sự có thể gửi ngày phỏng hẹn vấn của tôi qua email không?
Lãnh sự không thể thông báo cho đương đơn biết ngày hẹn phỏng vấn của họ qua email được. Tại các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trên thế giới, đương đơn được thông báo ngày phỏng vấn chiếu khán (visa) qua thư. Trách nhiệm của đương đơn là phải duy trì địa chỉ hiện tại với Tòa Lãnh sự.

4. Em của tôi đã nhận được Tài Liệu Hướng Dẫn Phỏng Vấn và Tài liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn từ Tòa lãnh sự nhưng tôi không nhận được. Tôi nên làm gì?
Qúy vị có thể lấy Tài Liệu Hướng Dẫn này từ trang mạng của Tòa Lãnh sự. Nếu qúy vị không nhận được Tài Liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn, qúy vị nên gửi thư yêu cầu trên mạng điện tử cho Tòa Lãnh sự. Họ có thể gửi cho qúy vị Tài Liệu Liên Quan Đến Việc Phỏng Vấn qua email.

5. Tôi có cần dịch những giấy tờ dân sự (civil documents) cho cuộc phỏng vấn xin chiếu khán không?
Những giấy tờ tiếng Việt không cần phải dịch sang Anh ngữ. Chỉ trong vài trường hợp, qúy vị có thể được yêu cầu nộp bản dịch những giấy tờ Việt ngữ.

6. Người nộp đơn bảo lãnh tôi đang thất nghiệp. Họ có cần phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh không?
Câu trả lời là Có. Đối với hầu hết những đương đơn xin chiếu khán di dân ở Việt Nam, người bảo lãnh phải nộp đơn I-864. Nếu không, Lãnh sự sẽ không thể cấp chiếu khán cho qúy vị. Người bảo lãnh của qúy vị cần tìm một người đồng bảo trợ tài chánh và sẵn sàng hòan tất đơn I-864 cho qúy vị, hoặc người bảo lãnh có thể nhờ một thành viên trong gia đình hòan tất đơn I-864A.

7. Ai có thể đi cùng với tôi đến buổi phỏng vấn?
Thông thường, chỉ có đương đơn có tên trên giấy Hẹn Phỏng Vấn mới có thể vào Tòa Lãnh sự. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, Lãnh sự sẽ cho phép một số người có thể tháp tùng với đương đơn, chẳng hạn như người bảo lãnh, cha mẹ, người giám hộ của đương đơn dưới 17 tuổi, hoặc cha mẹ của đương đơn bị tàn tật, hay trẻ em hoặc người làm công việc săn sóc các đương đơn trên 70 tuổi.

8. Đơn xin chiếu khán của tôi bị từ chối và đơn bảo lãnh đã bị trả lại Sở di trú USCIS ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Quan hệ của chúng tôi chân thật. Vậy tôi có thể làm gì bây giờ?
Người bảo lãnh sẽ có cơ hội phản bác quyết định của Lãnh sự khi Sở di trú duyệt xét hồ sơ này. Sở di trú có thẩm quyền tái chấp thuận đơn bảo lãnh. Việc này có thể mất nhiều tháng để Sở di trú nhận được hồ sơ bảo lãnh được Lãnh sự trả về, và cũng phải đợi nhiều tháng nữa để Sở di trú tái xét hồ sơ.

9. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi nhận được chiếu khán di dân?
Đương đơn có thể yêu cầu Sở di trú Hoa Kỳ phục hồi đơn bảo lãnh dựa trên những lý do nhân đạo. Đương đơn nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đơn bảo lãnh cho trung tâm dịch vụ di trú, nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
Một người góa bụa của công dân Mỹ, nếu đang còn ở Việt Nam, không cần phải xin phục hồi đơn bảo lãnh. Người này có thể nộp đơn I-360 để xin chiếu khán di dân.

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi cần phải làm gì để xin rút đơn bảo lãnh?
- Đáp: Để rút đơn bảo lãnh, người bảo lãnh phải gửi thư xin hủy bỏ - có thị thực chữ ký - đến Tòa Lãnh sự. Lá thư này có thể chụp lại (scan) và gửi lên trang mạng điện tử của Lãnh sự hoặc có thể gửi thư qua đường bưu điện đến Tòa Lãnh sự. Ngay khi nhận được thư của người bảo lãnh, Lãnh sự sẽ ngưng duyệt xét hồ sơ này và hòan trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú USCIS.

- Hỏi: Tôi có thể xin qua Mỹ vì lý do công việc hoặc du lịch khi hồ sơ xin chiếu khán di dân của tôi đang được duyệt xét không?
- Đáp: Đối với những đương đơn xin chiếu khán di dân, qúy vị có thể xin qua Mỹ nếu lãnh sự tin rằng qúy vị có lý do tốt và qúy vị sẽ trở về Việt Nam để phỏng vấn xin chiếu khán di dân. Những đương đơn diện hôn phu-thê (fiancée) thường không thể xin chiếu khán du lịch vì Lãnh sự có thể nghĩ rằng họ sẽ ở lại quá hạn để kết hôn tại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Khi nào tôi phải trả lệ phí 160 Mỹ kim cho Thẻ Xanh của tôi?
- Đáp: Lãnh sự đề nghị rằng qúy vị trả lệ phí này trước khi sang Hoa Kỳ. Mặc dù chưa trả lệ phí này, qúy vị vẫn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán di dân. Tuy nhiên, Sở di trú USCIS sẽ không cấp thẻ xanh cho đến khi nhận được lệ phí này. Những người có chiếu khán hôn phu-thê (fiancée) không phải trả lệ phí di dân cho Sở di trú.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 112318)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 117423)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 113466)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 109914)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 118104)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 112509)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 110404)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 109080)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi
Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113186)
Bộ phận Tỵ nạn của Tòa Lãnh sự hiện nay được gọi là Bộ phận Tái định cư Nhân đạo (HRS).  Trong thời gian hiện nay, nhiệm vụ chính của Bộ phận này là duyệt xét những hồ sơ thuộc diện Tái định cư Nhân đạo (HR), dành cho những người nộp đơn theo Chương trình HO cũ nhưng chưa có cơ hội được phỏng vấn.
Thứ Sáu, 07 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 113656)
Các đương đơn xin chiếu khán (visa) điều trị y tế cần hoàn tất từng bước theo các đòi hỏi xin chiếu khán phi di dân, kể cả mẫu đơn DS-156 xin chiếu khán phi di dân. Những buổi hẹn gấp trong những trường hợp y tế khẩn cấp có thể được yêu cầu qua những thủ tục Yêu Cầu Phỏng Vấn Khẩn Cấp.