Thông Báo Thường Niên Về Danh Sách Chờ Đợi Di Dân

Thứ Tư, 24 Tháng Hai 201617:10(Xem: 28060)
Thông Báo Thường Niên Về Danh Sách Chờ Đợi Di Dân

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến bản thông báo thường niên về danh sách chờ đợi của những đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân sang Hoa Kỳ; đây những người nằm trong diện được cấp chiếu khán có giới hạn. Những diện bảo lãnh có chiếu khán giới hạn được gọi là Chiếu Khán Theo Thứ Tự Ưu Tiên. Đó là diện chiếu khán F-1 dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Mỹ; đơn bảo lãnh diện F-2 dành cho người hôn phối và con độc thân của các Thường trú nhân; chiếu khán F-3 dành cho con đã lập gia đình của công dân Mỹ, và chiếu khán F-4 dành cho các anh chị em của công dân Hoa Kỳ.

Tổng cộng có 226.000 chiếu khán di dân mỗi năm dành cho những diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Có sự giới hạn số chiếu khán được cấp cho mỗi quốc gia. Năm nay, số chiếu khán là dành mỗi quốc gia khỏang 25.600. Các Tòa lãnh sự thường không cấp hết số chiếu khán này, nhưng nếu số chiếu khán này được sử dụng hết, họ phải ngừng cấp chiếu khán cho đến khi bắt đầu tài khóa mới trong tháng Mười mỗi năm.

Người hôn phối, con dưới tuổi vị thành niên và cha mẹ được xem là thân nhân Trực Hệ và họ không nằm trong diện phải chờ đợi ưu tiên. Cũng không có giới hạn chiếu khán hoặc phải chờ thời gian lâu đối với diện bảo lãnh hôn phu-thê (fiancée).

Tại Á Châu, khỏang 1 triệu 900 ngàn người đang chờ đợi để được phỏng vấn xin chiếu khán. Số người đông nhất thuộc diện F-4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ.

Như thường lệ, Việt Nam vẫn tiếp tục đứng hạng 5 trong năm quốc gia có số người nhiều nhất đang chờ ngày đáo hạn của diện theo thứ tự ưu tiên. Tại Mễ Tây Cơ, 1 triệu 300 ngàn người đang chờ đợi đến lượt phỏng vấn. Phi Luật Tân có khỏang 400.000 chờ đợi; tiếp theo là Ấn Độ với 344.000 người, và Việt Nam là 280.000 người. Kế tiếp là Trung quốc với 260.000 người đang chờ đợi phỏng vấn.

Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đưa ra một vài con số liên quan đến 5 quốc gia đứng đầu:
Tại Việt Nam, có 7.500 người chờ xin chiếu khán F-1. Số người đang chờ chiếu khán F2A không nêu lên con số vì ít hơn, không đáng kể so với 5 quốc gia đứng đầu.
Những người ở Việt Nam chờ chiếu khán F2B là con độc thân, trên 21 tuổi, của các thường trú nhân. Nhiều người trong số này đã quá tuổi và không thể di dân sang Hoa Kỳ với gia đình. Có khỏang 13.000 người trong diện này.
Trong diện bảo lãnh F-3, con đã có gia đình của công dân Mỹ, có 57.000 người đang chờ đợi chiếu khán. Bao gồm người hôn phối và con nhỏ của đương đơn.
Diện bảo lãnh F-4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ, cũng bao gồm người hôn phối và con nhỏ của đương đơn, chiếm con số khá lớn: 196.000 người.

*
Một biến cố quan trọng đã xảy ra vào tháng 10 năm 2015, liên quan đến người ngọai quốc đang sống hợp pháp ở Hoa Kỳ với chiếu khán phi di dân, và cũng là những người đang chờ đợi đơn bảo lãnh di dân đáo hạn.

Thí dụ, nếu qúy vị đang là sinh viên du học ở Hoa Kỳ nhưng cũng đang có hồ sơ bảo lãnh, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sớm. Điều này không có nghĩa là quý vị sẽ nhận được Thẻ Xanh trước khi đơn bảo lãnh đáo hạn, nhưng có nghĩa là khi đơn bảo lãnh đáo hạn, Sở di trú sẽ có tất cả giấy tờ trong hồ sơ và sẽ có thể duyệt xét hồ sơ của qúy vị nhanh hơn.

Thí dụ như cha mẹ quốc tịch Mỹ của qúy vị đã nộp đơn bảo lãnh cho qúy vị theo diện F-1 từ tháng Bảy 2008. Điều này có nghĩa là qúy vị không thể có Thẻ Xanh bây giờ vì đơn bảo lãnh chưa đáo hạn. Nhưng theo luật mới, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh cho Sở di trú bây giờ. Nếu qúy vị làm như vậy:
1) Sẽ cho Sở di trú thời gian để hòan tất thủ tục duyệt xét và họ có thể gửi Thẻ Xanh nhanh cho qúy vị khi đơn bảo lãnh đáo hạn.
2) Qúy vị có thể nhận được Thẻ Được Phép Làm Việc từ Sở di trú, vì thế qúy vị có thể làm việc hợp pháp trong khi chờ đơn bảo lãnh đáo hạn.
3) Qúy vị cũng sẽ có thể nộp đơn xin giấy Du Hành Tạm Thời (Advance Parole). Với giấy này, qúy vị có thể du hành ra ngọai quốc trong khi chờ đơn bảo lãnh đáo hạn.

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Phương thức nộp đơn sớm này có áp dụng cho những đương đơn đang ở Việt Nam chờ chiếu khán di dân không?
- Đáp: Không. Phương thức này không áp dụng cho những đương đơn ở ngòai Hoa Kỳ vì họ sẽ nộp đơn xin chiếu khán di dân chứ không thể nộp đơn xin Điều Chỉnh Diện (Adjustment). Nhưng phương thức mới không làm thiệt hại quyền lợi của những đương đơn chờ ở nước ngòai. Hồ sơ của họ sẽ không bị chậm lại vì phương thức mới kể trên.

- Hỏi: Nếu một người đang có đơn bảo lãnh, nhưng đã không còn diện chiếu khán hợp lệ ở Hoa Kỳ, có thể nộp đơn xin Điều Chỉnh Diện sớm không?
- Đáp: Qúy vị chỉ có thể nộp đơn sớm nếu đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán phi di dân hợp pháp. Đó là lý do tại sao cần phải duy trì diện hợp pháp tại Hoa Kỳ lại rất quan trọng như vậy. Nếu chiếu khán du học và chiếu khán du lịch của qúy vị hết hạn, qúy vị sẽ không thể nộp đơn cho Sở di trú xin Điều Chỉnh Diện, hoặc Xin Gia Hạn chiếu khán, hay xin đổi lọai chiếu khán khác.

- Hỏi: Một công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn bảo lãnh cùng với đơn xin Điều Chỉnh Diện cho vợ của ông ta, hoặc cho cha mẹ và cho con nhỏ của ông ta khi họ đang ở Hoa Kỳ không?
- Đáp: Được. Đơn bảo lãnh I-130 có thể nộp cùng lúc với đơn xin Điều Chỉ Diện I-485 để xin Thẻ Xanh cho đương đơn.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào Chủ Nhật 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98194)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94884)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97294)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99028)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97788)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104625)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99159)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104593)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99308)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99856)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.