Tổng thống Obama đến Việt Nam

Chủ Nhật, 29 Tháng Năm 201618:59(Xem: 23716)
Tổng thống Obama đến Việt Nam
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

tong-thong-obama-rmiodp(Robert Mullins International) Tại Hoa Kỳ, nếu chúng ta nhìn vào Tỷ Lệ Tán Thành Công Việc của Tổng thống Obama trong tháng Năm 2016, thì chỉ có 51% dân Hoa Kỳ hài lòng công việc của ông. Tỷ lệ tán thành công việc của ông từ tháng Giêng 2009 đến nay chỉ ở mức trung bình 47%. Nhưng nơi nào ông Obama được tỷ lệ hài lòng 100%? Không khó lắm, ông chỉ cần đến Việt Nam. Điều hiển nhiên cho thấy trong tuần qua khi hàng ngàn người vui vẻ đón chào ông ở khắp nơi khi ông viếng thăm Hà Nội và Sài Gòn. Điều này rất nổi bật, vì tại Á Châu, rất hiếm khi những cuộc viếng thăm của những nhân vật lãnh đạo quốc gia được người dân bình thường đón tiếp nồng hậu đến như vậy. Đặc biệt là ông Tập Cẩm Bình, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc, khi đến Việt Nam thì chỉ bị dân chúng tràn ra đường biểu tình chống đối và dĩ nhiên đã bị công an đàn áp thẳng tay.

Nói chung, liên hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam chắc chắn không bình thường. Nó phức tạp và đặc biệt trong nhiều phương diện.

Một cư dân ở Sài Gòn nghĩ rằng ông Obama được đón chào thân ái như vậy vì ông đại diện cho một cường quốc giàu mạnh và mang lại rất nhiều tự do cho người dân Hoa Kỳ. Người dân ở các nơi đều chiêm ngưỡng và mong muốn điều này.

Chuyến viếng thăm của ông Obama bao gồm những tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, một số thỏa ước mậu dịch, lập quy chế cấp chiếu khán (visa) một năm cho du khách Hoa Kỳ đến Việt Nam, và thành lập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Chỉ vài ngày trước khi ông Obama đến Hoa Kỳ, hàng không VietJet tuyên bố sẽ mua một số máy bay trị giá 11 tỷ 100 triệu Mỹ kim từ công ty hàng không Hoa Kỳ Boeing. Tại sao là hãng Boeing mà không phải là hãng Airbus? Một số người cho rằng điều này liên hệ đến những tuyên bố của ông Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam.

Về nhân quyền: Tổng thống Obama bày tỏ sự thất vọng về cách ứng xử của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về quyền tự do chính trị sau khi nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam bị ngăm cấm tới gặp ông tại Hà Nội. Bộ ngọai giao cộng sản Việt Nam đã không hề lên tiếng giải thích về sự việc này. Ông Obama nhấn mạnh rằng một số nhà đấu tranh dân chủ đã bị ngăn cản đến gặp ông. Hầu hết đều bị quản thúc tại nhà của họ. Ông nói vẫn còn nhiều vấn đề rất cần quan tâm về những quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và chính phủ phải có trách nhiện giải thích về những cấm đóan này.

Có khoảng 1 triệu 500 ngàn người Việt đã vượt thóat đến Hoa Kỳ sau tháng Tư năm 1975 để lánh họa cộng sản và họ đã có một cuộc sống tự do và tốt đẹp. Nhưng, những thế trẻ Việt Nam sau này tại Hoa Kỳ không có những ký ức về Việt Nam, nên một số người nghĩ rằng sự hấp dẫn về nền kinh tế, cộng với sự tò mò muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, nên muốn về Việt Nam thử ước mơ của mình. Dĩ nhiên, cha mẹ của những thế trẻ này thường chống đối ý tưởng trở về Việt Nam của con cái họ.

Một người trẻ ở Hoa Kỳ nói rằng: "nhà nước và người dân ở Việt Nam thấy người Việt ở hải ngọai được giáo dục tốt. Chúng tôi có cái nhìn tòan cầu, thóang rộng hơn. Chúng tôi có thể đưa tài nguyên, hệ thống và kiến thức vào nước này. Và họ sẽ thấy việc này sẽ giúp phát triển kinh tế, và vì thế những hỗ trợ cho những người Việt Nam trở về đang thực hiện". Nhưng thực tế cho thấy, những sự hăm hở lý tưởng ban đầu của một số người này đã vỡ mộng sau khi về sống và làm ăn ở Việt Nam một thời gian. Nhiều người phải "bỏ của chạy lấy người".

Còn những người Việt ở Hoa Kỳ thích công việc nhân đạo ở Việt Nam, họ có thể gia nhập Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ và có hai năm để thử thách công việc đầy lý tưởng này trước sự giám sát chặt chẽ của nhà nước cộng sản Việt Nam.

*

Một số tin tức khác: Một công ty của Nam Hàn đã bán một lọai thuốc tẩy gây tử vong hàng chục người và hàng trăm người khác bị ảnh hưởng phổi nghiêm trọng. Trong tháng Tư vừa qua, một nhân viên điều hành công ty nói rằng công ty hòan tòan chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe và những tử vong đã xảy ra. Công ty này hứa bồi thường cho những người tử vong cũng như bị thương, và lập "quỹ nhân đạo" trị giá nhiều triệu mỹ kim.

Những nếu so sánh với lời tuyên bố của một viên chức Đài Loan của một công ty đang họat động ở Việt Nam về hàng triệu con cá đã chết vì chất thải độc hại, người ta đã phải nghe những gì? Ông này nói rằng "Việt Nam có thể phải chấp nhận môi trường (độc hại) để đánh đổi với sự phát triển kỹ nghệ - có thể là phải chọn lựa giữa sắt thép và cá"!

Một số nhà nghiên cứu do nhà nước chỉ định kết luận rằng "những yếu tố độc hại" đã làm cho cá chết, và ngay cả một con cá heo cũng không sống nổi. Nhưng câu trả lời chỉ ngừng ở đó. Nhà nước cộng sản rất do dự để tìm cách cứu vãn tình trạng nguy hiểm cho người dân. Được biết có đến 10 tỷ mỹ kim  của ngọai quốc đã đầu tư vào ngành kỹ nghệ sắt thép này. Người dân địa phương, nhất là ngư dân, đã tố cáo thảm họa môi trường này là do công ty Formosa, nhà máy thép từ Đài Loan đã bơm nước thải thép chưa được lý giải vào một hệ thống ống ngầm tuôn ra biển bất hợp pháp. Hậu quả môi trường ở nhiều nơi có thể gánh thảm họa.

Bộ trưởng Môi trường của Việt Nam thừa nhận rằng công ty này đã làm một ống dẫn chất phế thải bất hợp pháp tại một trong những xưởng chế biến thép và ra lệnh phải điều tra tận gốc. Nhưng ông lại cho rằng ống dẫn chất phế thải này chưa chắc liên hệ đến chuyện cá bị chết, nhưng các ngư dân đoan chắc rằng đây là nguyên nhân chính làm nhiễm độc môi trường. Trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam lại ngăn cản mạnh mẽ những ai muốn làm ầm ỹ biến cố này rộng rãi.

Mặc dù nhà nước ra lệnh cấm không dùng cá chết để làm thực phẩm hoặc nuôi gia súc, những nhiều người vẫn lo ngại rằng số cá chết sẽ được chế biến làm nước mắm. Người ta nhìn thấy một bà nội trợ tại một ngôi chợ ở Hà Nội đã chất rất nhiều chai nước mắm trên xe đẩy. Bà nói rằng muốn tích trữ nước mắm cho một năm để tránh lọai nước mắm làm từ cá chết. Người ta cho rằng số lượng nước mắm hiệu Phú Quốc sẽ được tiêu thụ rất nhiều, nhưng rất cần phải tránh lọai nước mắm Phú Quốc giả hiệu.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi:  Đòan Hòa Bình Hoa Kỳ sẽ làm gì ở Việt Nam?

- Đáp: Những Thiện Nguyện Viên của Đòan Hòa Bình sẽ dạy Anh ngữ và huấn luyện các giáo viên Anh văn tại Hà Nội và Sài Gòn. Để được gia nhập Đòan Hòa Bình, qúy vị phải là công dân Hoa Kỳ và tốt nghiệp một trường đại học. Các thiện nguyện viên sẽ nhận lương không nhiều nhưng vừa đủ và được cấp nơi ở. Họ phục vụ trong hai năm.

- Hỏi: Về chiếu khán hưu trí dành cho công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam ra sao?

- Đáp: Nhà nước cộng sản Việt Nam không cấp lọai chiếu khán hưu trí. Hiện nay họ chỉ đang cấp chiếu khán phi di dân cho du khách từ 6 đến 12 tháng. Công dân Hoa Kỳ kết hôn với công dân ở Việt Nam có thể nộp đơn xin lọai chiếu khán 5 năm và được nhập cảnh nhiều lần.

- Hỏi: Nhà nước cộng sản Việt Nam đã bắt đầu cấp chiếu khán có giá trị một năm và được nhập cảnh nhiều lần chưa?

- Đáp: Chiếu khán  lọai này chính thức đã có, nhưng khi người ta nộp đơn xin chiếu khán một năm trong tuần này thì chỉ được cấp chiếu khán 6 tháng, mà không có một lời giải thích nào cả.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật, 3-4PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92473)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95669)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100650)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97429)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96197)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100913)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103282)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100543)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96960)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102164)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).