Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 2) - Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 8-2016

Thứ Ba, 12 Tháng Bảy 201620:47(Xem: 21696)
Tình Yêu Qua Ngưỡng Cửa Di Trú (Phần 2) - Lịch Cấp Chiếu Khán Và Chuyển Diện Cư Trú Tháng 8-2016
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Khách đến ngày đầu tiên với vẻ mặt lo âu, căng thẳng. Vì có vốn liếng Anh ngữ, anh tự làm đơn, nộp giấy tờ bảo lãnh cho hôn thê (fiancée) ở Việt Nam. Sau tờ biên nhận vài tháng, anh nhận được thư của cơ quan di trú Hoa Kỳ đòi bổ túc thêm chứng cớ về sự liên hệ của hai bên. Nhưng sau khi bổ túc theo yêu cầu, như anh cho biết, hồ sơ xin bảo lãnh hôn thê bị từ chối. Anh không hiểu tại sao và không biết phải làm sao? - một trở ngại khác, khách đến nhờ văn phòng làm lại bộ Công Hàm Độc Thân để về Việt Nam lấy chồng. Lý do: khách đã từng ly hôn nhưng không hề biết luật rắc rối ở Việt Nam đòi hỏi phải có thêm bộ "Ghi chú ly hôn". Và rất nhiều trường hợp khác gặp trở ngại từ Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, làm sai bảo trợ tài chánh, không biết thủ tục kháng cáo khi bị từ chối, gặp khó khăn trong thủ tục khám sức khoẻ, và nhiều vấn đề nan giải khác... Chính vì vậy, điều mà các thân chủ quan tâm đầu tiên cho hồ sơ bảo lãnh là tìm một văn phòng chuyên môn đảm trách.

Uỷ thác niềm tin

Hầu hết thân chủ đều muốn đến một văn phòng chuyên về di trú được người thân quen giới thiệu. Người Việt mình trọng hai chữ "tín nhiệm". Khi những người thân quen giới thiệu một văn phòng dịch vụ đã hoàn tất thành công các hồ sơ bảo lãnh cho chính họ, thường mang lại niềm tin giới thiệu tiếp cho họ hàng, bạn hữu.... Sự tín nhiệm này luôn được người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và người được bảo lãnh ở Việt Nam quan tâm. Một số đông khác chọn sự uỷ thác của mình qua những dịch vụ di trú được quảng cáo trên các cơ quan truyền thông. Tâm lý của nhiều người muốn chọn các văn phòng có người ngoại quốc và có chi nhánh dịch vụ ở Việt Nam. Khách cũng có thể thẩm định phần nào về những loại quảng cáo "giá rẻ bất ngờ" mà nhiều người đã phải ân hận khi lỡ "trao duyên" cho các văn phòng này. Khách cần lệ phí bảo lãnh trong tầm tay nhưng điều quan trọng vẫn là công việc bảo lãnh phải trôi chảy. Những văn phòng uy tín luôn xem trọng khách hàng, theo dõi hồ sơ như công việc nhà, và nhất là không thể có quan niệm "kiếm sống" bằng cách hứa hẹn với khách hàng những điều mà chính họ biết rằng không thể làm được.

Khách hàng biết rất rõ những văn phòng uy tín có thể giúp họ vượt qua những trở ngại, vì các văn phòng này được sự tín nhiệm trong cộng đồng, có uy tín với các công sở liên hệ đến di trú của chính phủ; cũng như có một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chân thành.

Về phía bên nhà, người được bảo lãnh - vợ hay chồng - thường giao phó việc chọn lựa văn phòng cho người hôn phối bên Mỹ. Họ chỉ quan tâm khi hồ sơ gặp vấn đề: thời gian chờ đợi quá lâu hay gặp trở ngại với Lãnh sự Hoa Kỳ. Vấn đề lo âu đầu tiên là thủ tục giấy tờ làm Công Hàm Độc Thân của người bên Mỹ. Đối với các Sở Tư Pháp ở Việt Nam, mỗi tỉnh có "quyền" giải quyết thủ tục đang ký kết hôn theo kiểu của mình. Mặc dù hiện nay, năm 2016, thủ tục "đăng ký kết hôn" được nhà nước loan báo đơn giản hóa một chút, cho phép hạ một cấp cơ quan hành chánh lo việc này. Có nghĩa là thay vì Sở Tư Pháp Tỉnh giải quyết thì nay là cấp Thành Phố; hoặc cấp Quận, Huyện. Chưa biết việc "đơn giản hóa" này trong tương lai có dễ thở hơn trước  không nhưng nhiều cặp vợ chồng mới đây cho biết vẫn là kiểu "hành-chính" theo nghĩa vẫn "hành" là "chính"!
 
Người bảo lãnh chưa hề kết hôn thường dễ dàng hơn người đã từng ly hôn. Với tâm lý tiện lợi, người hôn phối ở Việt Nam vẫn thích những dịch vụ có thể lo "từ A đến Z", chẳng hạn như: lo luôn thủ tục đăng ký kết hôn (thường rất tốn kém), tổ chức nghi lễ đám cưới, tìm chỗ thuê xe cưới, tiệc cưới, giấy tờ bảo lãnh và những giấy tờ liên quan khác, giới thiệu và, nếu có thể, lo luôn việc hướng dẫn những chuyến đi hưởng tuần trăng mật....

Nhưng, các loại dịch vụ được quảng cáo lo "từ A đến Z" như đã kể trên thường để lại nhiều kinh nghiệm không vui cho khách hàng. Giống như sức khỏe vậy, người ta thường tìm đến các bác sĩ chuyên khoa hơn là bác sĩ toàn khoa, khi muốn được chữa bệnh đặc biệt của mình đến nơi đến chốn. Nhưng con đường được đoàn tụ với vợ, chồng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng như mặt nước hồ thu...

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay....

Như các bài góp ý khác của văn phòng Robert Mullins International trước đây, việc bảo lãnh vợ-chồng, hay hôn phu-hôn thê, không còn dễ dàng như trước biến cố 11 tháng 9 năm 2001. Với tiêu lệnh "an ninh quốc gia", các cơ quan liên hệ đến di trú của chính phủ được toàn quyền về thời gian xem xét các hồ sơ bảo lãnh, nhất là những người bảo lãnh đến từ các quốc gia có tên trong "danh sách cần quan tâm". Cộng thêm việc thiếu nhân viên di trú và ngân sách thiếu hụt, các cơ quan di trú không thể nào làm khác hơn là chịu đựng những lời than phiền, đôi khi phẫn nộ, từ khách hàng về sự chậm trễ giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Và các văn phòng chuyên trách về di trú cũng bị ảnh hưởng không ít về sự "kiên nhẫn" của khách hàng.

Thông thường, những khách hàng chọn được văn phòng chuyên môn và theo đúng sự hướng dẫn của văn phòng thì hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận dễ dàng. Và ngược lại, hoặc vì những lý do "thầm kín" đi ra ngoài sự hiểu biết của văn phòng, những hồ sơ bị từ chối hẳn, hoặc được yêu cầu bổ túc thêm chứng minh, giấy tờ; hay phải chờ đợi quá lâu, phản ứng nóng nảy thường xảy ra và đôi khi bất chấp những lý giải hợp tình, hợp lý. Dù sao đi nữa, những phản ứng này có thể hiểu được và nên chia xẻ.

Trong hoàn cảnh này, người vợ ở Việt Nam thường có phản ứng sốt ruột dữ dội nhất, và cũng thường lên tiếng than trách những người liên hệ trong hồ sơ bảo lãnh. Người bảo lãnh, người chồng, luôn lãnh chịu những áp suất hối thúc từ người vợ, gia đình vợ, họ hàng và bạn bè bên vợ. Người bên ngoài thường hay góp ý, bàn tán và sự tưởng tượng đôi khi đi quá xa. Người chồng bên này đại dương bỗng chốc bị mang tiếng "không sốt sắng" và "có ý muốn" bỏ rơi người vợ bên nhà! Thí dụ không thiếu: Anh A đến văn phòng trong trạng thái mệt mỏi, xin tham vấn trường hợp bảo lãnh của anh. Vì muốn tiết kiệm tiền, anh đã tự làm hồ sơ bảo lãnh vợ, và hồ sơ gặp trở ngại phía Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Họ của anh giống với họ của vợ. Lãnh sự yêu cầu anh và vợ anh phải nộp khai sinh của hai bên cha-mẹ. Anh không có khai sinh cha mẹ. Không biết xoay sở ra sao, anh đành thúc thủ và đã để hồ sơ kéo dài. Bên gia đình vợ "tiếng chì tiếng bấc", cho rằng anh muốn bỏ... vợ! Có lúc, lòng kiên nhẫn của anh mòn dần. Anh đến nhờ văn phòng giúp đỡ. Dĩ nhiên, vợ anh sau đó đã sang Mỹ đoàn tụ với anh và mọi việc sáng tỏ. Anh được rửa mối "hàm oan" và tình yêu ngày càng mặn nồng....

Ngày rời Việt Nam vốn là kỷ niệm khó quên. Nước mắt, nụ cười, thương nhớ, với biết bao kỳ vọng, mong chờ nơi xứ lạ quê người của người đi và những người ở lại. Một điều mà ít ai để ý là tại phi trường trong ngày tiễn biệt, người đi từ Sài Gòn thường được vây quanh đông đảo bởi toàn bộ gia đình và bạn bè thân thiết; nhưng số đông này nhỏ dần với những người đến từ các tỉnh xa xôi. Nhưng dù nhiều hay ít, tình cảm thân thương vẫn dạt dào.

Tuy nhiên, có người nói: "Hôn nhân không phải là thuyền cập bến mà bắt đầu ra khơi". Sau mười mấy giờ bay với nhiều thổn thức, những người vợ, người chồng sắp gần gũi nhau. Duyên phận thế nào, đó là chuyện mai hậu. Bởi thuyền đã bắt đầu ra khơi. Và đó lại là một chuyển tiếp khác của một đời sống muôn vàn đổi thay, và sẽ được gửi đến qúy vị trong Phần 3 của lọat bài này trong kỳ tới.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 8-2016

(1) - IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/05/2009 (Tăng 8 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/01/2010)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/11/2014 (Không thay đổi)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/11/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 08/01/2010 (Tăng 4 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/02/2011)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/08/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2003  (Tăng 1 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2004)

(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Em của tôi vừa đến Hoa Kỳ với chiếu khán di dân. Trước khi nhận Thẻ Xanh, em tôi có thể trở về Việt Nam để giải quyết một số công việc và sau đó lại dùng chiếu khán di dân dể tái nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Chiếu Khán Di Dân (Immigarnt Visa) là loại chiếu khán chỉ được cấp một lần và dùng một lần. Nếu em của anh muốn trở về Việt Nam trước khi có Thẻ Xanh, anh ấy có thể sử dùng sổ thông hành Việt Nam có đóng dấu mộc di trú của Hoa kỳ Khi nhập cảnh. Dấu mộc này có ghi ngày nhập cảnh và diện nhập cảnh. Dấu mộc này tương được với Thẻ Xanh tạm và có giá trị một năm. Hoặc em của anh sẽ cần xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit). Việc xin Giấp Phép Tái Nhập Cảnh mất thời gian khá lâu, vì thế, anh ấy có thể nhận được Thẻ Xanh trước khi nhận được Giấy Phép Tái Nhập Cảnh.

- Hỏi: Thời gian thông thường phải chờ đợi Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét những hồ sơ bị từ chối là bao lâu, và có thể làm gì để thúc đẩy việc duyệt xét nhanh hơn không?

- Đáp: Hầu hết các hồ sơ này phải đợi khoảng 6 tháng để được duyệt xét. Chỉ có những trường hợp y tế khẩn cấp mới có thể được quan tâm như một lý do chính đáng để thúc đẩy việc duyệt xét nhanh hơn. Điều cần là kiên nhẫn và quan tâm đến việc liên lạc với Lãnh sự Hoa Kỳ để hỏi thăm về kết quả duyệt xét hồ sơ.

- Hỏi: Cách nào tối nhất để điền đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 mà không bị sai sót?

- Đáp: Nếu tự làm đơn khai thuế cho chính mình, qúy vị có thể điền đơn I-864 chính xác. Nếu thuế của qúy vị do một nhân viên chuyên môn phụ trách, qúy vị vẫn có thể điền đơn này với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm điền đơn I-864.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5446)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6090)
(Robert Mullins International) Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ. Chỉ hơn 700,000 người mới được nhận cư trú hợp pháp trong năm tài khoá vừa qua, giảm so với hơn một triệu người đã trở thành người cư trú hợp pháp trong mỗi năm của sáu năm trước đó. Khoảng một phần bảy trong số đó là những người được cấp thường trú hợp pháp lâu dài, Khoảng 100,000 người đến từ Mexico, một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là khoảng một trong bảy thường trú nhân mới là đến từ Mexico.
Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6002)
(Robert Mullins International) Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc toàn thể quý vị và quý quyến một mùa lễ an lành và đoàn viên với thân nhân tại Hoa Kỳ. Không có gì nghi ngờ rằng Fentanyl là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ. Trong thập kỷ qua, Fentanyl đã gây ra sự gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ. Năm 2021, gần 90% số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, là Fentanyl. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: đó không phải là những người di dân mang Fentanyl đến Hoa Kỳ trong ba lô; hầu hết là do các công dân Hoa Kỳ và các tài xế xe tải buôn lậu nó vào nước này, thông qua các cảng nhập cảnh hợp pháp.
Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6235)
(Robert Mullins International) Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Luật cuối của Bộ Nội An cho DACA đã có hiệu lực. Luật cuối này có nghĩa là DACA hiện được dựa trên một luật định chính thức, theo đó chương trình được bảo tồn và củng cố, mặc dù chương trình vẫn là chủ đề của các vụ kiện tụng trước tòa. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, DACA đã cho phép hơn 800.000 người trẻ tuổi ở lại Hoa Kỳ với gia đình của họ. Luật cuối xác nhận rằng: • Việc tạm hoãn bị trục xuất, được phép làm việc, và thông hành tạm thời (advance parole) của người nhận DACA hiện tại sẽ tiếp tục. • DACA không phải là một dạng tình trạng hợp pháp, nhưng những người đã nhận được DACA được coi là “hiện diện hợp pháp” ở Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6019)
(Robert Mullins International) Vào ngày 19 tháng 8, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (ED) thông báo rằng họ không còn công nhận Hội đồng Kiểm định các trường Đại học và Cao đẳng độc lập (ACICS) là một cơ quan kiểm định. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến hai chương trình sinh viên liên quan đến di trú: • Các chương trình học tiếng Anh, vì các chương trình này bắt buộc phải được công nhận theo Đạo luật Kiểm định các Chương trình Đào tạo Ngôn ngữ Anh; và • Sinh viên F-1 ghi danh phần mở rộng đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) 24 tháng. Luật yêu cầu họ phải sử dụng bằng cấp của một trường được công nhận, được cấp phép Chương trình dành cho sinh viên và khách trao đổi (SEVP) cho phần mở rộng STEM OPT của họ.
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 2022(Xem: 11713)
(Robert Mullins International) Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã và đang làm việc để đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách khi đến Hoa kỳ. Do đó, họ đã quyết định loại bỏ việc cấp dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của công dân nước ngoài khi họ đến Mỹ. Quá trình này đã bắt đầu tại một số phi cảng của Hoa Kỳ. CBP sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại nhiều phi cảng hơn trên cả nước. Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn.
Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022(Xem: 7411)
(Robert Mullins International) WASHINGTON — Sở Di trú và Nhập tịch (USCIS) hôm nay công bố Bản Hướng dẫn chính sách đã được cập nhật để làm rõ ràng và phù hợp với bản sửa đổi của Mẫu đơn N-648, Giấy chứng nhận Y tế cho các trường hợp ngoại lệ dành cho người khuyết tật. Mẫu đơn N-648 đã được rút ngắn và đơn giản hóa, đồng thời hướng dẫn cho việc Khám sức khoẻ viễn thông, tiếp tục loại bỏ các cản trở đối với đương đơn và các chuyên gia y tế. Các bản biểu mẫu sửa đổi cũng nhằm đáp ứng mục tiêu của chính quyền Tổng Thống Biden là loại bỏ các cản trở đối với các nhóm dân cư chưa được phục vụ.
Thứ Hai, 17 Tháng Mười 2022(Xem: 10107)
(Robert Mullins International) Hai năm qua rất khó khăn cho các trường hợp ưu tiên gia đình (diện F), đặc biệt là những đương đơn ở hải ngoại. Các lãnh sự quán vẫn đang vật lộn để giải quyết các công việc tồn đọng do đại dịch gây ra và ngày đáo hạn chiếu khán vẫn giữ nguyên trong hơn một năm. Ngoài ra, bất kỳ chiếu khán gia đình nào không được sử dụng trong một năm tài khoá sẽ được chuyển sang cho giới hạn hạn ngạch dựa trên việc làm trong năm tài khoá tiếp theo. Những chiếu khán gia đình chưa sử dụng đó không dành sẵn cho những đương đơn gia đình trong năm tài khoá mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 này. Đại dịch và các chính sách chống di dân của chính quyền trước đã hạn chế số lượng các cuộc phỏng vấn tại các lãnh sự quán trên khắp thế giới. Cũng trong thời gian đại dịch, nhiều viên chức lãnh sự đã rời cơ sở Ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Những yếu tố này đã hạn chế khả năng của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong việc duyệt xét các trường hợp ưu tiên dựa trên gia đình.
Thứ Hai, 10 Tháng Mười 2022(Xem: 8684)
(Robert Mullins International) Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Ngoại giao cho thấy lượng di dân từ Việt Nam đã giảm đáng kể. Đây là kết quả của đại dịch và các chính sách chống nhập cư của chính quyền trước ông Biden. Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đang cố gắng hết sức để giảm lượng hồ sơ tồn đọng và duyệt xét hồ sơ nhanh nhất càng sớm càng tốt. Vẫn còn thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn xin visa nhưng sự chờ đợi chắc chắn đang giảm xuống. • 10,450 chiếu khán định cư đã được cấp cho người Việt Nam vào năm 2021. Khoảng 6,590 chiếu khán dành cho Người thân trực hệ (diện IR), tức là vợ / chồng, cha mẹ hoặc con cái của công dân Hoa Kỳ. Và 2,860 chiếu khán đã được cấp cho những đương đơn bảo lãnh diện F.
Chủ Nhật, 02 Tháng Mười 2022(Xem: 9680)
(Robert Mullins International) Ngày 26 tháng 9: Người dân California hiện có thể nhận được thẻ ID của tiểu bang, bất kể tình trạng di trú như thế nào, theo luật do Thống đốc Gavin Newsom ký vào ngày 23 tháng 9. Thống đốc Newsom cho biết ông tự hào thông báo luật này để hỗ trợ thêm cho cộng đồng người di dân của chúng ta. Một luật đã được thông qua vào năm 2013, cho phép cư dân California có bằng lái xe, nhưng dự luật được ký vào ngày 23 tháng 9 sẽ cho phép những người không lái xe có được thẻ ID do chính phủ cấp, ngay cả khi họ không phải là người nhập cư hợp pháp. Các chính trị gia California đang gọi những thẻ ID này là "giấy thông hành để tham gia kinh tế và xã hội", cho phép các cá nhân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhận các phúc lợi của chính phủ và chăm sóc sức khỏe.