Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 3) - Tránh Những Xung Đột Giữa Người Bảo Lãnh và Người Được Bảo Lãnh - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016

Thứ Hai, 08 Tháng Tám 201620:18(Xem: 22780)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 3) - Tránh Những Xung Đột Giữa Người Bảo Lãnh và Người Được Bảo Lãnh - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins international) Một nhà văn đã nói rằng: "Thực là một điều kỳ diệu khi một nhóm người đến Hoa Kỳ không có gì cả ngoại trừ những hy vọng và những nỗi buồn có thể tìm thấy ở một nơi chốn nào đó trong xã hội". Câu nói này hoàn toàn nói về những người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ. Ngày nay, mọi người từ Việt Nam đến Hoa Kỳ như người di dân và thủ tục di trú có thể gọi là sung sướng khi so sánh với sự can đảm đầy bi thảm của những người Việt vượt thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển hay đường bộ. Nhưng dù từ Việt Nam đến Hoa Kỳ bằng cách nào đi nữa, về cơ bản, họ đều đối diện những thách thức giống nhau để đáp ứng với một đời sống mới ở một quốc gia mới.

Điều căn bản để tránh những va chạm giữa người bảo lãnh và người di dân mới là sự chia sẻ và thấu hiểu những gì đã xảy ra trong đời sống của nhau. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.

Những người bảo lãnh đã từng sống ở Hoa Kỳ trong 20 hoặc 30 năm kỳ vọng rằng những di dân mới đến sẽ trải qua những kinh nghiệm để điều chỉnh và đáp ứng cuộc sống như họ đã làm, và vẫn gìn giữ văn hóa Việt Nam đích thực. Nhưng nếu chúng ta xem chương trình truyền hình ở Việt Nam ngày nay, chúng ta có thể thấy tại sao một số người di dân mới có nhiều kỳ vọng không giống như đời sống mới của họ ở Hoa Kỳ. Năm 1990, chương trình truyền hình HBO chỉ dành cho người ngoại quốc ở Việt Nam và những chương trình khác đều bị kiểm soát chặt chẽ để tránh những nội dung nhạy cảm về văn hóa hoặc chính trị. Ngày nay, hầu hết những chương trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ và Âu Châu đều có thể xem được ở Việt Nam, dĩ nhiên, những nội dung nào bị cho là có ảnh hưởng chính trị không tốt đối với nhà nước cộng sản Việt Nam đều bị kiểm duyệt. Nếu có xem, phải xem lén lút. Hầu hết những chương trình được xem đều vẽ lên một bức tranh về những cuộc sống thoải mái và thành công ở bên ngoài nước Việt Nam.

Và chúng ta không thể quên những ảnh hưởng mạnh mẽ về truyền thông xã hội đối với giới trẻ trên thế giới. Tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay tiêu thì giờ với Facebook hàng ngày, chẳng có vẻ lo âu về việc mất đi những di sản văn hóa Việt Nam sau khi đến Hoa Kỳ.

Điều chẳng ngạc nhiên đối với những di dân trẻ hơn đến từ Việt Nam kỳ vọng cuộc sống của họ sẽ thăng tiến mạnh mẽ ngay sau khi rời khỏi chiếc máy bay vừa hạ cánh. Họ chưa biết rằng những gì họ xem trên truyền hình sẽ có một số điều khác với thực tế ở Hoa Kỳ. Đến khi họ trải nghiệm những thực tế ở Hoa Kỳ, sự thất vọng có thể tạo ra những xung đột giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh. Đặc biệt là điều này thường xảy ra ở những di dân trẻ và những người hôn phối hoặc hôn thê trẻ tuổi từng giữ truyền thống rất mạnh mẽ ở Việt Nam, nhưng sau khi hòa nhập vào đời sống Mỹ, những căn bản truyền thống của họ từ từ biến mất.

Chúng ta cần giúp những di dân trẻ hiểu rằng đến Hoa Kỳ là một cơ hội trọn đời, không chỉ làm cho đời sống của họ tốt hơn, mà còn là đời sống đầy hứa hẹn cho con cái và cháu chắt của họ sau này. Cùng lúc, những thế hệ lớn hơn phải nhìn nhận rằng những thế hệ trẻ hơn được sinh ra ở một thế giới khác hơn những gì hiện hữu vào năm 1975. Trong suốt 41 năm qua, những giá trị về văn hóa và xã hội đã thay đổi, không chỉ đối với thế hệ Việt Nam trẻ hơn, mà còn đối với toàn thế giới. Khi chúng ta có ý định giúp những di dân mới điều chỉnh để hòa nhập ở Hoa Kỳ, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật là đôi khi họ không chia xẻ cùng những giá trị đã hiện hữu ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Đây có thể là một sự thật bất hạnh nhưng cũng là điều không thể tránh được.

Những người tỵ nạn của thập niên 80 và những di dân hiện nay đôi khi khó có thể chia xẻ cùng một quan điểm. Đây không chỉ vì sự cách biệt tuổi tác. Có một sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân và một người tỵ nạn. "Người di dân muốn đến một nơi có đời sống tốt đẹp hơn, nhưng trái lại, hầu hết người tỵ nạn bị buộc phải ra đi vì quan điểm tự do".

Người di dân hiện nay phải đối phó với những va chạm văn hóa và những khó khăn trong việc đáp ứng với ngôn ngữ mới và một xã hội mới. May mắn thay, họ không phải vượt qua những nỗi buồn sâu sắc của những người tỵ nạn từng mất dân tộc và quê hương. Chúng ta không thể chờ đợi những người mới đến chia sẻ những kỷ niệm của những thế hệ di dân Việt Nam lớn tuổi hơn và chúng ta không thể trông đợi thế hệ lớn hơn đồng cảm hoàn toàn với những cách sống hiện đại của giới trẻ.

Cố gắng hòa nhập vào đời sống ở Hoa Kỳ không chỉ là vấn đề thông thạo Anh ngữ. Có quá nhiều những khía cạnh của xã hội Hoa Kỳ khác biệt với văn hóa Việt Nam.

Người Mỹ chuộng cách sống độc lập và tự tin, trong khi người Việt đặt nặng nhu cầu giúp đỡ gia đình và thân nhân, cũng như muốn hỗ trợ cộng đồng có những người cùng hoàn cảnh với mình.  

Một sinh viên âm nhạc ở Việt Nam phải theo những hướng dẫn của thầy giáo. Thầy giáo bảo anh ta phải chơi nhạc Beethoven hoặc Bath như thế nào. Nhưng một thầy giáo Mỹ bảo học trò của mình rằng họ nên khám phá con đườn âm nhạc của riêng mình, nên khám phá cách trình diễn âm nhạc của riêng mình. Điều này cũng tương tự như trong đời sống. Người Việt Nam cao niên kỳ vọng giới trẻ ứng xử theo một cách cố định nào đó, trong khi xã hội Mỹ khuyến khích sự tự do và sự tự duy. Điều này chắc chắn sẽ làm cho người di dân mới hoang mang khi muốn hòa nhập vào đời sống Mỹ nhưng cùng lúc phải gìn giữ những giá trị truyền thống Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam đặt nặng giềng mối gia đình, nghĩ đến "Chúng Ta" hơn là cái "Tôi". Chủ nghĩa cá nhân phải được xem nhẹ hơn nhu cầu cần thiết của những người khác. Đó là cách mà gia đình giữ được truyền thống. Hoa Kỳ, mặt khác, nói với qúy vị rằng qúy vị phải ở vị trí số 1. Nước này nói rằng qúy vị hãy đi theo ước mơ của mình, phải có tham vọng cá nhân. Lo thân mình trước. Một người Việt Nam trẻ tuổi phải tìm cách cân bằng những nhu cầu và ước mơ của riêng mình và của gia đình. Đối với những di dân Á Châu, học cách thương thảo giữa cái "Tôi" và "Chúng Ta" là một bài học quan trọng nhất để học hỏi, khéo léo để dung hòa hai nền văn hóa.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2009 (Tăng 11 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/01/2010)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/11/2014 (Không thay đổi)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/11/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/02/2010 (Tăng 3 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/02/2011)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/08/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/10/2003  (Tăng 3 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2004)

(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một số người bảo lãnh thường khuyến khích người thân của mình học Anh ngữ và tìm hiểu thế giới của xã hội Tây phương trước khi đến Hoa Kỳ có thường bị người thân họ khó chịu không? Học hỏi những điều mới trước khi đến Hoa Kỳ quan trọng ra sao?

- Đáp: Một số người bảo lãnh nghĩ rằng người ta không học hỏi gì nhiều về những nền văn hóa khác xuyên qua việc học ngoại ngữ và sách vở, nhưng thực tế cho thấy việc học này là một khởi đầu rất tốt. Hơn là chỉ dựa vào tin đồn hoặc những thông tin từ những người cũng chỉ nghe nhiều người khác nói về đời sống ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Có một số người bảo lãnh bảo người thân của họ nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định di dân sang Hoa Kỳ, cho rằng đời sống khó khăn và phải cố gắng lắm mới đạt được điều mong muốn ở Hoa Kỳ. Đây có phải là cách suy nghĩ bảo thủ hay chỉ là cách đánh tan niềm hy vọng của người thân muốn di dân sang Hoa Kỳ?

- Đáp: Trong trường hợp này, người bảo lãnh là người rất thực tế, nhưng chỉ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình. Đời sống có thể khó khăn trong thời gian đầu đến Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, chẳng có con đường nào trải bằng vàng.  Nhưng Hoa Kỳ cũng là con đường dẫn đến sự tự do cá nhân, có nhiều cơ hội để thăng tiến đời sống. Ý kiến về một đời sống khó khăn ở Hoa kỳ nên được cân bằng với những cơ hội thành công nếu người ta bền gan, bền chí.

- Hỏi: Liệu chủ nghĩa cá nhân ở Hoa Kỳ có làm người Việt sẽ bớt giúp đỡ và càng xa cách thân nhân ở Việt Nam không?

- Đáp: Vật lộn với đồng tiền để sinh sống trong một đất nước mới có thể làm cho nhiều người sẽ không thể giúp đỡ nhiều cho người thân ở Việt Nam trong thời gian đầu. Nhưng sự giúp đỡ sẽ tăng lên theo thời gian vì không một ai có thể quên được đời sống khốn khó của họ khi còn ở Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 3512)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2708)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1994)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 2024(Xem: 2702)
(Robert Mullins International) Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp. Bầu cử năm 2024. Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Đảng Cộng hòa vào năm 2024 đang cố gắng chống người di dân hơn ông Donald Trump. Ví dụ, doanh nhân Vivek Ramaswamy ca ngợi gia đình di dân nhập cư của mình, đồng thời thúc đẩy các chính sách thực thi di dân cứng rắn.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2787)
(Robert Mullins International) Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000. Phần lớn sự gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài trong năm ngoái là để học các chương trình toán và khoa học máy tính.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2798)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao. Các quan chức của IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) nói với Liên Hợp Quốc rằng hơn một nửa số vụ bị buộc phải "di tản trong nước", với tổng số 32,6 triệu người vào năm ngoái, là do các sự kiện liên quan đến khí hậu. Do các cuộc chiến tranh, như cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đã khiến nhiều người tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở một đất nước mới và làm gia tăng căng thẳng khi họ đến đó.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3291)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021: Việc làm: Người di dân đến để làm các nghề nghiệp đặc biệt, hoặc công việc nông nghiệp tạm thời: 41,8% số người mới đến.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2962)
(Robert Mullins International) Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác. Đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ chiếm khoảng 20 đến 25% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3398)
(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ. Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai. Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai? Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3395)
(Robert Mullins International) Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới. Các đề xuất sẽ bao gồm đơn giản hóa quy trình gia hạn đối với người có chiếu khán J-1 và F-1, hiện đại hóa các quy định về chiếu khán H-1B, cập nhật bảng danh sách kỹ năng của khách trao đổi J-1, và thiết lập Chương trình thu hút nhân tài AI trên toàn cầu.