Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 3) - Tránh Những Xung Đột Giữa Người Bảo Lãnh và Người Được Bảo Lãnh - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016

Thứ Hai, 08 Tháng Tám 201620:18(Xem: 22483)
Hoa Kỳ: Miền Đất Hứa (Phần 3) - Tránh Những Xung Đột Giữa Người Bảo Lãnh và Người Được Bảo Lãnh - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins international) Một nhà văn đã nói rằng: "Thực là một điều kỳ diệu khi một nhóm người đến Hoa Kỳ không có gì cả ngoại trừ những hy vọng và những nỗi buồn có thể tìm thấy ở một nơi chốn nào đó trong xã hội". Câu nói này hoàn toàn nói về những người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ. Ngày nay, mọi người từ Việt Nam đến Hoa Kỳ như người di dân và thủ tục di trú có thể gọi là sung sướng khi so sánh với sự can đảm đầy bi thảm của những người Việt vượt thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển hay đường bộ. Nhưng dù từ Việt Nam đến Hoa Kỳ bằng cách nào đi nữa, về cơ bản, họ đều đối diện những thách thức giống nhau để đáp ứng với một đời sống mới ở một quốc gia mới.

Điều căn bản để tránh những va chạm giữa người bảo lãnh và người di dân mới là sự chia sẻ và thấu hiểu những gì đã xảy ra trong đời sống của nhau. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.

Những người bảo lãnh đã từng sống ở Hoa Kỳ trong 20 hoặc 30 năm kỳ vọng rằng những di dân mới đến sẽ trải qua những kinh nghiệm để điều chỉnh và đáp ứng cuộc sống như họ đã làm, và vẫn gìn giữ văn hóa Việt Nam đích thực. Nhưng nếu chúng ta xem chương trình truyền hình ở Việt Nam ngày nay, chúng ta có thể thấy tại sao một số người di dân mới có nhiều kỳ vọng không giống như đời sống mới của họ ở Hoa Kỳ. Năm 1990, chương trình truyền hình HBO chỉ dành cho người ngoại quốc ở Việt Nam và những chương trình khác đều bị kiểm soát chặt chẽ để tránh những nội dung nhạy cảm về văn hóa hoặc chính trị. Ngày nay, hầu hết những chương trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ và Âu Châu đều có thể xem được ở Việt Nam, dĩ nhiên, những nội dung nào bị cho là có ảnh hưởng chính trị không tốt đối với nhà nước cộng sản Việt Nam đều bị kiểm duyệt. Nếu có xem, phải xem lén lút. Hầu hết những chương trình được xem đều vẽ lên một bức tranh về những cuộc sống thoải mái và thành công ở bên ngoài nước Việt Nam.

Và chúng ta không thể quên những ảnh hưởng mạnh mẽ về truyền thông xã hội đối với giới trẻ trên thế giới. Tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay tiêu thì giờ với Facebook hàng ngày, chẳng có vẻ lo âu về việc mất đi những di sản văn hóa Việt Nam sau khi đến Hoa Kỳ.

Điều chẳng ngạc nhiên đối với những di dân trẻ hơn đến từ Việt Nam kỳ vọng cuộc sống của họ sẽ thăng tiến mạnh mẽ ngay sau khi rời khỏi chiếc máy bay vừa hạ cánh. Họ chưa biết rằng những gì họ xem trên truyền hình sẽ có một số điều khác với thực tế ở Hoa Kỳ. Đến khi họ trải nghiệm những thực tế ở Hoa Kỳ, sự thất vọng có thể tạo ra những xung đột giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh. Đặc biệt là điều này thường xảy ra ở những di dân trẻ và những người hôn phối hoặc hôn thê trẻ tuổi từng giữ truyền thống rất mạnh mẽ ở Việt Nam, nhưng sau khi hòa nhập vào đời sống Mỹ, những căn bản truyền thống của họ từ từ biến mất.

Chúng ta cần giúp những di dân trẻ hiểu rằng đến Hoa Kỳ là một cơ hội trọn đời, không chỉ làm cho đời sống của họ tốt hơn, mà còn là đời sống đầy hứa hẹn cho con cái và cháu chắt của họ sau này. Cùng lúc, những thế hệ lớn hơn phải nhìn nhận rằng những thế hệ trẻ hơn được sinh ra ở một thế giới khác hơn những gì hiện hữu vào năm 1975. Trong suốt 41 năm qua, những giá trị về văn hóa và xã hội đã thay đổi, không chỉ đối với thế hệ Việt Nam trẻ hơn, mà còn đối với toàn thế giới. Khi chúng ta có ý định giúp những di dân mới điều chỉnh để hòa nhập ở Hoa Kỳ, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật là đôi khi họ không chia xẻ cùng những giá trị đã hiện hữu ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Đây có thể là một sự thật bất hạnh nhưng cũng là điều không thể tránh được.

Những người tỵ nạn của thập niên 80 và những di dân hiện nay đôi khi khó có thể chia xẻ cùng một quan điểm. Đây không chỉ vì sự cách biệt tuổi tác. Có một sự khác biệt rất lớn giữa một người di dân và một người tỵ nạn. "Người di dân muốn đến một nơi có đời sống tốt đẹp hơn, nhưng trái lại, hầu hết người tỵ nạn bị buộc phải ra đi vì quan điểm tự do".

Người di dân hiện nay phải đối phó với những va chạm văn hóa và những khó khăn trong việc đáp ứng với ngôn ngữ mới và một xã hội mới. May mắn thay, họ không phải vượt qua những nỗi buồn sâu sắc của những người tỵ nạn từng mất dân tộc và quê hương. Chúng ta không thể chờ đợi những người mới đến chia sẻ những kỷ niệm của những thế hệ di dân Việt Nam lớn tuổi hơn và chúng ta không thể trông đợi thế hệ lớn hơn đồng cảm hoàn toàn với những cách sống hiện đại của giới trẻ.

Cố gắng hòa nhập vào đời sống ở Hoa Kỳ không chỉ là vấn đề thông thạo Anh ngữ. Có quá nhiều những khía cạnh của xã hội Hoa Kỳ khác biệt với văn hóa Việt Nam.

Người Mỹ chuộng cách sống độc lập và tự tin, trong khi người Việt đặt nặng nhu cầu giúp đỡ gia đình và thân nhân, cũng như muốn hỗ trợ cộng đồng có những người cùng hoàn cảnh với mình.  

Một sinh viên âm nhạc ở Việt Nam phải theo những hướng dẫn của thầy giáo. Thầy giáo bảo anh ta phải chơi nhạc Beethoven hoặc Bath như thế nào. Nhưng một thầy giáo Mỹ bảo học trò của mình rằng họ nên khám phá con đườn âm nhạc của riêng mình, nên khám phá cách trình diễn âm nhạc của riêng mình. Điều này cũng tương tự như trong đời sống. Người Việt Nam cao niên kỳ vọng giới trẻ ứng xử theo một cách cố định nào đó, trong khi xã hội Mỹ khuyến khích sự tự do và sự tự duy. Điều này chắc chắn sẽ làm cho người di dân mới hoang mang khi muốn hòa nhập vào đời sống Mỹ nhưng cùng lúc phải gìn giữ những giá trị truyền thống Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam đặt nặng giềng mối gia đình, nghĩ đến "Chúng Ta" hơn là cái "Tôi". Chủ nghĩa cá nhân phải được xem nhẹ hơn nhu cầu cần thiết của những người khác. Đó là cách mà gia đình giữ được truyền thống. Hoa Kỳ, mặt khác, nói với qúy vị rằng qúy vị phải ở vị trí số 1. Nước này nói rằng qúy vị hãy đi theo ước mơ của mình, phải có tham vọng cá nhân. Lo thân mình trước. Một người Việt Nam trẻ tuổi phải tìm cách cân bằng những nhu cầu và ước mơ của riêng mình và của gia đình. Đối với những di dân Á Châu, học cách thương thảo giữa cái "Tôi" và "Chúng Ta" là một bài học quan trọng nhất để học hỏi, khéo léo để dung hòa hai nền văn hóa.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 9-2016

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2009 (Tăng 11 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/01/2010)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/11/2014 (Không thay đổi)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/11/2015)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/02/2010 (Tăng 3 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/02/2011)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/12/2004 (Không thay đổi)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/08/2005)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/10/2003  (Tăng 3 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2004)

(7) - Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một số người bảo lãnh thường khuyến khích người thân của mình học Anh ngữ và tìm hiểu thế giới của xã hội Tây phương trước khi đến Hoa Kỳ có thường bị người thân họ khó chịu không? Học hỏi những điều mới trước khi đến Hoa Kỳ quan trọng ra sao?

- Đáp: Một số người bảo lãnh nghĩ rằng người ta không học hỏi gì nhiều về những nền văn hóa khác xuyên qua việc học ngoại ngữ và sách vở, nhưng thực tế cho thấy việc học này là một khởi đầu rất tốt. Hơn là chỉ dựa vào tin đồn hoặc những thông tin từ những người cũng chỉ nghe nhiều người khác nói về đời sống ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Có một số người bảo lãnh bảo người thân của họ nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định di dân sang Hoa Kỳ, cho rằng đời sống khó khăn và phải cố gắng lắm mới đạt được điều mong muốn ở Hoa Kỳ. Đây có phải là cách suy nghĩ bảo thủ hay chỉ là cách đánh tan niềm hy vọng của người thân muốn di dân sang Hoa Kỳ?

- Đáp: Trong trường hợp này, người bảo lãnh là người rất thực tế, nhưng chỉ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình. Đời sống có thể khó khăn trong thời gian đầu đến Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, chẳng có con đường nào trải bằng vàng.  Nhưng Hoa Kỳ cũng là con đường dẫn đến sự tự do cá nhân, có nhiều cơ hội để thăng tiến đời sống. Ý kiến về một đời sống khó khăn ở Hoa kỳ nên được cân bằng với những cơ hội thành công nếu người ta bền gan, bền chí.

- Hỏi: Liệu chủ nghĩa cá nhân ở Hoa Kỳ có làm người Việt sẽ bớt giúp đỡ và càng xa cách thân nhân ở Việt Nam không?

- Đáp: Vật lộn với đồng tiền để sinh sống trong một đất nước mới có thể làm cho nhiều người sẽ không thể giúp đỡ nhiều cho người thân ở Việt Nam trong thời gian đầu. Nhưng sự giúp đỡ sẽ tăng lên theo thời gian vì không một ai có thể quên được đời sống khốn khó của họ khi còn ở Việt Nam.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 2:00-3:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 108613)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109099)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 114535)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 111948)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114381)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128027)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139083)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 121501)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 119459)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 109388)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.