Những Vấn Đề Di Trú Nổi Bật Trong Năm 2016

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 201620:24(Xem: 22848)
Những Vấn Đề Di Trú Nổi Bật Trong Năm 2016
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Trong năm 2016, rất nhiều vấn đề di trú đã được đưa ra bàn cãi sau khi ông Donald Trump ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ và đã đưa ra nhiều vấn đề di trú gây nên nhiều tranh luận sôi nổi tại Hoa Kỳ. Những vấn đề di trú nổi bật được nói đến là: Biên giới phía Nam Hoa Kỳ, Những Thành Phố "Bảo Hộ", Y Tế Cho Người Di Dân Bất Hợp Pháp, Di Dân Hồi Giáo, Tài Trợ Học Phí Cho Di Dân Bất Hợp Pháp, Sự Hòa Nhập Của Người Di Dân, Con Cái Của Di Dân Phát Hợp Pháp, An Ninh Biên Giới, Việt Bắt Giữ Di Dân Bất Hợp Pháp, Người Lao Động Bất Hợp Pháp và Chiếu Khán Dành Công Nhân Có Năng Khiếu.

Một hãng thông tấn điện tử tại Hoa Kỳ, có tên là ISideWith.com, đã mở ra một cuộc thăm dò rộng lớn trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ về những vấn đề di trú nói trên. Những cuộc thăm dò này bắt đầu từ cuối năm 2015 và kéo dài cho đến hôm nay. Văn phòng Robert Mullins International xin được trích dẫn những số liệu từ cuộc thăm dò này cho đến ngày 30 tháng 11 năm 2016, với những câu hỏi được hãng thông tấn ISideWith.com đưa ra như sau:

1. Liệu Hoa Kỳ có nên xây một bức tường dài dọc theo biên giới phía Nam (ráp gianh với nước Mễ Tây Cơ) hay không?

Thống kê cho thấy 31.877 người  (57%) đồng ý xây tường ở biên giới phía Nam. 9% trong số này cho rằng cần thiết lập một hàng rào theo dõi kỹ thuật cao chứ không cần xây tường thật. Còn 2% cho rằng chính phủ Mễ Tây Cơ phải trả tiền xây tường. Ngược lại, 23.733 người (43%) chống lại việc xây tường. Trong số này, 7% cho rằng việc này quá tốn kém và không có hiệu quả, và 1% cho rằng nên chấp nhận chính sách mở cửa biên giới rộng rãi.

2. Những thành phố "bảo hộ" có nên được nhận tài trợ của liên bang không?

Những thành phố "bảo hộ" là những thành phố có một số chính sách riêng, và không truy tố những người chỉ vì họ không có giấy tờ hợp pháp. Mặc dù ông Donald Trump đã nhiều lần đẹ dọa sẽ trục xuất 2 triệu di dân bất hợp pháp, nhưng nhiều thị trưởng của các thành phố lớn tại Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối và cho rằng họ sẽ không áp dụng luật trục xuất những ngọai kiều không có giấy tờ hợp pháp.

Thống kê cho thấy có 658 người (26%) cho rằng những thành phố này được nhận tài trợ của liên bang, nhưng 1.828 người (74%) không đồng ý.

3. Những di dân bất hợp pháp có nên được hưởng sự giúp đỡ của chính phủ về y tế không?

Thống kê cho thấy 8.801.350 người (28%) đồng ý chính phủ cần hỗ trợ y tế cho di dân bất hợp pháp. Trong số này, 8% nói rằng họ cần đóng thuế; 3% đồng ý khi mạng sống nguy hiểm hoặc bị bệnh truyền nhiễm; 1% đồng ý cho họ trở thành công dân Mỹ và 1% khác nói rằng họ nên bị trục xuất sau khi được chữa trị xong. Ngược lại, 22.592.242 người (72%) không đồng ý. Trong số này, 4% lại cho rằng họ nên được phép mua bảo hiểm tư nhân. 1% cho rằng trẻ em nên được nhận giúp đỡ y tế. Và 1% khác nói rằng chính phủ không nên giúp gì cả.

4. Những di dân Hồi giáo có nên bị ngăn cấm nhập cảnh Hoa Kỳ cho đến khi chính phủ cải thiện khả năng lọai trừ bọn khủng bố?

Thống kê cho thấy 5.850.597 người (47%) đồng ý cấm người Hồi giáo nhập cảnh. Trong số này, 3% cho rằng cấm tất cả di dân cho đến khi chính phủ cải thiện phương pháp sưu tra lý lịch. Và 1% cho rằng cho đến khi những vụ tấn công khủng bố giảm. Ngược lại, 6.706.286 người chống lại việc cấm người Hồi giáo nhập cảnh. Trong số này, 11% cho rằng hành động ngăn cấm vì lý do tôn giáo là vi hiến. Còn 6% cho rằng nên cấm di dân đến từ những quốc gia có "hiểm họa cao".

5. Những di dân bất hợp pháp có nên được giá học phí như cư dân sống trong tiểu bang khi theo học những trường đại học công lập không?

Thống kê cho thấy 3.956.824 người đồng ý nên cho giá học phí đặc biệt. Nhưng trong số này, 10% cho rằng các sinh viên này cần trả thuế. 1% khác cho rằng không được xin trợ cấp tài chánh và học bổng. Nhưng 1% khác cho rằng họ nên được tài trợ và có học bổng. Ngược lại, 8.074.001 người (67%) không đồng ý. Trong số này, 4% nói rằng tất cả di dân bất hợp pháp cần bị trục xuất. 3% khác cho rằng họ phải trả học phí giống như những sinh viên ở ngòai tiểu bang.

6. Có nên đòi hỏi người di dân học Anh ngữ không?

Thống kê  cho thấy 5.434.256 người (66%) đồng ý cần đòi hỏi di dân học tiếng Anh. Trong số này, 6% góp ý chính phủ nên mở những khóa học ngọai ngữ miễn phí. Còn 2% muốn lọai bỏ phần đa ngôn ngữ trên những giấy tờ và dịch vụ của chính phủ. Người lại, 2.768.431 người (34%) không đồng ý. Trong số này, 8% cho rằng cần mở rộng sự đa dạng mà người di dân đóng góp tại Hoa Kỳ. Cũng có 3% đồng ý nên lọai bỏ phần đa ngôn ngữ trên những giấy tờ và dịch vụ của chính phủ.

7. Con của người di dân bất hợp pháp có nên được cấp chứng chỉ công dân Hoa Kỳ hợp pháp không?

Bảng thăm dò cho thấy 9.074.540 người (53%) đồng ý cấp chứng chỉ công dân cho con của di dân bất hợp pháp. Trong số này, 10% cho rằng những đứa trẻ phải là công dân Hoa Kỳ vì chúng sinh đẻ ở đất nước này. Nhưng 3% nói rằng cha mẹ của chúng không thể trở thành công dân Hoa Kỳ. 3% khác lại cho rằng những trẻ em này chỉ có thể trở thành công dân Hoa Kỳ sau khi phục vụ 4 năm trong quân đội Hoa Kỳ hoặc tốt nghiệp đại học. Ngược lại, 7.859.335 người (47%) bất đồng ý kiến trên. 6% trong số này nói rằng các em sau này phải nộp đơn chính thức xin vào quốc tịch giống như những người khác. 2% khác thì cực đoan hơn khi yêu cầu trục xuất tất cả di dân bất hợp pháp.

8. Chính phủ Hoa Kỳ có nên gia tăng những giới hạn về chính sách an ninh biên phòng hiện nay không?

Theo thống kê, có 11.379.071 người (71%) đồng ý cần gia tăng những giới hạn về chính sách an ninh biên phòng hiện nay. Trong số này, 4% cho rằng cần cho phép những tiểu bang ở biên giới tự quản lý chính sách an ninh của mình. Ngược lại, 4.609.140 người (29%) không đồng ý. 6% trong số này nói rằng nên tạo cho người di dân dễ dàng xin chiếu khán làm việc tạm thời. 5% khác nói rằng chỉ cần giữ chính sách an ninh biên phòng hiện nay. 1% khác cho rằng nên thi hành chính sách mở cửa biên giới.

9. Có nên cho phép việc thi hành luật pháp ở địa phương cầm giữ những di dân bất hợp pháp phạm những tội nhỏ và chuyển họ cho giới chức di trú liên bang không?

Theo thống kê, 3.585.057 người (62%) đồng ý việc này. Trong số này, 5% muốn tất cả những di dân bất hợp pháp nên được giao nộp cho giới chức liên bang và trục xuất. Nhưng 2.233.470 người (38%) chống lại ý kiến trên. Trong số này, 13% cho rằng chỉ nên chuyển giao cho giới chức liên bang những di dân bất hợp pháp nào phạm tội bạo lực. 3% khác cũng không đồng ý vì đã có quá nhiều di dân không phạm tội bạo lực nhưng cũng đang bị trục xuất.

10. Những di dân bất hợp pháp, nhưng đang làm việc tại Hoa Kỳ, có nên được ân xá tạm thời không?

Thống kê cho thấy 7.715.970 người (52%) đồng ý cho những di dân không có giấy tờ nhưng đang làm việc có thể được ân xá tạm thời. 10% trong số này cho rằng nên cho họ một con đường trở thành công dân Hoa Kỳ nếu  họ không có hồ sơ phạm tội. 9% khác chỉ yêu cầu họ phải đóng thuế. Ngược lại, 7.423.760 người (49%) chống lại ý kiến này. 4% trong số này yêu cầu phạt nặng những công ty nào mướn di dân bất hợp pháp. 2% khác muốn trục xuất họ khỏi Hoa Kỳ. Còn 1% khác cũng chống ý kiến trên nhưng lại muốn cho phép họ ở lại Hoa Kỳ.

11. Chính phủ Hoa Kỳ nên tăng hay giảm số chiếu khán (visa) làm việc tạm thời  dành cho những công nhân di dân có năng khiếu cao?

Theo thống kê của thông tấn ISideWith.com, có 757.021 người (45%) đồng ý tăng chiếu khán làm việc tạm thời cho các công nhân di dân có năng khiếu cao. 3% trong số này cho rằng nền kinh tế quốc dân nhờ vào những công việc cần những công nhân có năng khiếu cao với phí tổn thấp nhất. Ngược lại, 645.149 người (38%) muốn giảm số chiếu khán kể trên. Trong số này, 6% cho rằng chính phủ nên cấp nhiều ưu đãi để dành cho công dân Hoa Kỳ được những việc làm này. 4% khác cho rằng nhiều công ty đang lợi dụng chương trình này để trả lương ít. Chỉ có 17% cho rằng họ bằng lòng với số lượng chiếu khán đang cấp hiện nay.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Các loại chiếu khán có sẳn và chiếu khán theo thứ tự nói chung trong năm 2016 có sự tiến triển khá thuận lợi, không một loại nào bị giật lùi.  Liệu chính phủ ông Donald Trump có cắt xén chiếu khán trên không?

- Đáp: Ông Donald Trump từng cho biết ông ủng hộ di dân hợp pháp.  Các loại chiếu khán di dân đoàn tụ gia đình là nền tảng xây dựng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, không thể hạn chế hay trì hoãn bởi hành pháp.  Chỉ có Quốc Hội mới biểu quyết cải tổ di trú từng phần hay toàn diện.

- Hỏi: Liệu chính phủ mới có bãi bỏ luật hôn nhân đồng tính hay chấm dứt bảo lãnh đồng tính không?

- Đáp: Luật hôn nhân đồng tính có gía trị toàn quốc Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6, 2015, do biểu  quyết 5-4 của Tối Cao Pháp Viện chứ không phải của chính phủ. Do đó, Tổng Thống không thể đơn phương loại bỏ luật hôn nhân đồng tính.

- Hỏi: Các loại chiếu khán đầu tư hay công việc có bị ảnh hưởng đối với chính phủ mới hay không?

- Đáp: Khó ai có thể tiên liệu chính xác những sự việc chưa xãy ra. Nhưng Tổng Thống đắc cử có khuynh hướng ủng hộ việc tạo công việc trong nước. Những chương trình đầu tư định cư như EB5 và mở xí nghiệp, thuê mướn nhân công trong nước được khuyến khích. Các chương trình thuê mướn lao động từ ngoại quốc có thể bị hạn chế hoặc bãi bỏ.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30. Phát lại vào tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98244)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94915)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97427)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99074)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97838)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104752)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99167)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104600)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99312)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99860)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.