Luật Mới Năm 2017 Và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (phần 1)

Thứ Tư, 25 Tháng Giêng 201705:05(Xem: 34583)
Luật Mới Năm 2017 Và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (phần 1)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Có một số luật mới ban hành nhằm đối phó với những tội mà các thường trú nhân vi phạm có thể dẫn đến việc bị trục xuất. Một trong những luật này là tội liên quan đến ma túy. Tội này không liên quan đến việc buôn bán ma túy. Tội này liên quan đến những người sở hữu, hoặc bị ảnh hưởng bởi bất cứ chất thuốc nào bị kiểm soát (chẳng hạn như cocain, meth, marijuana, heroin, v.v.). Nếu qúy vị có bất kỳ sự buộc tội hay vi phạm nào liên quan đến những chất thuốc đang được kiểm soát đều có thể bị trục xuất. Thông thường, nếu đã bị buộc tội thì đương sự sẽ bị trục xuất và người này sẽ được viên Chưởng Lý chuyển giao cho cơ quan Thi Hành Luật Thuế Quan Và Di Trú Hoa Kỳ (tức cơ quan U.S. Immigration and Customs Enforcement's - ICE) sau khi hồ sơ được Tòa Án Tiểu Bang phán tội.

Nếu người nào đến Hoa Kỳ trước năm 1995, nếu phạm tội liên quan đến ma túy, sẽ không có nghĩa là họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Thay vào đó, họ sẽ được đưa vào một thủ tục được gọi là Lệnh Giám Sát. Tương tự như một án treo. Họ sẽ phải trình diện với cơ quan ICE mỗi năm và sẽ không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ. Nếu họ rời Hoa Kỳ, điều này sẽ giống như họ tự trục xuất mình và sẽ không thể nào tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Luật mới kể trên chỉ áp dụng cho tình trạng vi phạm liên quan đến ma túy đặc thù. Tổng quát, đối với việc vi phạm những chất thuốc được kiểm sóat lần thứ nhất hoặc lần thứ hai, Chưởng Lý sẽ đề nghị Tạm Hoãn Phán Tội (tức chương trình Deferred Entry of Judgment) nếu người này tham gia chương trình cai nghiện. Đương sự phải nhận tội, nhưng việc phán tội hoặc kết tội sẽ không ghi vào hồ sơ của họ nếu họ hòan tất thành công chương trình cai nghiện. Nếu đương sự không hoàn tất chương trình cai nghiện sẽ vẫn bị trục xuất.

Qúy vị rất cần một luật sự nhiều kinh nghiệm cho những hồ sơ này. Luật sư có thể xin tái mở lại hồ sơ hình sự để xin bỏ qua việc đã nhận tội. Luật sư sẽ quyết định cách nào tiến hành tốt nhất, dựa vào những tình tiết của hồ sơ, bao gồm việc hòan tất thành công chương trình cai nghiện và số lượng ma túy sử dụng. Luật sư cần tham dự giải quyết hồ sơ ngay từ đầu, ngược lại, việc trục xuất sẽ không thể tránh khỏi.

Văn phòng Robert Mullins International có thể giới thiệu cho qúy vị một văn phòng luật di trú tin cậy, nhiều kinh nghiệm và  thành công.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao tôi có thể là đối tượng bị trục xuất nếu tôi chưa hề bị phán tội?

- Đáp: Luật di trú liên bang ở Hoa Kỳ rất nghiêm khắc mặc dù qúy vị không hề bị phán tội. Qúy vị vẫn có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ nếu qúy vị là người chính thức nhận đã sử dụng ma túy.

- Hỏi: Giả sử nếu tôi chưa hề bị đặt trong tình trạng bị trục xuất, liệu luật này có thể giúp tôi  không?

- Đáp: Được. Qúy vị rất may mắn vì đã có thể thu xếp được vấn đề rắc rối trước khi bị đặt vào tình trạng bị trục xuất và ngay cả việc có thể lo thủ tục xin nhập quốc tịch.

- Hỏi: Nếu không thể hòan tất thành công chương trình cai nghiện, tôi vẫn bị trục xuất không?

- Đáp: Điều này còn tùy thuộc vào những tình tiết trong hồ sơ của qúy vị. Chương trình Tạm Hoãn Phán Tội là một sự thỏa thuận việc hòan tất thành công chương trình trình cai nghiện với việc không ghi việc kết tội vào hồ sơ. Nếu qúy vị không hòan tất, tòa án sẽ ghi tội, và qúy vị sẽ cần phải có luật sư tìm cách giải quyết vấn nạn của qúy vị.

- Hỏi: Tôi có đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình Tạm Hoãn Phán Tội không nếu tôi đã có lệnh bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ?

- Đáp: Có thể xin tiêu chuẩn này, nhưng phải cần luật sư giúp đỡ nếu qúy vị vẫn đang ở Hoa Kỳ.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng:
Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: 
www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 100561)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai
Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2008(Xem: 110323)
Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102253)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99785)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101791)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102562)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106754)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 102046)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 106238)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99741)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.