Luật Mới Năm 2017 và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (Phần 2) - Lệnh Hành Pháp Cấm Nhập Cảnh Công Dân 7 Quốc Gia

Chủ Nhật, 05 Tháng Hai 201720:36(Xem: 23978)
Luật Mới Năm 2017 và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (Phần 2) - Lệnh Hành Pháp Cấm Nhập Cảnh Công Dân 7 Quốc Gia
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Trong những biến cố đang gây chấn động dân chúng tại Hoa Kỳ và trên thế giới liên quan đến người tỵ nạn, ngày 27/01/2017 vừa qua, Tổng thống Donal Trump đã ký một "lệnh hành pháp" ra lệnh cho Bộ Nội An cấm nhập cảnh vô thời hạn tất cả những người tỵ nạn Syria, dù đã có chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ hay chưa, và ngưng nhập cảnh trong 120 ngày tất cả người tỵ nạn đến từ bảy (7) nước là: Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen. Và cấm nhập cảnh trong 90 ngày tất cả du khách đến từ 7 nước kể trên.  Thông tin mới nhất cho biết những thường trú nhân Hoa Kỳ được phép nhập cảnh nhưng phải trải qua hàng giờ thẩm vấn với nhân viên liên bang tại phi trường.

Nhiều thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ, kể cả một số thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, cũng như một số Thống Đốc các tiểu bang như Washington, California, đã lên tiếng phản đối lệnh hành pháp này của ông Trump. Tại tiểu bang Nữu Ước, Thẩm phán  Judge Ann Donnelly đã ủng hộ lời thỉnh cầu của Liên Đòan Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ (tức American Civil Liberties Union) yêu cầu ngưng việc trục xuất trên tòan quốc. Trong khi đó, Thẩm phán Leonie Brinkema của tiểu bang Virginia đã ban hành án lệnh ngưng không được trục xuất những người đã có chiếu khán di dân nhập cảnh đã đến phi trường Dulles International Airport.

Trong những ngày qua, hàng ngàn người đã đến các phi trường Dulles International Airport tại tiểu bang Virginia, JFK tại tiểu bang Nữu Ước, Chicago tại tiểu bang Illinois, Denver tại tiểu bang Colorado, Seattle tiểu bang Washington, San Francisco, Los Angeles,v.v... để biểu tình phản đối mạnh mẽ lệnh cấm nhập cảnh người tỵ nạn đến từ bảy nước Hồi giáo kể trên.  Đây là lần thứ 2 một lênh hành pháp mang tính kỳ thị chủng tộc và tôn giáo được ban hành bởi hành pháp Hoa Kỳ.  Lần đầu xãy ra vào năm 1942, tập trung người Nhật Bản vào các trại quản huấn.  Đã có một số lớn đồng hương Việt Nam liên lạc với văn phòng chúng tôi hỏi người Việt có bị ảnh hưởng vì lện hành pháp cấm nhập không?  Câu trả lời hiện nay là không, nhưng khó ai có thể tiên liệu những gì chính phủ tổng thống Donald Trump có thể ban hành trong tương lai.  Văn phòng Robert Mullins International đang theo dỏi sát vấn đề này và sẽ cập nhập trong những chủ đề tới.

Tiếp theo phần 2 của chủ đề tuần này, có một số luật mới ban hành nhằm đối phó với những tội mà các thường trú nhân vi phạm có thể dẫn đến việc bị trục xuất. Một trong những điều quan trọng nhất trong luật mới này là luật sư của qúy vị phải nói cho qúy vị biết về những hậu quả di trú sẽ mang lại nếu qúy vị nhận tội có thể bị trục xuất. Nếu việc phạm tội liên quan đến đạo đức xấu xa hoặc một trọng tội thì người này sẽ bị trục xuất. Nếu luật sư của qúy vị không cảnh báo về việc nhận tội  của qúy vị sẽ bị trục xuất, thì tội của qúy vị có thể được miễn truy tố.

Quý vị có thể được hưởng lợi ích từ luật này nếu qúy vị thú tội hoặc không phản đối việc phạm tội có thể bị trục xuất và không được luật sư hình sự hoặc luật sư công của họ cố vấn rằng họ là đối tượng bị trục xuất.

Trong quá khứ, việc cố gắng xin miễn truy tố rất khó khăn. Luật mới này mở ra cơ hội có thể được miễn truy tố tội đã vi phạm nếu luật sư hình sự của bị can không cố vấn họ rằng việc nhận tội sẽ đưa đến những hậu quả về di trú, chẳng hạn sự sẽ bị trục xuất.

Nếu người nào đến Hoa Kỳ trước năm 1995 và phạm tội liên quan đến ma túy, sẽ không có nghĩa là họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Thay vào đó, họ sẽ được đưa vào một thủ tục được gọi là Lệnh Giám Sát. Tương tự như một án treo. Họ sẽ phải trình diện với cơ quan Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú (ICE) mỗi năm và sẽ không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ. Nếu họ rời Hoa Kỳ, điều này sẽ giống như họ tự trục xuất mình và sẽ không thể nào tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Một vị luật sư có thể làm gì cho qúy vị nếu qúy vị nhận tội nhưng không biết những hậu quả về di trú? Luật sư này sẽ có tòan bộ hồ sơ di trú và hình sự của qúy vị, duyệt xét hồ sơ kỹ lưỡng, cố vấn những bước tiến hành cần thiết, và bắt đầu việc nộp những giấy tờ cần có cho tòa.

Nếu người phạm tội chọn cách không làm gì hết thì xác suất bị trục xuất sẽ rất cao, nhất là những người phạm những tội nghiêm trọng. Luật này mới và đang được hòan thiện; những giới hạn của luật này có thể được đưa ra trong tương lai.

Điều quan trọng cần ghi nhận là những luật sư, đặc biệt là luật sư công, không chuyên về luật di trú, vì thế họ không thể đưa ra những lời cố vấn tốt nhất cho thân chủ của họ. Văn phòng Robert Mullins International có thể giới thiệu qúy vị với một văn phòng luật sư đáng tin cậy, nhiều kinh nghiệm và thành công về nhiều hồ sơ bị trục xuất.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi có đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình Tạm Hoãn Phán Tội không nếu tôi đã có lệnh bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ?

- Đáp: Có thể xin tiêu chuẩn này, nhưng phải cần luật sư giúp đỡ nếu qúy vị vẫn đang ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Nếu một người bị phạm tội nhưng chưa hề bị đặt trong tình trạng bị trục xuất, liệu luật này có thể giúp họ  không?

- Đáp: Được. Nếu qúy vị phạm tội và nhận tội hoặc không tranh cãi tội, một luật sư có thể giúp quý vị được miễn tội để qúy vị không bị trục xuất.

- Hỏi: Xác suất thành công để không bị trục xuất là bao nhiêu?

- Đáp: Điều này tùy thuộc vào từng hồ sơ và những yếu tố trong từng vụ. Tổng quát, nếu luật sư của qúy vị không cố vấn rằng qúy vị có thể bị trục xuất sau khi nhận tội thì đây là cơ hội tốt để tội này có thể được miễn truy tố, và qúy vị tránh khỏi lệnh trục xuất.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 25 Tháng Chín 2022(Xem: 7530)
(Robert Mullins International) Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 2022(Xem: 7865)
(Robert Mullins International) Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Luật vẫn chưa đưa vào hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10 và nó vẫn là chủ đề của một vụ kiện tại Tòa án phúc thẩm khu vực 5. Vụ kiện đó tuyên bố DACA là bất hợp pháp. Vụ việc đó vẫn chưa xong và nếu có quyết định chống lại DACA thì chương trình sẽ cần phải lên Tòa án Tối cao một lần nữa. Chương trình DACA đã bị đóng đối với những đương đơn mới kể từ tháng 16 tháng 7 năm 2021 vì vụ kiện của tòa án liên Bang tại Texas, mặc dù chương trình vẫn cho phép gia hạn. Luật mới của ông Biden sẽ chưa có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10. Chính quyền Biden hy vọng rằng việc ban hành một luật chính thức trong bộ luật liên bang sẽ bảo vệ chương trình trước tòa án liên bang.
Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 2022(Xem: 7362)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956. Các Trung tâm vùng được chấp thuận trước tháng 3 năm 2022, đơn I-956 của họ phải được xem xét trước khi có Trung tâm vùng mới.
Thứ Ba, 06 Tháng Chín 2022(Xem: 8248)
(Robert Mullins International) Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học khi kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?". Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7795)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 9312)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 8995)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 8980)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8037)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7389)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.