Một Dự Thảo Sắc Luật Hành Pháp Của Trump Bị Lộ Ra Ngòai - Những lợi ích công cộng sẽ ảnh hưởng kinh hòang đến di dân hợp pháp

Thứ Tư, 22 Tháng Hai 201717:06(Xem: 24933)
Một Dự Thảo Sắc Luật Hành Pháp Của Trump Bị Lộ Ra Ngòai - Những lợi ích công cộng sẽ ảnh hưởng kinh hòang đến di dân hợp pháp
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Một dự thảo Sắc Luật Hành Pháp được cho là của ban hành pháp  Donald Trump có thể làm cho di dân hợp pháp tại Hoa Kỳ hoảng sợ - gồm những di dân hợp pháp đang sinh sống ở Hoa Kỳ cũng như những người ở ngọai quốc đang mong chờ đòan tụ với người thân ở Hoa Kỳ. Dự thảo vừa bị lộ ra ngòai nói rằng người di dân bòn rút người đóng thuế ở Hoa Kỳ, và bản dự thảo này đề nghị giới hạn cấp thẻ xanh cho những di dân có năng khiếu thấp và lợi tức kém.

Bản dư thảo bị lộ ra ngòai này đã được trang điện tử tư nhân, độc lập, có tên là Viện Chính Sách Di Trú (Migration Policy Institute) và nhật báo uy tín Washington Post loan tin và bình luận về bản dự thảo sắc lệnh hành pháp chưa được công bố chính thức này.

Bản dự thảo nói trên đề ngày 23/01/2017, cho biết sẽ giới hạn số người di dân trong tương lai và cũng sẽ làm cho thường trú nhân hợp pháp đang sinh sống tại Hoa Kỳ sẽ dễ bị trục xuất nếu họ sử dụng những lợi ích công cộng của liên bang. Và chính phủ cũng sẽ bắt đầu yêu cầu những người bảo lãnh người di dân hòan trả những lợi ích công cộng mà người di dân đã nhận.

Nếu có những giới hạn nhắm vào việc nhận ngân quỹ công cộng và lợi ích y tế, bao gồm giới hạn việc sử dụng tiền mặt, dinh dưỡng và những lợi ích y tế, thì hành động được đề nghị trong bản dự thảo sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến những di dân hợp pháp và con cái công dân Mỹ của họ. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Khoa Học Quốc Gia (National Academies of Sicence) cho thấy những di dân ở mọi lứa tuổi, ngọai trừ người cao niên, sử dụng những lợi ích công cộng ít hơn người sinh đẻ ở Hoa Kỳ.

Điều quan trọng mà chúng ta cần hiểu là bản dự thảo vừa bị lộ ra ngòai có thể được tu chỉnh hoặc hủy bỏ, hay có thể được hay đổi rất nhiều trước khi trở thành luật sau cùng.

Bản dự thảo sắc lệnh hành pháp nói trên cho phép trục xuất những thường trú nhân đến Hoa Kỳ dưới 5 năm nếu họ trở thành gánh nặng của xã hội, nhưng cho đến nay, những điều luật đang áp dụng chỉ nói rằng "gánh nặng xã hội" chỉ có nghĩa là người di dân nhận chương trình trợ cấp tiền mặt hoặc nhận sự chăm sóc lâu dài được tài trợ bởi chính phủ. Bản dự thảo sắc lệnh hành pháp bị lộ ra ngòai sẽ cho phép liên bang, tiểu bang hoặc chính quyền địa phương đòi người bảo lãnh hòan trả những lợi ích công cộng mà người được bảo lãnh đã được hưởng hợp pháp!

Bản dự thảo sắc lệnh hành pháp bị lộ ra ngòai sẽ làm thay đổi rất mạnh mẽ như sau:

- "Gánh nặng xã hội" and "Lợi ích công cộng" sẽ bao gồm nhiều lọai khác nhau trong các chương trình của liên bang, chẳng hạn như ăn trưa miễn phí trong trường học, tài trợ đại học, trợ giúp hệ thống sưởi trong gia đình và những lợi ích y tế công cộng, và những chương trình này không nằm trong việc định nghĩa về luật trợ cấp xã hội.

- Trục xuất những thường trú nhân hợp pháp về việc sử dụng những lợi ích xã hội. Theo bản dự thảo này, những thường trú nhân có thể bị trục xuất vì sử dụng một trong những lợi ích xã hội, bao gồm trợ cấp thực phẩm và dinh dưỡng, bảo hiểm y tế được phụ cấp liên bang qua chương trình Madicaid hoặc Đạo Luật Săn Sóc (Y Tế) Trong Khả Năng (tức Affordable Care Act) mà chúng ta hay gọi  là chương trình y tế Obama Care và những lợi ích giáo dục.

- Từ chối nhập cảnh những di dân tương lai nếu họ có thể trở thành gánh nặng xã hội. Bản dự thảo sắc lệnh hành pháp cũng lọai ra nhiều người vì tình trạng tài chánh của họ.

Cũng theo bản dự thảo, các đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân cũng sẽ phải có ít nhất bằng trung học phổ thông hoặc có mức tài sản nào đó.

Kết quả cũng đưa đến việc từ chối chiếu khán cho những di dân có lợi tức thấp hoặc ít học đang kỳ vọng được đòan tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ. Một số người có chiếu khán phi-di-dân (du lịch hoặc du học) đang ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như nếu họ kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, sẽ không thể điều chỉnh sang diện thường trú nếu họ không có trình độ giáo dục hoặc không đủ tài chính được yêu cầu.

- Đòi người bảo lãnh hòan trả những lợi ích công cộng. Bản dự thảo cũng sẽ chỉ thị cho các cơ quan liên bang yêu cầu hòan trả những lợi ích công cộng mà người di dân hợp pháp đã sử dụng.

- Bản dự thảo bị lộ ra ngòai còn đề nghị giới hạn việc cho người di dân khai thuế hưởng lợi ích thêm vì có con dưới vị thành niên có số an sinh xã hội. Kết quả: các thành viên trong gia đình người di dân bất hợp pháp có con nhỏ (hơn ba phần tư trong các trẻ em này là công dân Hoa Kỳ) sẽ không hợp lệ để xin những lợi ích xã hội, mặc dù họ trả thuế và có lợi tức vừa đủ thấp để có thể hội đủ điều kiện hưởng những lợi ích xã hội khác.

- Chọn lọc di dân dựa trên Lợi Tức và Giáo Dục: Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ tiến đến việc lập ra một hệ thống chọn lọc chỉ mặn mà với những di dân có giáo dục cao và năng khiếu cao. Yếu tố liên hệ gia đình sẽ không đủ để có chiếu khán di dân. Những thay đổi này cho thấy sẽ lọai trừ nhiều di dân từ những nước ở Châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á, cũng như những di dân cao tuổi lại càng khó khăn để hội đủ tiêu chuẩn không là gánh nặng xã hội.

Bản dự thảo sắc lệnh hành pháp là một nỗ lực nhắm vào sự quan tâm công cộng về phí tổn, nhưng không về những lợi ích,  của người di dân đối với xã hội Hoa Kỳ. Bằng cách tạo ra những ngăn chận mới nhắm vào di dân hợp pháp và những lý do trục xuất nhắm vào di dân hợp pháp, điều này sẽ là những thay đổi quan trọng trong hệ thống di trú Hoa Kỳ. Theo quan điểm của nhiều người, những quyết định này sẽ phù hợp hơn nếu được dành cho quốc hội và không nên nằm trong nội dung của những sắc lệnh hành pháp của tổng thống.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nhiều người cho rằng Tổng thống Trump tiếp tục ban hành những Sắc Lệnh Hành Pháp với nỗ lực né tránh sự kiện cuộc bầu cử vừa qua bị ảnh hưởng bởi chính phủ Nga, điều này có phải là cách giận cá chém thớt không?

- Đáp: Điều này còn tùy thuộc vào việc qúy vị đã bầu cho ứng cử viên tổng thống nào trong ngày bầu cử tháng 11-2016 vừa qua. Điều chắc chắn cho thấy là các thẩm phán liên bang đã đồng ý rằng chẳng có cuộc khủng bố nào xảy ra sau biến cố 11 tháng 9, vì thế các sắc lệnh hành pháp của ông Trump càng tạo nên nghi vấn.

- Hỏi: Tại sao dự thảo sắc lệnh hành pháp của tổng thống bị lộ ra ngòai. Điều này có phải vì hành pháp không thể bảo vệ những thông tín cẩn mật không?

- Đáp: Mặc dù chưa đến 30 ngày chấp chánh, tổng thống Trump được chính nội các của ông và giới truyền thông nói đến như một người hoang tưởng. Điều này tạo nên nhiều kẻ thù hơn là bạn. Việc bị lộ thông tin này có thể do chính những kẻ thù trong nội các của ông tuồn ra ngòai.

- Hỏi: Văn phòng Robert Mullins International có thể cung cấp một bản phác thảo cho những công dân quan tâm có thể liên lạc với các dân biểu đại diện ở địa phương để thúc dục họ can thiệp vào những sắc lệnh hành pháp vi hiến của ông Trump không?

- Đáp: Xin vui lòng cập nhật trang nhà của văn phòng Robert Mullins International qua địa chỉ:  www.rmiodp.com, hoặc trang Facebook qua địa chỉ: www.facebook.com/rmiodp.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 2024(Xem: 3525)
(Robert Mullins International) Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này. Mẫu I-94, Hồ sơ Nhập/Xuất cảnh, được cấp dưới dạng điện tử cho những du khách được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong số các dữ liệu khác, Mẫu I-94 có chứa diện nhập cảnh mà công dân nước ngoài được nhận vào (ví dụ: E-2, L-1B, F-1, v.v.) và ngày hết hạn của diện/ tình trạng của diện đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng ngày hết hạn trên chiếu khán sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của người nước ngoài tại Hoa Kỳ. Điều này là không chính xác.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 2024(Xem: 2718)
(Robert Mullins International) Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không. Cập nhật về chiếu khán việc làm tại các lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng tồn đọng do đóng cửa, đặc biệt là đối với loại chiếu khánlàm việc. Thời gian duyệt xét các loại chiếu khán này đã được cải thiện, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 2024(Xem: 1999)
(Robert Mullins International) Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân. Dưới đây là bản tóm tắt về hoạt động và thành tựu đạt được về chiếu khán của DOS trong năm tài khóa 2023: · Cấp gần 8 triệu chiếu khán không di dân cho công tác và du lịch (chiếu khán B1/B2), số lượng chiếu khán B1/B2 được cấp cao nhất kể từ năm tài khóa 2016.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 2024(Xem: 2704)
(Robert Mullins International) Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp. Bầu cử năm 2024. Một số ứng cử viên tổng thống tiềm năng của Đảng Cộng hòa vào năm 2024 đang cố gắng chống người di dân hơn ông Donald Trump. Ví dụ, doanh nhân Vivek Ramaswamy ca ngợi gia đình di dân nhập cư của mình, đồng thời thúc đẩy các chính sách thực thi di dân cứng rắn.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2795)
(Robert Mullins International) Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000. Phần lớn sự gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài trong năm ngoái là để học các chương trình toán và khoa học máy tính.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2805)
(Robert Mullins International) Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao. Các quan chức của IOM (Tổ chức Di dân Quốc tế) nói với Liên Hợp Quốc rằng hơn một nửa số vụ bị buộc phải "di tản trong nước", với tổng số 32,6 triệu người vào năm ngoái, là do các sự kiện liên quan đến khí hậu. Do các cuộc chiến tranh, như cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đã khiến nhiều người tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở một đất nước mới và làm gia tăng căng thẳng khi họ đến đó.
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3296)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021: Việc làm: Người di dân đến để làm các nghề nghiệp đặc biệt, hoặc công việc nông nghiệp tạm thời: 41,8% số người mới đến.
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2965)
(Robert Mullins International) Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác. Đến cuối thế kỷ này, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ chiếm khoảng 20 đến 25% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3412)
(Robert Mullins International) Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ. Nếu bạn không chú ý đến Quy tắc 90 ngày, bạn có thể bị từ chối đơn xin thẻ xanh và chiếu khán tạm thời của bạn có thể bị thu hồi. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc xin chiếu khán Hoa Kỳ trong tương lai. Quy tắc 90 ngày áp dụng cho những ai? Quy tắc 90 ngày áp dụng cho tất cả những người có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, những người vào Hoa Kỳ để lưu trú tạm thời. Họ vi phạm Quy tắc 90 ngày nếu trong 90 ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ, họ thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3406)
(Robert Mullins International) Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới. Các đề xuất sẽ bao gồm đơn giản hóa quy trình gia hạn đối với người có chiếu khán J-1 và F-1, hiện đại hóa các quy định về chiếu khán H-1B, cập nhật bảng danh sách kỹ năng của khách trao đổi J-1, và thiết lập Chương trình thu hút nhân tài AI trên toàn cầu.