Nợ Thuế Trên $50,000 Mỹ Kim Có Thể Bị Tịch Thu Passport

Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 201717:03(Xem: 22279)
Nợ Thuế Trên $50,000 Mỹ Kim Có Thể Bị Tịch Thu Passport
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Đã có một điều luật mà nhiều người chưa biết. Theo luật này, chính phủ Hoa Kỳ có thể tịch thu sổ thông hành (passport) hoặc từ chối đơn xin sổ thông hành của những đương đơn "nợ thuế nghiêm trọng  không trả đúng hạn". Từ ngữ "nghiêm trọng  không trả đúng hạn" có nghĩa là một món nợ thuế mà sở thuế vụ IRS đã đòi, trên 50.000 Mỹ kim, và một thông báo đòi nợ đã được lưu trữ.

Một thông báo mới đây của sơ thuế vụ nói rằng cơ quan này vẫn chưa khởi sự liên lạc với Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ về những người nợ thuế quá kỳ hạn, nhưng sẽ bắt đầu vào đầu năm 2017.

Nếu qúy vị đang nợ thuế nghiêm trọng không trả đúng hạn, sở thuế vụ IRS sẽ liên lạc với Bộ Ngọai Giao. Bộ Ngọai Giao sẽ không cấp sổ thông hành mới hoặc không gia hạn thông hành của qúy vị sau khi nhận thông báo của sở thuế vụ.

Sau khi nhận được thông báo của sở thuế vụ IRS, Bộ Ngọai Giao có thể tịch thu sổ thông hành của qúy vị. Nếu Bộ Ngọai Giao quyết định thu hồi sổ thông hành trong khi qúy vị đang ở ngọai quốc, họ có thể cho phép qúy vị dùng sổ thông hành để trở về Hoa Kỳ, nhưng không thể dùng sổ thông hành này tiếp tục đi đến những quốc gia khác.

"Nợ thuế nghiêm trọng không trả đúng hạn" có nghĩa là đang nợ thuế liên bang trên 50.000 Mỹ kim, bao gồm tiền lời và tiền phạt. Trước khi từ chối đơn xin sổ thông hành, Bộ Ngọai Giao sẽ giữ đơn của qúy vị trong 90 ngày để cho phép qúy vị:

- Giải quyết những sai lầm của sở thuế, nếu có, hoặc

- Trả tất cả tiền nợ thuế, hoặc

- Đã thương lượng với sở thuế để trả nợ góp hàng tháng.

*

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng liên quan đến một số người du lịch. Một số người đi du lịch mang theo thông tin "nhạy cảm" trong điện thọai hoặc máy vi tính. Họ không muốn những thông tin này bị người khác xem. Nếu ở trong trường hợp này, giải pháp dành cho qúy vị là: Không đi du lịch mang theo những thông tin này.

Nhân viên sở di trú ở phi trường có thể giữ qúy vị lại và tìm kiếm trong điện thọai hoặc xem có những gì trong máy vi tính của qúy vị không? Câu trả lời là được. Bất kể qúy vị là công dân Hoa Kỳ, là một thường trú nhân hay là một du khách. Các nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan (tức Customs and Border Protection) có thể chặn qúy vị lại và đưa qúy vị qua phần kiểm tra lần hai. Điều này có thể xảy ra vì các nhân viên di trú cần biết thêm những thông tin hoặc diện di trú của qúy vị để quyết định xem qúy vị có thể được nhập cảnh hay không.  Việc này xảy ra cũng có thể chỉ là một cuộc khám xét bất chợt, không có chủ ý trước.

Nếu bị lúng túng vì những câu hỏi của nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan, qúy vị có được quyền nói chuyện với luật sư không? Câu trả lời là được, nếu qúy vị là công dân Hoa Kỳ. Câu trả lời là không, nếu qúy vị là thường trú nhân.

Nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan có thể lấy thẻ xanh của qúy vị và không cho phép qúy vị trở về Hoa Kỳ không? Câu trả lời là không. Nhân viên di trú tại phi trường hoặc biên giới không thể bắt qúy vị ký trên đơn yêu cầu từ bỏ quy chế thường trú nhân như một số tin tức đồn đại. Trong hầu hết những trường hợp xảy ra, các thường trú nhân đều có quyền xin một  buổi điều trần với một chánh án di trú. Vì thế, qúy vị sẽ được phép nhập cảnh Hoa Kỳ và chờ buổi điều trần này.

Hành lý của qúy vị có thể bị lục sóat không? Câu trả lời là có thể. Tất cả người nhập cảnh và hành lý của họ khi nhập cảnh đều là có thể bị lục sóat.

Máy vi tính, điện thọai hoặc những máy móc điện tử khác có thể bị kiểm sóat không? Câu trả lời là có thể mặc dù qúy vị là thường trú nhân hoặc là công dân Hoa Kỳ. Theo văn phòng Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan, các dụng cụ mà qúy vị mang theo có thể bị kiểm soát vì nhiều lý do, bao gồm cả lý do giấy tờ thông hành không hoòn chỉnh hoặc tên của qúy vị trùng hợp với tên của một người đang bị điều tra. Và cũng có thể chỉ là việc kiểm sóat không chủ ý.

Qúy vị có thể bị hỏi về cách đăng nhập vào những hồ sơ riêng tư trên mạng điện tử hoặc điện thư (email) của qúy vị không? Câu trả là có thể, nếu qúy vị là công dân Hoa Kỳ. Nhân viên biên phòng được phép rà sóat tất cả điện thọai và tất cả những hồ sơ trong máy vi tính của qúy vị.

Nếu qúy vị từ chối cho biết mật số hoặc mã số thì sao? Nếu qúy vị đến Hoa Kỳ với chiếu khán phi-di-dân và nếu qúy vị không cộng tác với văn phòng Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan, văn phòng này có thể từ chối không cho qúy vị nhập cảnh.

Nếu qúy vị là thường trú nhân. Qúy vị có nhiều quyền hạn hơn, nhưng không nhiều như công dân Hoa Kỳ. Nhân viên biên phòng không thể và không có quyền buộc qúy vị phải ký tên trên đơn tự nguyện hủy bỏ quy chế thường trú nhân của qúy vị.

Nếu qúy vị là công dân Hoa Kỳ và không cộng tác với nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan: Đây là cơ hội mà các giới chức thẩm quyền sẽ giữ điện thọai và máy vi tính của qúy vị trong nhiều tháng. Họ sẽ giữ những dụng cụ của qúy vị để thẩm tra thêm và có thể sẽ sao lại những thông tin của qúy vị trong những dụng cụ điện tử này.

Làm sao qúy vị có thể bảo tòan những dụng cụ của qúy vị khi du lịch quốc tế? Nếu qúy vị không muốn bị kiểm sóat thì đừng mang theo khi đi nước ngòai.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Trước khi từ chối sổ thông hành của qúy vị, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ sẽ giữ đơn xin sổ thông hành của qúy vị trong 90 ngày. Nhưng nếu vấn đề rắc tối của qúy vị với sở thuế vụ kéo dài hơn 90  ngày thì sao?

- Đáp: Bộ Ngọai Giao sẽ không đợi. Không có thời gian uyển chuyển nào được áp dụng để giải quyết món nợ thuế này trước khi Bộ Ngọai Giao hủy bỏ cấp sổ thông hành.

- Hỏi: Ngoài ra, còn có những lý do nào khác mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ sẽ thu hồi sổ thông hành của qúy vị hoặc từ chối đơn xin sổ thông hành không?

- Đáp: Câu trả lời là có. Thí dụ như qúy vị nợ hơn 2.500 Mỹ kim tiền trợ cấp cho con theo thỏa thuận với tòa án sau khi ly hôn, sổ thông hành của qúy vị có thể bị hủy bỏ.

- Hỏi: Nếu qúy vị là công dân Hoa Kỳ, qúy vị có thể bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ vì không cộng tác với nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan không?

- Đáp: Câu trả lời là không. Một công dân Hoa Kỳ không thể bị từ chối nhập cảnh, nhưng có thể bị chậm trễ. Nếu không hợp tác với nhân viên Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan, qúy vị có thể bị giữ lại nhiều giờ trong một phòng điều tra thứ hai.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92473)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95669)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100650)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97429)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96197)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100913)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103282)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100543)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96960)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102164)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).