Một Số Tin Tức Di Trú Đáng Chú Ý

Thứ Ba, 06 Tháng Sáu 201720:51(Xem: 24380)
Một Số Tin Tức Di Trú Đáng Chú Ý
- Chính phủ Hoa Kỳ vừa ra lệnh thả một di dân không thể bị trục xuất
- Những tin đồn về việc gửi tiền từ Hoa Kỳ về Việt Nam
- San Francisco bắt đầu cung cấp luật sư cho di dân không thể thuê nổi luật sư
- Nhân viên ICE dùng điểm tâm tại quán cà phê rồi bắt giữ 3 người nấu ăn
- Nới rộng chính sách "cấm mang máy tính xách tay"

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Chính phủ Hoa Kỳ vừa ra lệnh thả một di dân không thể bị trục xuất: Đây là một hồ sơ liên quan đến anh Sreynuon Lunn, 32 tuổi, một thường trú nhân Hoa Kỳ. Anh sinh tại một trại tỵ nạn ở Thái Lan. Bố mẹ của anh là người Cam Bốt đã trốn thóat chế độ Khmer Đỏ trước đây. Anh đến Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn khi mới bảy tháng tuổi. Vào tháng 10, 2016, anh Lunn bị bắt vì tội cướp không vũ khí nhưng được thả vào tháng Hai, 2017 vừa qua vì hồ sơ được miễn tố. Nhưng anh lại bị phòng Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan Hoa Kỳ (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) bắt lại và họ muốn trục xuất anh về Cam Bốt. Tuy nhiên, vì anh sinh tại trại tỵ nạn Thái Lan nên chính phủ Cam Bốt không xem anh là công dân Cam Bốt và không chấp nhận anh. Sau cùng, anh đã được cơ quan ICE thả ra vào ngày 25 tháng Năm vừa qua vì anh không thể bị trục xuất.

Những tin đồn về việc gửi tiền từ Hoa Kỳ về Việt Nam: Nói cho cùng, đây cũng chỉ là "chuyện như cơm bữa" và cũng chẳng ai kỳ vọng có chuyện thay đổi. Thử bàn sang chuyện khác liên quan đến đề nghị của ông Donald Trump đòi xây một thứ "vạn lý trường thành" dọc theo biên giới phía Nam với nước Mễ Tây Cơ và đòi chính phủ nước này phải trả tiền xây tường. Điều rõ mười mươi là chính phủ Mễ sẽ không bao giờ trả một xu nào cho bức tường rất tốn kém này. Vì thế, trong việc tìm cách đào tiền để xây tường, phía đảng Cộng Hòa đã đưa ra "Đạo Luật Tài Trợ Cho Tường Biên Giới Năm 2017". Nhưng vẫn chỉ là dự luật vì quốc hội chưa thông qua. Dự luật này đề nghị sẽ thêm 2% thuế cho những cá nhân nào muốn chuyển tiền về Mễ Tây Cơ, hầu hết các nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ và quần đảo Caribbean. Và chỉ có những nước kể trên mới bị thêm thuế gửi tiền mà thôi. Những quốc gia khác không bị ảnh hưởng bởi đạo luật này nếu được thông qua.

Di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ là một trong 5 nước đứng đầu các nhóm di dân đã và đang gửi tiền về cho thân nhân của họ ở quê nhà. Theo thống kê mới nhất, Mễ Tây Cơ đứng đầu trong năm 2015 với 11 triệu 600 ngàn di dân ở Hoa Kỳ đã gửi 24 tỷ Mỹ kim về Mễ. Di dân Trung Hoa đứng hạng nhì, kế tiếp là Ấn Độ và Phi Luật Tân đứng hạng Tư. Trong năm 2015, di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ đã gửi 7 tỷ 450 triệu Mỹ kim về Việt Nam.

San Francisco bắt đầu cung cấp luật sư cho di dân không thể thuê nổi luật sư: Các viên chức thành phố đã bắt đầu từ tuần này sẽ cung cấp luật sư biện hộ công cho những di dân không đủ khả năng thuê một luật sư để giúp họ chống lại việc trục xuất tại tòa. Những người ủng hộ nói rằng đây là một dịch vụ không thể thiếu cho thành phố San Francisco, nơi người di dân chiếm 1/3 dân số, vì Tổng thống Trump đang mạnh mẽ thi hành chính sách trục xuất với lý do muốn bảo vệ biên giới.

Di dân không có luật sư được xem như sẽ thất bại trong những hồ sơ trục xuất, không giống như những người được bào chữa bởi một luật sư. Tuy nhiên, trong gần 40% các hồ sơ, người ta đã phải cầu may xin ra tòa không có luật sư. Nhưng không có sự hướng dẫn pháp lý, người di dân phải chịu áp lực rất nhiều khi đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng đến khả năng có thể ở lại Hoa Kỳ.

Việc bắt giữ của các nhân viên di trú đã tăng 38% trong năm nay dưới thời hành pháp của Trump, và ngân sách đề nghị mà Tòa Bạch Ốc muốn thêm là 2 tỷ 700 triệu Mỹ kim cho an ninh biên phòng và thi hành luật di trú. Ông Trump còn đe dọa cắt ngân sách cho những thành phố có nhiều di dân không có giấy tờ hợp lệ nếu các thành phố này không cộng tác với chính sách di trú của liên bang.

Trong một trăm ngày đầu chấp chính của hành pháp Trump: 41.318 di dân bất hợp pháp đã bị bắt giam. Trong số này, 30.473 người bị buộc tội hình sự, từ những vụ giết người và hành hung cho đến lạm dụng tình dục và những tội liên quan đến ma túy. Con số này chiếm gần 74% trong số 41.000 di dân bất hợp pháp bị bắt giữ.

Nhân viên ICE dùng điểm tâm tại quán cà phê rồi bắt giữ 3 người nấu ăn: Sáu nhân viên thi hành luật di trú ICE đã đến một quán ăn tại tiểu bang Michigan. Hai nhân viên đứng bên ngòai tiệm và hai người khác canh ở sau tiệm. Hai nhân viên còn lại ngồi trong tiệm ăn sáng: Gồm có bánh kẹp (waffle), thịt bacon, trứng và bánh mì nướng. Một thợ nấu ăn mang bao rác ra phía sau cửa tiệm liền bị nhân viên ICE còng tay.

Khi ba thợ nấu ăn khác trong bếp nhìn thấy sự việc này, họ hỏang hốt chạy ra cửa chính của tiệm nơi hai nhân viên ICE khác đang canh gác và bắt họ ngay lập tức. Thợ nấu ăn mang rác ra ngòai đã được thả sau khi xuất trình Thẻ Xanh. Ba thợ nấu ăn còn lại vẫn còn trong trại giam của ICE. Trong số này, hai người đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp và một người khác nhập cảnh hợp lệ nhưng đã ở quá hạn chiếu khán (visa).

Nới rộng chính sách "cấm mang máy tính xách tay" có thể ảnh hưởng các chuyến bay từ Âu Châu đến Hoa Kỳ: Bộ Nội An Hoa Kỳ đang xem xét việc cấm những đồ dùng điện tử lớn hơn điện thọai di động trong hành lý xách tay. Trong tháng 3 năm 2017 vừa qua, Bộ Nội An đã ra chỉ thị hạn chế những vật dụng điện tử lớn hơn điện thọai di động trên những chuyến bay từ 10 quốc gia đến Hoa Kỳ, trong số này bao gồm cả Ai Cập, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, Bộ Nội An đang xem xét nên áp dụng việc cấm này lan rộng thêm những chuyến bay từ Âu Châu đến Hoa Kỳ. Nên nhớ điều này nếu qúy vị quyết định chuyến nghỉ hè sắp tới tại Âu Châu.

Nếu qúy vị không được phép giữ máy tính xách tay trong hành lý xách tay, một số người đã đề nghị qúy vị có thể du hành với một lọai máy tính nhỏ gọn khác có tên là "Chrome Book". Lọai máy tính rẻ, nhẹ có thể sao chép tự động những dữ liệu cho mạng Google, cho phép qúy vị xóa đi trước khi giao cho máy bay và phục hồi lại sau khi đến nơi. Tuy nhiên, những ý kiến tốt nhất vẫn là hãy để máy tính xách tay của qúy vị ở nhà.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có phải việc xây tường ở biên giới là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa di dân bất hợp pháp không thể nhập cảnh Hoa Kỳ?

- Đáp: Cách tốt nhất để ngăn cản di dân bất hợp pháp là nếu các chủ nhân Mỹ từ chối thuê mướn họ. Tương tự, nên nhớ rằng 40% di dân bất hợp pháp hiện đang ở Hoa Kỳ đã nhập cảnh hợp pháp nhưng đã ở quá hạn chiếu khán của họ.

- Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra cho Hoa Kỳ sau ngày ông Trump nhậm chức tổng thống?

- Đáp: Người dân vẫn còn đang thử tìm cách trả lời câu hỏi này. Chúng ta thấy những vụ bạo động gia tăng, gia tăng những xung đột về kỳ thị chủng tộc, sợ hãi các nhân viên liên bang tự tung tự tác trong lúc thi hành nhiệm vụ, và ngay cả bây giờ, bốn tháng sau khi tổng thống mới nhậm chức, quá nhiều cuộc biểu tình phản đối ông. Việc này chưa hề xảy ra với bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào trong quá khứ. Điều này có vẻ như Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giống như trước nữa.

- Hỏi: Khi nào Bộ Nội An sẽ loan báo về việc cấm mang máy tính xách tay trên những chuyến bay từ Âu Châu sang Hoa Kỳ?

- Đáp: Điều này có thể sẽ xảy đến rất sớm vì mùa du lịch đã bắt đầu. Bởi vậy hãy chuẩn bị ngay, nếu qúy vị muốn du hành với máy tính xách tay, nên sử dụng lọai máy "Chrome book", hoặc chứa tất cả trong một USB. Và đừng ngạc nhiên nếu những người phụ trách di chuyển hành lý tại phi trường giúp những máy tính xách tay của qúy vị biến mất.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 118828)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 118555)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122191)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118279)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 136487)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 01 Tháng Chín 2010(Xem: 116509)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo lưu ý những du khách muốn xin học ở Hoa Kỳ. Điểm chính của bản thông báo nhắc nhở này là du khách không được phép nhập học trong khi vẫn còn nằm trong diện chiếu khán (visa) công việc hoặc chiếu khán du khách B-1 hay B-2.
Thứ Tư, 25 Tháng Tám 2010(Xem: 113432)
H ôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 11 Tháng Tám 2010(Xem: 141198)
G iấy Phép Tái Nhập Cảnh : Một số Thường trú nhân tại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam với ý định chỉ ở lại vài tuần lễ. Nhưng, một vấn đề gia đình hoặc công việc nào đó đã buộc họ phải lưu lại Việt Nam trong một gian khá dài. Liệu họ có gặp trở ngại khi trở về Hoa Kỳ hay không?
Thứ Tư, 04 Tháng Tám 2010(Xem: 117326)
C hương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là một vấn đề rất nhiều cảm tính và đầy tính chính trị. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp. Liệu có nên cho 11 triệu ngoại kiều đang sống bất hợp pháp ở Hoa kỳ được hưởng ân xá không?
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 111391)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.