Những Quyết Định Của Tối Cao Pháp Viện Trong Tháng 6 Năm 2017

Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 201701:51(Xem: 23995)
Những Quyết Định Của Tối Cao Pháp Viện Trong Tháng 6 Năm 2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(1) Tối Cao Pháp Viện cho phép một vài phần trong đề nghị cấm du hành có hiệu lực:

Pháp viện cho phép lệnh cấm du hành có hiệu lực đối với những công dân ngoại quốc không có những mối quan hệ thật sự với bất cứ người nào hoặc bất cứ thực thể nào tại Hoa Kỳ. Vì thế, một công dân của sáu quốc gia bị cấm đang xin chiếu khán (visa) Hoa Kỳ phải có một mối quan hệ thật sự với một người hay một cơ quan tại Hoa Kỳ. Thí dụ, lệnh cấm du hành hiện nay sẽ không áp dụng cho những sinh viên du học được một trường đại học ở Hoa Kỳ chấp nhận hoặc một nhân viên được một ty ở Hoa Kỳ chấp thuận thuê mướn làm việc tại Hoa Kỳ. Còn những lọai chiếu khán khác, các đương đơn sẽ phải chờ quyết định của Pháp viện quyết định trong mùa Thu năm nay.

Lệnh cấm du hành là một sắc lệnh hành pháp của ông Trump trong tháng Ba vừa qua và ảnh hưởng đến các nước Iran, Libya, Somalia, Syria, Sudan và Yemen.

Công dân của sáu nước này nếu có Thẻ Xanh Thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng lệnh cấm trên. Những người đã nhận chiếu khán còn giá trị trước ngày 7 tháng 3 năm 2017 cũng được miễn áp dụng lệnh cấm này. Công dân Hoa Kỳ và Thường trú nhân Hoa Kỳ không bị ảnh bởi lệnh cấm du hành nêu trên. Họ được tự do di chuyển như trước đây.

(2) Tối Cao Pháp Viện ủng hộ Thường trú nhân từng bị luật sư của họ cho những lời khuyên xấu.

Khi một luật sư góp ý rằng nhận tội là cách tốt nhất và sẽ không bị trục xuất, vì hầu hết những di dân liên hệ đế những tội hình sự đều đồng ý nhận tội. Nhưng nếu người luật sư này sai, và việc trục xuất chắc chắn xảy ra thì sao? Tối Cao Pháp Viện phán rằng những di dân trong những trường hợp kể trên có thể có cơ hội thứ hai tại tòa và có cơ hội khi xét xử, mặc dù hồ sơ của phía công tố chống lại họ rất mạnh mẽ.

(3) Một công dân Hoa Kỳ được nhập tịch hóa có thể bị tước quyền công dân vì đã khai không đúng trong đơn xin nhập tịch của họ không?

Câu trả lời là "có" nếu lời khai sai này "quan trọng". Câu trả lời là "không" nếu lời khai sai này "không quan trọng". Tối Cao Pháp Viện nói rằng nếu một người được nhập tịch hóa, và sau đó Sở di trú phát giác một lời khai sai lạc trong đơn xin trở thành công dân Hoa Kỳ, người này chỉ có thể bị mất quyền công dân nếu lời khai sai lạc là vấn đề quan trọng. Trong trường hợp này, một phụ nữ có thể khai sai về nghĩa vụ quân sự của chồng tại nước Serbia, nhưng việc này không phải là yếu tố quan trọng trong đơn xin quốc tịch của bà, vì thế bà không bị mất quyền công dân.

Một thí dụ khác về lời khai sai "quan trọng": Nếu một người từng là đảng viên đảng Cộng sản hoặc từng là một thành viên trong tổ chức khủng bố nhưng không thừa nhận việc này trên đơn xin nhập tịch thì người này có thể bị mất quyền công dân.

(4) Vấn đề công dân Mỹ cho những trẻ em sinh ở ngòai Hoa Kỳ:

Theo luật, một đứa trẻ sinh ở ngòai lãnh thổ Hoa Kỳ của một người cha công dân Mỹ và một người mẹ  không phải là công dân Mỹ, có thể trở thành công dân Hoa Kỳ ngay khi sinh ra đời nếu người cha đã từng sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, với ít nhất hai năm trong thời gian này phải sau 14 tuổi.

Nhưng nếu người mẹ là công dân Hoa Kỳ được nhập tịch hóa và sinh một đứa con ở Việt Nam, và nếu người cha không là công dân Mỹ, thì người mẹ chỉ cần chứng minh đã sống ở Hoa Kỳ một năm trước khi đứa trẻ ra đời. Tối Cao Pháp Viện hiện nay đã thay đổi luật và nói rằng việc đòi hỏi phải sống 5 năm tại Hoa Kỳ cũng áp dụng cho người mẹ công dân Mỹ sinh con ở ngòai lãnh thổ Hoa Kỳ.

Những tin di trú khác: Tổng thống muốn cấm di dân không xin trợ cấp xã hội trong 5 năm.

Luật di trú Hoa Kỳ đã ngăn cấm hầu hết những người ngọai quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán di dân không hợp lệ để xin những lợi ích của liên bang như An Sinh Xã Hội và phiếu thực phẩm (food stamp) trong 5 năm.

Mới đây, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ sớm yêu cầu Quốc hội thông qua luật mới ngăn cấm di dân xin những trợ giúp công cộng trong 5 năm kể từ ngày nhập cảnh Hoa Kỳ. Ông nói rằng: "Đã đến lúc phải có những luật di trú mới... quy định rằng những người muốn di dân đến nước chúng ta phải có thể tự túc tài chánh và không dùng trợ cấp xã hội trong thời gian ít nhất là 5 năm".

Trump nói rằng ông muốn một đạo luật cho phép chính quyền liên bang trục xuất những thường trú nhân dựa vào những lợi ích công cộng trong 5 năm kể từ ngày đến Hoa Kỳ. Đề nghị của ông Trump sẽ sinh thêm nhiều lọai giới hạn khi người di dân muốn xin những lợi ích công cộng.

Đề nghị của ông Trump cũng sẽ ngăn cản những người nhập cảnh Hoa Kỳ có thể là "gánh nặng xã hội" trong 5 năm sau khi họ đến Hoa Kỳ. Trump kỳ vọng sẽ đề nghị thêm những luật khắt khe liên quan đến "gánh nặng xã hội" và mong mỏi sẽ được thi hành.

Mặc dù vẫn chưa rõ những luật mà ông Trump đề nghị sẽ khác với những luật hiện hành ra sao, nhưng ông vẫn hứa hẹn thi hành luật của ông "rất sớm". Tuy nhiên, ông không hề bình luận về việc di dân của vợ ông hiện nay, bà Melania Trump. Bà Melania nói rằng đã nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ, nhưng thông tấn xã AP có nhiều tài liệu cho thấy bà đã làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ vì từng được trả 20.056 Mỹ kim cho 10 công việc quảng cáo thời trang từ ngày 10 tháng Chín đến ngày 15 tháng 10 năm 1996, trước khi bà được cấp chiếu khán làm việc H-1B.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, chiếu khán phi di dân sẽ được cấp cho những đương đơn ở 6 quốc gia bị cấm nếu họ có những quan hệ chân thật với một công ty Hoa Kỳ hoặc trường học. Nhưng nếu họ chỉ muốn đến thăm thân nhân tại Hoa Kỳ thì sao?

- Đáp: Thân nhân sẽ được bao gồm trong định nghĩa về mối quan hệ chân thật. Trên thực tế, hầu hết những du khách đến Hoa Kỳ là để thăm thân nhân.

- Hỏi: Chiếu khán du lịch có thể cấp cho những người từ sáu quốc gia bị cấm không nếu họ không có thân nhân ở Hoa Kỳ?

- Đáp: Điều cho thấy những liên hệ với người nào đó, hoặc công việc, hay du học tại Hoa Kỳ sẽ cần phải có để xin chiếu khán phi di dân

- Hỏi: Công dân, thường trú hợp pháp của Hoa Kỳ và những người đã có chiếu khán sẽ không bị ảnh hưởng về luật cấm du hành hiện nay. Còn người tỵ nạn thì sao?

- Đáp: Tình trạng của người tỵ nạn vẫn chưa rõ ràng. Họ có thể không có những liên hệ thật sự với Hoa Kỳ qua công việc làm, du học hoặc thân nhân. Tuy nhiên, một trong những chương trình tái định cư người tỵ nạn quan trọng nói rằng sẽ quá đủ để được một tổ chức tỵ nạn bảo lãnh. Đó chính là mối quan hệ chân thật với một cơ quan của Hoa Kỳ.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 99258)
Những vụ xử trục xuất thường bắt đầu bằng một Thư Thông Báo Hầu Tòa (mẫu I-862) gửi từ văn phòng của chánh án sở di trú. Những vụ hầu tòa chính thức được tiến hành sau khi có Thư Thông Báo Hầu Tòa được đệ nộp. Những nơi thụ lý hồ sơ xử trục xuất được tiến hành ở những tòa án di trú nơi Thư Thông Báo Hầu Tòa được nộp.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101340)
Trong một bài viết gần đây, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International thông báo rằng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) đã bắt đầu yêu cầu người bảo lãnh nộp thêm một số giấy tờ tại Hoa Kỳ, mà lẽ ra người được bảo lãnh sẽ phải nộp trong ngày phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 102173)
Theo luật, một số thường trú nhân có thể mất các quyền lợi trợ cấp an sinh xã hội (gọi tắt là quyền lợi SSI) nếu họ không có quốc tịch Hoa Kỳ sau 7 năm thụ hưởng
Thứ Năm, 12 Tháng Sáu 2008(Xem: 106257)
Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo sẽ ngừng nhận đơn trong tháng này, vào ngày 25 tháng Sáu năm 2008. Các đương đơn của Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo phải là cựu quân nhân hoặc là các viên chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thứ Năm, 05 Tháng Sáu 2008(Xem: 101579)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân
Thứ Sáu, 23 Tháng Năm 2008(Xem: 105896)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 99456)
Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC) hiện đang giữ nhiệm vụ ấn định ngày phỏng vấn các đơn xin cấp chiếu khán (visa) di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đây là phương thức mới và một số thông tin chi tiết vẫn chưa được hoàn tất.
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm 2008(Xem: 103889)
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam được mô tả là văn phòng phải giải quyết số lượng hồ sơ rất lớn và là một trong những văn phòng lãnh sự bận rộn nhất thế giới.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 103174)
Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 2008(Xem: 109411)
Chiếu khán ( visa ) Du Học là loại chiếu khán phi di dân, có giá trị ngắn hạn. Trước khi Lãnh sự cấp loại chiếu khán này, đương đơn xin du học phải có đủ bằng chứng thuyết phục nhân viên lãnh sự là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi việc học kết thúc.