Đề Nghị Mới Của Tòa Bạch Ốc Làm Khó Di Dân - Người bảo lãnh đối diện với quy định mới về bảo trợ tài chánh - Chương trình DACA vẫn chưa kết thúc - Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10/2018

Thứ Hai, 17 Tháng Chín 201800:12(Xem: 20147)
Đề Nghị Mới Của Tòa Bạch Ốc Làm Khó Di Dân - Người bảo lãnh đối diện với quy định mới về bảo trợ tài chánh - Chương trình DACA vẫn chưa kết thúc - Lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10/2018
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Cố vấn Tòa Bạch Ốc, Stephen Miller, vừa đưa ra  một kế họach di trú mới  nhưng đã gây khó khăn cho người di dân và những người con sinh đẻ ở Hoa Kỳ, dù kế họach nay chưa thành luật chính thức.

Một đề nghị về chính sách mới của Tòa Bạch Ốc sẽ gây khó khăn cho người di dân muốn có thẻ xanh nếu họ đã từng sử dụng bất cứ lọai lợi ích công cộng nào, kể cả những phụ cấp bảo hiểm và những lọai tín dụng thuế. Cần ghi chú rằng đây vẫn chỉ là đề nghị và vẫn chưa thành luật. Tuy nhiên, đề nghị này đã làm nản lòng một số di dân không dám xin những chương trình xã hội mà họ cần. Vì thế, mặc dù đề nghị này chưa thành luật nhưng vẫn làm cho người di dân sợ nộp đơn xin những lợi ích mà họ được quyền thụ hưởng.

Tòa Bạch Ốc khám phá một điều mà họ cảm thấy rất thích thú là chỉ cần cố tình cho những đề nghị này lộ ra cho giới truyền thông. Họ chỉ muốn giới truyền thông biết họ đang quan tâm điều gì đó và sẽ làm cho nhiều người sợ không muốn sử dụng những chương trình lợi ích công cộng.

Có một chương trình rất quan quan trọng, được gọi là chương trình Phụ Nữ - Trẻ Thơ và Trẻ Em (tức Women - Infants and Children, gọi tắt là WIC), nhằm giúp đỡ những trẻ thơ sinh ra ở Hoa Kỳ hoặc di dân sang Hoa Kỳ  cùng với cha, mẹ. Chương trình này giúp cho những bà mẹ có lợi tức thấp mua thực phẩm và sữa cho con nhỏ của họ.

Những người phụ trách chương trình WIC  đã thấy nhiều người xin ngưng nhận chương trình này. Những di dân bất hợp pháp cũng xin hủy bỏ chương trình trợ cấp xã hội vì sợ sẽ bị trục xuất, trong khi một số di dân hợp pháp xin ngưng nhận chương trình WIC vì họ tin những tin tức đồn thổi về luật lệ mới này. Nói cách khác, sức khỏe và hạnh phúc của trẻ thơ đang bị đe dọa vì những thông tin và lời đồi đãi được Tòa bạch Ốc cố tình tuôn ra.

Chương trình WIC giúp cho trẻ thơ sống tốt hơn. Nó cải thiện sự sống còn của trẻ sơ sinh, dinh dưỡng, tỷ lệ chích ngừa và việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Làm cho các gia đình di dân sợ sử dụng chương trình WIC cũng sẽ ảnh hưởng những đứa con sinh đẻ ở Hoa Kỳ của người di dân. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không bao giờ hủy bỏ chương trình WIC, nhưng các gia đình di dân có thể chọn cách xin ngưng dùng chương trình này nếu Tòa Bạch Ốc nói chính thức rằng quy chế di trú của họ sẽ bị nguy hiểm.

Vấn đề ở đây là Tòa Bạch Ốc không nhìn những con cái của người di dân là người Mỹ mặc dù chúng sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Tòa Bạch Ốc của ông Trump vẫn thường xuyên chống lại vấn đề mang quốc tịch tại nơi sinh đẻ. Trong mắt của Tòa Bạch Ốc hiện nay, một đứa trẻ không ở trong một gia đình di dân da trắng không được xem là một công dân Mỹ, bất kể đứa trẻ này sinh ở đâu.

Những xin lưu ý rằng chính sách này mới chỉ là đề nghị. Nó chưa thành luật và sẽ chẳng bao giờ được Quốc hội thông qua, vì quá vô nhân đạo.

Tăng những yêu cầu về lợi tức bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh

Tòa Bạch Ốc đang suy nghĩ về việc giới hạn di trú hợp pháp bằng cách tăng mức lợi tức tối thiểu của người bảo lãnh.

Theo một bản dự thảo về một chính sách cũng được rò rỉ ra bên ngòai, Hành pháp Trump đang nghĩ đến việc tăng mức lợi tức tối thiểu khi làm bảo trợ tài chánh cho người di dân. Hiện nay, lợi tức của người bảo lãnh phải chứng minh có lợi tức tối thiểu trên 125% theo bảng quy định về nghèo đói. Đối với bốn người, kể cả phía người bảo lãnh và người được bảo lãnh, thì mức quy định lợi tức tối thiểu là 31.000 mỹ kim một năm. Nếu mức quy định này tăng 250% theo quy định mới (nếu có) thì số lợi tức tối thiểu cho bốn người sẽ là 62.750 mỹ kim một năm.

Những người hầu như có thể đáp ứng yêu cầu lợi tức tối thiểu nêu trên sẽ đến từ Âu Châu, Gia Nã Đại, Úc châu và một số nước giàu mạnh ở Á Châu. Và hầu như những di dân đến từ Trung Mỹ, Mễ Tây Cơ và vùng biển Caribbean sẽ khó thể đáp ứng điều kiện có mức lợi tức tối thiểu là 250%. Đây chính là những di dân không phải là da trắng mà Tòa Bạch Ốc muốn họ không thể di dân sang Hoa Kỳ.

Lại một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh đây cũng mới chỉ là đề nghị và rất khó để Quốc hội đồng ý. Có một số người trong Tòa Bạch Ốc luôn dùng thời gian để nghĩ về những cách giới hạn di dân, nhưng hầu hết những đề nghị này sẽ không bao giờ trở thành luật.

Bảy tiểu bang muốn dứt điểm chương trình DACA, nhưng đã thất bại

Vào tháng Hai năm 2015, Texas và 25 tiểu bang khác đã thưa chính phủ liên bang trong dự tính muốn chấm dứt chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals - gọi tắt là DACA). Hồ sơ này được đưa lên tòa án quận của chánh án Andrew Hanen. Ông chánh án này đòi chính quyền Texas nên chấm dứt chương trình DACA. Nhưng phán quyết của ông bị phản bác và sau cùng vấn đề này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện nhưng không thể được đến quyết định sau cùng vì có 4 phiếu thuận và 4 phiếu chống. Chương trình DACA vẫn còn chờ ở tòa và chờ ít nhất có ba thẩm phán liên bang nói rằng DACA nên được tiếp tục.

Vào tháng Năm vừa qua, Texas cùng với sáu tiểu bang khác lại thưa chính phủ, hy vọng sẽ chấm dứt chương trình DACA. Và trong năm nay, hồ sơ này lại được chuyển đến chánh án cũ là ông Andrew Hanen. Mới vừa qua, ngày 31 tháng Tám, chánh án Hanen nói rằng tiểu bang này không chấp thuập DACA vì nó gây rất bất lợi cho vấn đề tài chánh và các tiểu bang kể trên đã đợi quá lâu để đưa hồ sơ này ra tòa.

Chưa hết, chánh án Hanen nói rằng chương trình DACA là vi hiến. Ông nói "Nếu đất nước này thật sự muốn có chương trình DACA thì tùy theo quyết định của quốc hội".

Texas và những tiểu bang khác nói rằng chương trình DACA cho phép ngọai kiều bất hợp pháp ở lại Hoa Kỳ, sẽ làm tăng phí tổn y tế, cảnh sát và gây khó khăn hơn cho những cư dân hợp pháp tìm việc làm.

Những người ủng hộ DACA nói rằng Texas và những tiểu bang khác đã thất bại trong việc cung cấp bằng chứng thuyết phục là chương trinh DACA đã gây thiệt hại cho các tiểu bang này về tài chánh. Họ nói rằng những tiểu bang này sẽ thêm tiền thuế lợi tức vì những người  thụ hưởng chương trìn DACA đều được phép làm việc.

Năm 2017 vừa qua, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn chấm dứt DACA và chấm dứt việc bảo vệ những di dân thường có tên gọi là Những Người Mơ Ước (Dreamers). Ông cho quốc hội (có đa số thành viên là đảng Cộng hòa) sáu tháng để thay thế chương trình DACA, nhưng đã thất bại. Một vài tòa án liên bang đã phán quyết rằng chương trình DACA có thể để yên tại chỗ, mặc dù những đơn mới không thể nộp bây giờ. Quyết định sau cùng về chương DACA sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 10-2018

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/06/2011 (Tăng 7 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/03/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 22/08/2016 (Tăng 4 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2017)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 22/11/2011 (Tăng 3 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/03/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/06/2006 (Tăng 6 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/01/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/02/2005  (Tăng 5 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/06/2005)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp): 01/01/2016 (Tăng 16 tháng)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Chưa có)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Ai có thể hợp lệ đi bầu vào ngày 6 tháng 11 năm nay?

- Đáp: Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới có quyền đi bầu. Một số thường trú nhân đã được giúp để ghi danh bầu cử vì hiểu  sai luật. Nếu một thường trú nhân đi bầu, người này có thể bị lấy lại thẻ xanh và bị trục xuất.

- Hỏi: Khi nào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định về chương trình DACA?

- Đáp: Thời gian có thể xảy ra vào tháng Sáu năm 2019.

- Hỏi: Người di dân có nên ngưng sử dùng những lợi ích công cộng mà họ được quyền hưởng, vì những đề nghị của Tòa Bạch Ốc được cố tình để lọt ra cho giới truyền thông biết?

- Đáp: Câu trả lời tổng quát là "không" nên ngưng. Những đề nghị mà họ bàn thảo trong Tòa Bạch Ốc chưa thành luật và hầu hết những đề nghị này sẽ chẳng bao giờ thành luật.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121481)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120562)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 117821)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 115760)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112398)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 2006(Xem: 113457)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 2006(Xem: 127568)
Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch. Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.
Thứ Năm, 31 Tháng Tám 2006(Xem: 140219)
Đã có những trường hợp xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gặp trở ngại, vì liên hệ đến thời gian cư trú của họ trên đất Mỹ, hoặc vi phạm những sinh hoạt bất hợp pháp trong thời gian 5 năm cư trú, trước khi nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 127768)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122259)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,