Đóng cửa vào Mỹ: Ông Trump đã thay đổi Chương trình Người tị nạn Mỹ như thế nào?

Chủ Nhật, 30 Tháng Chín 201823:29(Xem: 15952)
Đóng cửa vào Mỹ: Ông Trump đã thay đổi Chương trình Người tị nạn Mỹ như thế nào?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

Hàng vạn người Việt Nam đã đến Mỹ thông qua Chương trình Người tị nạn của Chính phủ Mỹ sau ODP bắt đầu vào năm 1989. Bây giờ, hãy xem Chương trình Người tị nạn đang thay đổi như thế nào:

19 tháng vừa qua, Tổng thống Donald Trump và Chính phủ của Ông đã thay đổi việc tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ. Họ đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng các sắc lệnh hành pháp và những thay đổi hành chánh được thực hiện một cách kín đáo.

Ông Trump đề ra mức trần tị nạn hàng năm vào năm 2018 là 45.000, con số thấp nhất kể từ khi chương trình người tị nạn được lập ra vào năm 1980. Và vẫn chưa hết, Mỹ dường như nhận ít hơn phân nửa số người tị nạn năm nay.

Những người tị nạn đến từ đâu và điều đó đã thay đổi ra sao.

Nơi xuất phát của người tị nạn cũng thay đổi do các chính sách của Ông Trump. Trước năm 2017, Syria, Iraq và Somalia trước đây nằm trong năm quốc tịch hàng đầu của người tị nạn tái định cư ở Mỹ. Bây giờ, số lượng người tị nạn của họ giảm rất nhiều và người Ukraine, Bhutan và Eritrea đã chiếm trong 5 vị trí trên cùng.

Sự cắt giảm người tị nạn chủ yếu ảnh hưởng đến người Hồi giáo

Số lượng người tị nạn Hồi giáo được nhận vào Mỹ là một phần ba số lượng của hai năm trước, và số người Cơ đốc giáo đạt mức cao nhất số lượng kể từ năm 2002.

Một số nước chịu đựng nhiều hơn các nước khác.

Các chính sách của Tòa Bạch Ốc đã giáng đòn rất mạnh vào những người tị nạn từ 10 nước Hồi giáo. Việc kiểm tra lý lịch những người tị nạn này diễn ra lâu hơn và phát sinh nhiều chất vấn hơn trước đây. Số lượng người được nhận cho thấy họ bây giờ gần như không có cơ hội để vào nước Mỹ.

Mỹ thường nhận hàng ngàn người tị nạn mỗi năm đến từ Syria, Iraq, Somalia và Iran. Những người tị nạn đến từ các nước này đang chạy trốn chiến tranh và khủng bố tôn giáo. Nhưng theo các chính sách mới của Ông Trump, họ tự phát hiện mình gần như hoàn toàn bị cấm nhập.

Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 09 năm 2018, Mỹ nhận 60 người từ Syria, 130 người từ Iraq, 250 người từ Somalia và 35 người từ Iran.

Tổng cộng có 475 người tị nạn được nhận từ các nước đang chịu chiến tranh và đàn áp chính trị.

Năm nay, với một mức cao 68,5 triệu người bị chiếm chỗ bằng vũ lực bằng người ở khắp thế giới, Mỹ cho rằng nhận khoảng 22.000 người tị nạn, nhưng điều này dường như không xảy ra. Chính phủ của Ông Trump bắt đầu sử dụng các thủ tục xem xét chặt chẽ an ninh mới không rõ ràng và phức tạp và những thủ tục này làm chậm quá trình thu nhận người tị nạn và loại bỏ nhiều người dự tuyển xin tái định cư. Cũng vậy, số lượng cán bộ, người thực hiện phỏng vấn người tị nạn cũng bị giảm từ 155 người còn 100 người.

Tỉ lệ phần trăm người nộp đơn tị nạn Hồi giáo hiện nay là một phần ba số lượng của hai năm trước; tỉ lệ phần trăm người Châu Âu đã tăng gấp ba. Somalia hiện có ít cơ hội được nhận. Kể từ ngày 10 tháng 9 năm nay, chỉ có 250 người tị nạn Somalia được tái định cư ở Mỹ năm nay, giảm 97 phần trăm từ 8.300 người được nhận năm 2016.

Còn về Iraq thì sao, họ là những người đã giúp Mỹ trong chiến đấu?

Chỉ 48 người tị nạn Iraq mà làm việc cho quân đội Mỹ mới được nhận vào Mỹ trong suốt 11 tháng qua. Năm trước khi Ông Trump nhận nhiệm sở, có hơn 3.000 người được nhận và trong năm trước đó, 5.100 người được nhận.

Những người Iraq này là những người đã liều mạng sống của mình để giúp quân đội Mỹ. Một cựu chiến binh quân đội Mỹ nói việc không tiếp nhận họ thật sự là một sai lầm khủng khiếp đối với nền an ninh quốc gia. Ông nói, những người Iraq này là những người đã giúp người Mỹ còn sống trở về nhà chứ không phải trở về nhà trong cỗ quan tài.

Trong một phần tư thế kỉ, tỉ lệ tội phạm khắp đất nước đã giảm. Số lượng nhập cư bị ngăn chận ở biên giới giáp Mexico vẫn giữ ở mức thấp trong những năm qua.

Nhưng các ứng viên Đảng Cộng Hòa khắp đất nước đang cảnh báo cử tri rằng cả tội phạm lẫn nhập cư đều có khả năng tăng nếu các đối thủ Đảng Dân chủ thắng cử vào tháng 11. Nói cách khác, họ đang lặp lại tin tức GIẢ đến từ Tòa Bạch Ốc về mối nguy hại của nhập cư.

Các khảo sát hiện nay cũng cho thấy các cử tri thấy việc nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với tương lai đất nước không kém gì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng Đảng viên Đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới và chính sách nhập cư cấp tiến. Đảng viên Đảng Dân chử nói rằng Đảng viên Đảng Cộng hòa tập trung vào an toàn công cộng, nhập cự và tội phạm là một lý do đưa ra để che đậy, hướng mục tiêu đến làm sao lãng cử tri khỏi các vấn đề quan trọng khác.

Các ứng viên Đảng Cộng hòa đang trả lời trong sợ hãi. Họ đưa ra cảnh báo về tình trạng tội phạm lan rộng và nhập cư không giới hạn, như một cách để khuyến khích người dân bỏ phiếu vào tháng 11. Họ đang nói chính xác điều mà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã đang nói trong hai năm qua.

Nhập cư và an toàn công cộng đã trở thành điều quan trọng nhất đối với cử tri Đảng Cộng hòa vì Fox News và radio Đảng Bảo thủ đang liên tục nói về những vấn đề này. Và Ông Trump cảnh báo về mối đe dọa của các băng đảng bạo lực như MS-13, rằng có thể chỉ được ngăn chặn nếu ông xây được bức tường biên giới.

Các Đảng viên Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng tội phạm và nhập cư sẽ tăng nếu Đảng viên Đảng Dân chủ thắng vào tháng 11.

Trong một phần tư thế kỷ, tỷ lệ tội phạm khắp đất nước đã giảm. Số lượng nhập cư bị ngăn chặn ở biên giới giáp Mexico vẫn giữ ở mức thấp trong những năm qua.

Nhưng các ứng viên Đảng Dân chủ khắp đất nước đang cảnh báo cử tri rằng cả tội phạm lẫn nhập cư đều có khả năng tăng nếu các đối thủ Đảng Dân chủ thắng cử vào tháng 11. Nói cách khác, họ đang lặp lại tin tức GIẢ đến từ Tòa Bạch Ốc về mối nguy hại của nhập cư.

Các khảo sát hiện nay cũng cho thấy các cử tri thấy việc nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với tương lai đất nước không kém gì các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng Đảng viên Đảng Dân chủ muốn mở cửa biên giới và chính sách nhập cư cấp tiến. Đảng viên Đảng Dân nói rằng Đảng viên Đảng Cộng hòa tập trung vào an toàn công cộng, nhập cự và tội phạm là một lý do đưa ra để che đậy, hướng mục tiêu đến làm sao lãng cử tri khỏi các vấn đề quan trọng khác.

Các ứng viên Đảng Cộng hòa đang trả lời trong sợ hãi. Họ đưa ra cảnh báo về tình trạng tội phạm lan rộng và nhập cư không giới hạn, như một cách để khuyến khích người dân bỏ phiếu vào tháng 11. Họ đang nói chính xác điều mà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã đang nói trong hai năm qua.

Nhập cư và an toàn công cộng đã trở thành điều quan trọng nhất đối với cử tri Đảng Cộng hòa vì Fox News và radio Đảng Bảo thủ đang liên tục nói về những vấn đề này. Và Ông Trump cảnh báo về mối đe dọa của các băng đảng bạo lực như MS-13, rằng có thể chỉ được ngăn chặn nếu ông xây được bức tường biên giới

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu Đảng Dân chủ chiếm số đông trong Quốc hội sau cuộc bầu cử tháng 11, thì chúng ta có thể mong đợi gì ở họ về vấn đề nhập cư?

- Đáp: Chúng ta hy vọng Quốc hội dưới sự kiểm soát của Đảng Dân chủ sẽ duy trì hệ thống nhập cư diện gia đình, tìm ra một cách thức để hợp pháp hóa người nhận DACA và 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp hiện nay ở Mỹ, và đưa Chương trình Người tị nạn trở lại cách cư xử nhân đạo hơn cho những người nhập cư đang phải chịu đựng. Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi bất cứ sự hợp tác nào từ tòa Bạch Ốc trong các vấn đề này.

- Hỏi: Về việc chấp nhận người tị nạn, Mỹ sẽ như thế nào so với các nước khác?

- Đáp: Các nước không thuộc Mỹ ở Châu Âu, Canada và Úc, tái định cư 69.000 người tị nạn năm 2017, nhiều gấp đôi số người tị nạn ở Mỹ. Năm 2016, trước thời Ông Trump, Mỹ tái định cư cho 97.000 người tị nạn. Năm 2017, con số này giảm còn 33.000 và vào năm 2018 sẽ ít hơn 25.000. Năm nay là năm đầu tiên kể từ khi thông qua Luật Tị nạn Mỹ 1980 mà ít người tị nạn hơn được tái định cư ở Mỹ so với những khu vực còn lại trên thế giới.

- Hỏi: Sự khác nhau giữa đương đơn xin lánh cư (asylum) và xin nhập cư theo tình trạng người tị nạn (refugee) như thế nào?

- Đáp: Những người đến Mỹ hợp pháp không có được sự cho phép lánh cư trước và sau đó họ mới nộp đơn xin lánh cư (asylum). Còn người tị nạn không vào Mỹ cho đến khi họ có được giấy phép hợp pháp để nhập cư, vì họ nộp đơn xin nhập cư theo tình trạng người tị nạn trong khi họ đang ở một đất nước khác.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 123806)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 123842)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128751)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 213360)
Đơn của một công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho vợ/chồng, con nhỏ và cha/mẹ luôn luôn đáo hạn. Điều này có nghĩa là những hồ sơ này không có lịch trình chờ đợi và được duyệt xét cấp chiếu khán (visa) ngay.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 134097)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 123876)
Sở di trú USCIS vừa loan báo bảng lệ phí được điều chỉnh áp dụng cho các loại đơn liên quan đến di trú. Hầu hết các loại đơn đều tăng khoảng 10% nhưng không tăng lệ phí đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ
Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119676)
Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121775)
Trong tháng Sáu vừa qua, một người bảo lãnh công dân Mỹ gốc Việt, trong một hồ sơ diện hôn phu-thê, đã đệ đơn trước một Tòa Án Quận Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon, thưa Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thưa Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134669)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144329)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".