Luật Sư Chính Phủ Sẽ Mạnh Tay Với Người Bỏ Phiếu Bất Hợp Pháp - Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất - Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017

Chủ Nhật, 28 Tháng Mười 201823:23(Xem: 16433)
Luật Sư Chính Phủ Sẽ Mạnh Tay Với Người Bỏ Phiếu Bất Hợp Pháp - Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất - Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Trước hết, chúng tôi xin nhắc nhở rằng việc đi bầu chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ, mặc dù có người giúp qúy vị ghi danh bầu cử vì hiểu sai luật. Người di dân chỉ có thể đi bầu sau khi được quốc tịch hóa, không thể đi bầu trong khi chờ được tuyên thệ nhập tịch.

Ông Trump nói với các luật sư chính phủ rằng phải có thái độ mạnh mẽ với việc bỏ phiếu bất hợp pháp.

Trong tháng Mười 2018, một thường trú nhân tại tiểu bang North Carolina đã bị xử phạt 200 mỹ kim. Ông này là một thường trú nhân có Thẻ Xanh từ rất lâu, nhưng ông có thể bị trục xuất. Ông Alessandro Cannizzaro, 47 tuổi, gốc người Ý Đại Lợi và đã sống ở Hoa Kỳ hợp pháp từ năm 1985. Ông thú nhận phạm một tội tiểu hình vì là người ngọai quốc nhưng đã đi bầu ở Hoa Kỳ. Ông đã ghi danh bầu cử như một người ủng hộ đảng Cộng Hòa vào năm 2016.

Ông Cannizzaro nói với Chánh án Tòa Quận rằng ông đã nộp đơn thi quốc tịch vào năm 2003 và đã đậu phần sát hạch quốc tịch nhưng vẫn chờ để được tuyên thệ. Chính phủ thì nói rằng ông Cannizzaro được yêu cầu đi lấy dấu vân tay vào năm 2005 vì đây là một thủ tục bắt buộc khi muốn xin nhập tịch nhưng ông không đi đến nơi lấy dấu vân tay. Luật sư của Cannizzaro nói rằng ông chưa bao giờ nhận được giấy của Sở di trú yêu cầu ông đi lăn tay cả. Cuối cùng, ông quyết định ghi danh và đi bầu trong năm 2016. Ông chưa bao giờ kiểm lại tình trạng di trú của mình xem ông có thể được quyền đi bầu hay không?

Luật liên bang nói rất rõ là bất cứ ai không phải là công dân nếu đi bầu có thể bị trục xuất. Cho đến nay vẫn chưa rõ việc ông Cannizzaro thú nhận tội có sẽ bị trục xuất hay không.

Ông Trump đã từng cáo buộc sai lầm rằng hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp cho bà Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đây là một cáo buộc sai lầm vô cùng lố bịch.

Sở di trú bắt đầu áp dụng chương trình gửi Thông Báo Trục Xuất

Vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, hướng dẫn mới của Sở di trú về thông báo trục xuất đã có hiệu lực, đặt hàng ngàn đương đơn có cơ nguy bị trục xuất.

Chính sách mới của Sở di trú sẽ cho phép cơ quan này là nơi duy nhất gửi "Những Thông Báo Trình Diện" (tức Notices To Appear - NTAs). Thông Báo Trình Diện này là bản văn bắt đầu cho tiến trình trục xuất những người vi phạm không phải là công dân Hoa Kỳ. Hiện nay, Sở di trú có thể gửi một Thông Báo Trình Diện bất cứ khi nào họ từ chối một đơn xin chuyển diện cư trú, xin gia hạn quy chế cư trú, xin quy chế thường trú nhân hoặc xin nhập tịch Hoa Kỳ....

Và, trong tháng Bảy vừa qua, Sở di trú đã đưa ra một chính sách mới khác, giúp cho cơ quan này từ chối đơn mà không cần cho đương đơn một cơ hội để sửa bất cứ sai lầm nào. Gộp chung lại, hai chính sách mới này có thể đưa đến việc có rất nhiều đương đơn bị từ chối những lợi ích của họ và bị đẩy vào hệ thống tòa án di trú là nơi mà họ có nhiều nguy cơ bị trục xuất.

Một Thông Báo Trình Diện thông thường sẽ được gửi ra ngay sau khi một đơn nào đó bị từ chối. Các đương đơn sẽ có cơ hội kháng cáo sự từ chối này.

Chính sách này có lẽ sẽ có ảnh hưởng gây cho người di dân hỏang sợ khi họ muốn thay đổi hoặc gia hạn quy chế cư trú của họ. Nhiều di dân bất hợp pháp muốn nộp đơn xin quy chế hợp pháp có thể sẽ chọn cách không nộp đơn vì quá nguy hiểm. Họ biết rằng nếu đơn của họ bị từ chối thì họ sẽ có nguy cơ bị trục xuất. Chính sách của Sở di trú sẽ đẩy nhiều di dân lui vào bóng tối hơn là khuyến khích họ tiến lên phía trước và tìm quy chế hợp pháp.

Người Việt nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2017

Trong năm 2017, có 19.300 người Việt trở thành công dân Hoa Kỳ. Trong số này, có 6.600 người sống ở tiểu bang California và 2.250 người sống ở tiểu bang Texas.

Tại vùng San Jose-Sunnyvale-Santa Clara, có 14.000 người nhập tịch Hoa Kỳ từ nhiều quốc tịch khác nhau. Trong số 14.000 công dân mới này, năm nước đứng đầu là Trung Hoa (1.400 người), Ấn Độ (3.500 người), Mễ Tây Cơ (1.500 người), Phi Luật Tân (1.200 người) và Việt Nam (1.500 người).

Số người được hưởng chương trình DACA (tức chương trình giúp những thanh thiếu niên đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi họ còn thơ ấu) trong năm 2017 là 700.000 người. Trong số này có 558.000 là người Mễ Tây Cơ. Chỉ có 30 người Việt được hưởng chương trình DACA.

Di dân cũng giống như công dân Hoa Kỳ luôn có những bằng cấp giáo dục cao

Trong năm 2016, 30% di dân tuổi từ 25 trở lên có bằng cử nhân hoặc cao hơn so với 31.6% những người sinh đẻ ở Hoa Kỳ.

Sự gia tăng đáng kể này bắt đầu từ năm 1960, là năm chỉ có 5.1% di dân sở đắc bằng cử nhân hoặc cao hơn. Hoa Kỳ hiện nay có nhiều di dân hơn các quốc gia khác trên thế giới, chiếm 3.5% dân số những người sinh trưởng ở ngọai quốc.

Di dân Honduras gia tăng hướng về biên giới Hoa Kỳ

Cho đến ngày 26 tháng 10 năm 2018, đã có gần 3.000 người từ một số quốc gia Nam Mỹ, trong số này có hơn 1.500 người dân Honduras, đến Guatemala rồi qua Mễ Tây Cơ, và hy vọng đến biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ. Nhóm di dân này bao gồm nhiều gia đình người lớn và trẻ em, nhiều phụ nữ bồng bế con thơ. Nhiều phụ nữ mang thai và mong muốn con mình được sinh đẻ trên đất Mỹ. Vào ngày 13 tháng Mười, Phó Tổng thống Vice Pence yêu cầu các nước Trung Mỹ cần ngăn chận việc di dân tràn ngập này.

Đòan người di dân di chuyển bằng đường bộ hoặc bằng xe và càng gia tăng nhờ hệ thống mạng thông tin xã hội.

Kế họach của họ là băng qua Guatamala rồi đến Tapachula ở miền Nam Mễ Tây Cơ để xin chiếu khán nhân đạo giúp họ có thể di chuyển tiếp tục hoặc xin lánh cư ở nước này. Tại Honduras, 64% gia đình sống trong cảnh nghèo đói. Dân chúng Honduras phải chịu đựng về cả tinh thần lẫn vật chất vì nạn băng đảng luôn tìm cách cướp tiền của người dân và giới kinh doanh.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence nói với các nước Trung Mỹ rằng Hoa Kỳ mong muốn giúp việc đầu tư và phát triển kinh tế nếu họ có hành động mạnh mẽ hơn trong việc ngăn cản việc di dân ồ ạt, nạn tham nhũng và băng đảng bạo hành.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Theo luật mới, khi nào Sở di trú sẽ gửi Thông Báo Trình Diện để bắt đầu việc trục xuất?

- Đáp: Sở di trú sẽ gửi Thông Báo Trình Diện khi họ khám phá đương đơn nào vi phạm việc giả mạo, gian dối, có hành động vi phạm hình sự, hoặc không hợp lệ xin thay đổi và gia hạn quy chế cư trú của họ.

- Hỏi: Các thường trú nhân có được phép bỏ phiếu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào không?

- Đáp: Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới được quyền bỏ phiếu. Thường trú nhân không có quyền này.

- Hỏi: Có phải bất cứ trẻ em nào đẻ ở Hoa Kỳ đều tự động trở thành công dân Mỹ không, dù cha mẹ của chúng đang sống tạm thời hoặc bất hợp pháp ở nước này. Và di dân bất hợp pháp có thể được hưởng lợi ích khi có con sinh ở Hoa kỳ không?

- Đáp: Bất cứ đứa trẻ nào sinh ra ở Hoa Kỳ đều tự động trở thành công dân nước này. Có bốn triệu trẻ em của di dân bất hợp pháp là công dân Hoa Kỳ. Một số dân biểu đề nghị rằng một đứa trẻ sinh ở Hoa kỳ có thể trở thành công dân nếu và chỉ nếu một người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân.

Cha mẹ di dân bất hợp pháp không được hưởng bất cứ lợi ích nào khi con của họ sinh ra ở Hoa kỳ. Khi người con trên 21 tuổi, con của họ có thể bảo lãnh để họ có thẻ xanh.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 117727)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 115845)
Mới đây, chúng tôi được nghe về đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ của một thường trú nhân đã bị từ chối chỉ vì người đàn ông này đã không ghi danh tuyển mộ quân dịch. Hệ Thống Tuyển Mộ Lính (tức Selective Service System) muốn mọi người đều hiểu rằng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ quân dịch vẫn còn hiệu lực.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 112413)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2012, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ tháng 4 năm 2012.
Thứ Năm, 16 Tháng Hai 2012(Xem: 114275)
Hiệp định xin con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng Chín năm 2008. Hiện nay, cả hai nước đồng ý ngưng tiến hành duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi cho đến khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định mới.
Thứ Năm, 09 Tháng Hai 2012(Xem: 108265)
Dân biểu David Rivera, thuộc đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Florida, vừa đệ trình một dự luật mới chỉ dành cho lính nằm trong dự luật "Ước Mơ" (tức DREAM Act) đã được nói đến từ thời gian qua nhưng chưa thành luật chính thức. Dự luật mới này được mang tên H.R. 3823: Adjusted Residency for Military Service Act (gọi tắt là ARMS Act) và tạm dịch là "H.R 3823: Dự Luật Điều Chỉnh Tình Trạng Cư Trú Cho Người Phục Vụ Trong Quân Đội".
Thứ Tư, 01 Tháng Hai 2012(Xem: 114910)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một số thông tin đáng chú ý liên quan đến Thẻ Thông Hành bỏ túi, Chương Trình Thử Nghiệm Chiếu Khán và việc cấp phát chiếu khán loại H2A và H2B cho những quốc gia mới.
Thứ Tư, 25 Tháng Giêng 2012(Xem: 121917)
Hỏi: Tôi là một công dân Mỹ. Tôi đã bảo lãnh vợ tôi và cô ấy đã nhận được Thẻ Xanh tạm thời có giá trị hai năm. Vợ tôi theo dự tính sẽ nộp đơn xin Thẻ Xanh thường trú chính thức trước khi Thẻ Xanh tạm thời hết hạn hai năm, nhưng chúng tôi đã ly thân và sẽ ly dị chính trong tương lai. Tôi có bổn phận tiếp tục bảo lãnh để vợ tôi có Thẻ Xah thường trú nhân chính thức hay không mặc dù chúng tôi đang ly dị? Liệu tôi sẽ tiếp tục bổn phận bảo trợ tài chánh sau khi hôn nhân chấm dứt hay không?
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2012(Xem: 115741)
Một số dân biểu Hoa Kỳ hay muốn làm khó những đương đơn xin chiếu khán (visa) phi di dân. Một bản nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú sẽ giải thích tại sao họ cảm thấy như vậy.
Thứ Tư, 11 Tháng Giêng 2012(Xem: 122878)
Với dự tính thắng số phiếu của cư tri gốc Latinh mà không cần săn tay áo đôi co với Quốc hội, Tổng thống Obama đang tiến lên bằng... cửa sau để giải quyết phần nào kế hoạch cải tổ di trú mà ông đã hứa bốn năm trước nhưng chẳng làm được gì.
Thứ Tư, 04 Tháng Giêng 2012(Xem: 114274)
Thông tin đầu tiên trong đề tài hôm nay liên quan đến một loai chiếu khán (visa) mới của Gia Nã Đại. Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đã cung cấp loại "Chiếu Khán Thượng Hạng" (tức Super Visa"cho cha mẹ và ông bà của công dân hoặc thường trú nhân Gia Nã Đại.