Nếu Ly Dị, Vợ Cũ Có Thể Mất Thẻ Xanh Nếu Chồng Cũ Hủy Đơn I-864 - Cập Nhật Việc Duyệt Xét Đơn I-131 - Đoàn Người Di Dân Cho Thấy Một Vài Sự Thật Về Di Trú

Chủ Nhật, 30 Tháng Mười Hai 201817:19(Xem: 17940)
Nếu Ly Dị, Vợ Cũ Có Thể Mất Thẻ Xanh Nếu Chồng Cũ Hủy Đơn I-864 - Cập Nhật Việc Duyệt Xét Đơn I-131 - Đoàn Người Di Dân Cho Thấy Một Vài Sự Thật Về Di Trú
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú (USCIS Board of Immigration Appeals) cho biết đương đơn xin thẻ xanh  không hợp lệ vì chồng cũ rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh (tức đơn I-864). Vì thế, Sở di trú đã từ chối đơn xin chuyển diện di trú của người vợ cũ và ban lệnh trục xuất cô.

Trong những hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu, người bảo lãnh chỉ lý tên trên đơn I-134, cũng là đơn Bảo trợ Tài Chánh. Nhưng đơn này không ràng buộc về pháp lý và không đòi hỏi phải trợ giúp trong mười năm.

Trong hồ sơ nói trên, người phụ nữ đã từ nước Cam Bốt đến Hoa Kỳ với chiếu khán hôn thê (fiancée) trong tháng 11 năm 2011, và có 90 ngày để kết hôn với người hôn phu là công dân Hoa Kỳ. Trong tháng Hai năm 2012, cô nộp đơn xin chuyển diện thường trú nhân, cùng với đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 của người chồng.

Tiếc thay, cuộc hôn nhân đã không có kết quả như ý sau 5 năm chung sống, và người bảo lãnh đã rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh trước khi Sở di trú duyệt xét đơn xin thẻ xanh của người vợ.

Sở di trú đã bác đơn của người vợ. Sở di trú nói rằng vấn đề ly dị của cô đã làm cô không còn hợp lệ để xin chuyển diện thường trú nhân, nhưng cô còn được yêu cầu nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh của người chồng. Vì người bảo lãnh đã rút đơn này nên Sở di trú cho rằng cô trở thành một gánh nặng của xã hội.

Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú  nói rằng việc cam kết của đơn bảo trợ tài chánh phải do người chồng bảo lãnh hòan tất và không ai có thể thay người bảo lãnh làm đơn bảo trợ tài chánh cho đương đơn được.

Cập Nhật Việc Duyệt Xét Đơn I-131

Nếu qúy vị là Thường Trú Nhân muốn đi Việt Nam trong thời gian dài, qúy vị sẽ có thể muốn nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Form I-131). Giấy phép này sẽ cho qúy vị ở ngòai Hoa Kỳ đến hai năm. Qúy vị chỉ có thể nộp đơn này tại Hoa Kỳ vì còn phải chờ đi lấy dấu vân tay. Sau khi nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh I-131, qúy vị có thể đi Việt Nam và nhờ gửi giấy chấp thuận đơn này cho qúy vị ở Việt Nam không?

Sở di trú nói: "Được". Và rồi họ lại nói "Không". Và bây giờ thì họ lại nói: "Được". Lúc đầu, qúy vị có thể sắp xếp để yêu cầu gửi đơn I-131 được chấp thuận đến qúy vị sau khi qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ. Nhưng rồi Sở di từ chối đơn I-131 nếu qúy vị xuất ngọai trước khi họ chấp thuận đơn của qúy vị. Họ nói rằng nếu qúy vị xuất ngọai trong khi đơn I-131 vẫn còn đang duyệt xét thì cũng giống như tự ý hủy bỏ đơn này.

Tuy nhiên, trong một buổi họp mới đây tại Washington, Giám đốc Sở di trú USCIS, L. Francis Cissna nói rằng Sở di trú sẽ ngừng việc từ chối đơn I-131 nếu đương đơn xuất ngọai trước khi đơn được chấp thuận. Vì thế, qúy vị bây giờ có thể nộp đơn tại Hoa Kỳ và sau đó đi Việt Nam, và có thể nhờ thân nhân hoặc bạn bè chuyển Giấy Phép Tái Nhập Cảnh về Việt Nam cho qúy vị sau khi Sở di trú chấp thuận đơn.

Cần ghi nhớ rằng qúy vị không thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi qúy vị đang ở ngòai Hoa Kỳ. Qúy vị phải ở Hoa Kỳ để hòan tất việc lấy dấu vân tay.

Đòan Người Di Dân Cho Thấy Một Vài Sự Thật Về Di Trú

Câu chuyện về đòan người từ Trung Mỹ du hành lên phía Bắc rồi băng qua Mể Tây Cơ và đụng độ với nhân viên thi hành luật di trú Hoa Kỳ, có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về một số sự thật căn bản về di trú.

Mễ Tây Cơ gặp nhiều rắc rối về biên giới

Khi đòan người đi ngang qua nước Mễ, họ gặp sự chống đối và thù ghét của một số người dân Mễ. Điều này cũng giống như người di dân bất hợp pháp ở Hoa kỳ cũng trải nghiệm về sự thù ghét này: Tức là có sự sợ hãi và nghi ngờ của người ngòai cuộc. Người Mễ bực bội những người Trung Mỹ đã vượt biên giới phía Nam Mễ Tây Cơ và đã gây căng thẳng trong các thành phố Mễ. Thị trưởng thành phố Tijuana sát biên giới nói rằng việc tràn ngập người di dân đã tạo nên một "cuộc khủng hỏang về nhân đạo".

Hoa Kỳ vẫn là ước mơ của người di dân

Họ có thể nộp đơn xin lánh cư và xin tỵ nạn tại Mễ Tây Cơ. Họ có thể tìm việc làm ở Mễ và  sống ở đây vì có cùng ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng người di dân ước mơ về nền kinh tế và sự an tòan bản thân tại Hoa Kỳ. Đối với người di dân, mặc dù họ có nghe đến việc chống di dân của Tòa Bạch Ốc, nhưng Hoa Kỳ vẫn tốt hơn Mễ Tây Cơ rất nhiều.

Sự đe dọa của Mễ Tây Cơ đối với đòan người di dân

Mễ Tây Cơ thường không mặn mà với người di dân. Khi đòan người mới nhất di chuyển lên phía Bắc và băng ngay qua nước này, ngay cả các nhà lãnh đạo  tại Mễ đã nói rằng người tỵ nạn sẽ không an tòan nếu họ ở thời gian dài ở phía Nam biên giới Hoa Kỳ. Tại những thành phố biên giới của Mễ có rất nhiều ổ ma túy, rất  nguy hiểm cho người di dân nếu ở lâu dài.

Tóm lại, Hoa Kỳ vẫn là sự biểu hiện của hy vọng đối với những người trong nỗi tuyệt vọng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Thường Trú Nhân ở ngòai Hoa Kỳ hơn một năm nhưng không có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh?

- Đáp: Sở di trú sẽ nói rằng thường trú nhân đã từ bỏ quy chế thường trú nhân. Người ta phải cung cấp bằng chứng vắng mặt ở Hoa Kỳ qúa lâu vì lý do bất khả kháng. Và họ có thể được cấp một chiếu khán (visa) Cư Dân Hồi Hương để có thể trở lại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh không đòi hỏi người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm tài chánh trong 10 năm hay sao, hoặc cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ?

- Đáp: Đúng, người bảo lãnh phải có trách nhiệm này. Nhưng người bảo lãnh có thể xin rút đơn I-864 trước khi đương đơn trở thành Thường Trú Nhân. Trong trường hợp này, đơn xin thẻ xanh của người phối ngẫu ngoại quốc sẽ bị từ chối.

- Hỏi: Lý do chính nào khiến người di dân từ các nước Trung Mỹ không muốn làm việc và sống tại Mễ Tây Cơ?

- Đáp: Nhiều người Mễ bực bội người di dân và nhiều nơi ở Mễ bị các ổ ma túy và các nhóm băng đảng khác kiểm sóat. Những người Trung Mỹ rời bỏ quê hương của họ để thóat khỏi tình trạng bạo lực và tội ác. Họ không muốn phải đối diện tình trạng này ở Mễ Tây Cơ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 12 Tháng Mười 2011(Xem: 112105)
Vài năm trước đây, một số hãng máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm tra Thẻ Xanh (tức Green Card) và Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permits) rất kỹ lưỡng trước khi cho phép các Thường Trú Nhân Hoa Kỳ nhận được thẻ lên máy bay trở về Mỹ. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được những báo cáo cho biết bộ phận Kiểm Soát Thông Hành tại phi trường Tân Sơn Nhất đang thi hành những luật lệ tương tự, nhưng nghiêm ngặt hơn.
Thứ Tư, 05 Tháng Mười 2011(Xem: 111662)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo nhắc nhở ngày hết hạn của một số người góa bụa của các công dân Hoa Kỳ; những người này cần nộp ngay mẫu đơn I-360, tức Đơn Dành Cho Những Người Góa Buạ, Con Lai và Người Di Dân Đặc Biệt, nếu họ đang nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân dựa trên cuộc hôn nhân của họ với người chồng là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Chín 2011(Xem: 115804)
Không thay địa chỉ đúng cách có thể đưa đến việc hồ sơ bị từ chối và gây nên những phiền toái trong lãnh vực di trú. Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi các đương đơn và người bảo lãnh nên thông báo nhanh chóng cho sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), cũng như Lãnh sự Hoa Kỳ nếu có những thay đổi về địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ liên lạc. Việc nhờ các bưu điện địa phương chuyển thư đến địa chỉ mới đôi khi làm chậm trễ và không chắc chắn lắm.
Thứ Tư, 21 Tháng Chín 2011(Xem: 121276)
Ngày 1 tháng 10 năm 2011 là ngày bắt đầu trong tài khóa mới để chính phủ và dân chúng có thể thấy một số tín hiệu khả quan về ngày đáo hạn di trú. Trong năm nay, những ngày đáo hạn của tháng 10 không đến nỗi tệ. Tãt cả các diện bảo lãnh đều lên được ít nhất hai tuần lễ.
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134413)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 120778)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128390)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Tư, 24 Tháng Tám 2011(Xem: 113254)
Cơ quan Hành Pháp Obama dự tính sẽ duyệt xét 300.000 hồ sơ đang chờ bị trục xuất, với dự tính cho phép những kiều dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm tội ác.
Thứ Năm, 18 Tháng Tám 2011(Xem: 116382)
Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.