Thay Đổi Chính Sách Sẽ Ảnh Hưởng Mạnh Di Dân Hợp Pháp Tại Hoa Kỳ - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 2-2019

Chủ Nhật, 13 Tháng Giêng 201920:44(Xem: 17733)
Thay Đổi Chính Sách Sẽ Ảnh Hưởng Mạnh Di Dân Hợp Pháp Tại Hoa Kỳ - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 2-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Sau đây là bốn sự thay đổi của Sở di trú USCIS liên quan đến những điều luật di trú và những cập nhật về chính sách sẽ ảnh hưởng đến di dân hợp pháp với chiếu khán (visa) và thẻ xanh tại Hoa Kỳ.

- Những hướng dẫn mới về trục xuất

Một thủ tục mới liên quan đến việc ban hành Thông Báo Trình Diện (Notices to Appear) sẽ nới dài thêm trên danh sách những  lý do mà người di dân có thể được triệu tập để trình diện trước một chánh án di trú nhằm khởi đầu cho thủ tục trục xuất. Danh sách bổ túc này bao gồm những vi phạm những chương trình liên bang và tiểu bang liên quan đến những lợi ích công cộng, gian dối hoặc những hành động phạm tội hình sự, và liên quan đến những từ chối về những lợi ích di trú sau khi xin gia hạn hoặc thay đổi diện chiếu khán nhưng bị từ chối.

- Từ chối đơn không cần cảnh cáo

Một bản hướng dẫn mới nói rằng những người có thẩm quyền xét duyệt của Sở di trú có tòan quyền từ chối những đơn xin những lợi ích di trú, chẳng hạn như xin nhập tịch Hoa Kỳ, thường trú nhân và gia hạn chiếu khán mà không cần gửi thư cảnh cáo lịch sự trước, chẳng hạn như thư Yêu Cầu Bằng Chứng (Request For Evidence) hoặc thư Thông Báo Ý Định Từ Chối (Notice of Intent to Deny).

Thư Yêu Cầu Bằng Chứng hoặc thư Thông Báo Ý Định Từ Chối cho các đương đơn có cơ hội để cung cấp thêm những giấy tờ hoặc sửa những sai lầm trước người duyệt xét đóng hồ sơ lại. Nhưng giờ đây các nhân viên Sở di trú có thể từ chối đơn ngay lập tức nếu những bằng chứng căn bản không nộp để xác lập hồ sơ hợp lệ của mình. Và hồ sơ - tùy lọai đơn - có thể chuyển thẳng đến tiến trình trục xuất. Sở di trú nói rằng điều này sẽ làm giảm việc nộp hồ sơ không hòan chỉnh hoặc làm cẩu thả và điều này cũng sẽ đẩy nhanh hơn việc duyệt xét hồ sơ cho những đương đơn khác.

- Chứng minh việc cư ngụ chung trong "hôn nhân" khi nộp đơn xin nhập tịch

Một bản hướng dẫn chính sách mới đòi hỏi những di dân kết hôn với công dân Hoa Kỳ phải còn kết hôn và sống chung với nhau ít nhất ba năm trước khi người hôn phối ngọai kiều nộp đơn xin nhập tịch theo diện kết hôn. Nếu hôn nhân kết thúc trước khi đương đơn Tuyên Thệ thì đương đơn sẽ không còn hợp lệ nhập tịch nữa. Sở di trú sẽ không chấp nhận nếu lấy cớ là hai vợ chồng không sống chung vì lý do công việc, gia đình hoặc lý do học vấn.

Miễn phỏng vấn đương đơn xin Thẻ Xanh 10 năm

Một bản hướng dẫn được điều chỉnh cho phép các nhân viên Sở di trú miễn phỏng vấn những đương đơn xin Thẻ Xanh 10 năm sau khi đã kết hôn với một công dân Mỹ hai năm. Các nhân viên duyệt xét của Sở di trú có thể xem xét việc miễn phỏng vấn thường xảy ra sau khi cuộc hôn nhân kéo dài hai năm và thường làm cho vợ chồng rất lo âu. Họ có thể được miễn phỏng vấn nếu có "những bằng chứng đầy đủ" về cuộc hôn nhân đích thực.

Sở Di Trú Cung Cấp Máy Tính Lệ Phí Trên Mạng Điện Tử

Sở di trú USCIS nói rằng họ đang cố gắng giảm số đơn di trú bị từ chối vì trả lệ phí sai. Vào ngày 8 tháng Giêng, 2019 vừa qua, Sở di trú đã bắt đầu lập một công cụ kỹ thuật số (digital tool) để giúp người di dân và ngọai kiều tính chính xác phải nộp lệ phí bao nhiêu.

Sở di trú hiện cung cấp máy tính lệ phí sẽ tính chính xác số tiền phải trả cho từng lọai đơn, chẳng hạn như đơn xin phép làm việc, đơn xin du lịch, xin nhập tịch và đơn bảo lãnh thân nhân hoặc xin thẻ xanh 10 năm. Cách tính này có thể tìm trên địa chỉ mạng điện tử: https://www.uscis.gov/feecalculator.

Máy Tính Lệ Phí được thành lập để giúp giảm số đơn bị từ chối vì trả lệ phí không chính xác. Máy tính này sẽ luôn cập nhật thông tin về lệ phí mới nhất và có thể bảo đảm lệ phí nộp đơn chính xác.

Tùy theo lọai đơn mà qúy vị nộp, qúy vị có thể trả lệ phí trên mạng điện tử, trả qua thư hoặc tự trả ở văn phòng di trú địa phương. Quý vị có thể trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu (money order) hoặc thẻ tín dụng (credit card).

Tiểu Thuyết Và Thực Tế Về Tường Biên Giới

Ông Trump có một lịch sử chuyên phát ngôn những điều liên quan đến di trú thường sai, không chính xác.

Tòa Bạch Ốc tiểu thuyết hóa về chuyện xây Tường Biên Giới như sau:

-  Tường này sẽ được trả phí tổn gián tiếp bằng thỏa ước mậu dịch to lớn mà chúng ta đã thỏa thuận với Mễ Tây Cơ.

- Có sự khủng hỏang về an ninh và nhân đạo tại biên giới phía Nam của chúng ta. Mỗi ngày, các nhân viên kiểm sóat thuế quan và biên phòng gặp hàng ngàn di dân bất hợp pháp muốn vào đất nước chúng ta.

- Hàng ngàn bọn khủng bố đang từ Mễ Tây Cơ xâm nhập Hoa Kỳ. Bọn khủng bố này tràn ngập biên giới phía Nam và trong năm ngóai gần 4.000 bọn khủng bố có danh tính và bị tình nghi đã vuợt từ Mễ Tây Cơ sang Hoa Kỳ.

- Biên giới phía Nam của chúng ta là một đường ống dùng để vận chuyển số lượng to lớn thuốc bất hợp pháp, bao gồm các lọai: meth, heroin, cocaine and fentanyl. Mỗi tuần, 300 công dân bị giết bởi heroin. 90% số thuốc này tràn ngập qua biên giới phía Nam.

Nhưng Thực Tế là:

- Chẳng có bằng chứng nào cho thấy có cái gọi là Thỏa Ước Mậu Dịch Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ-Gia Nã Đại nào sẽ trả phí tổn xây tường của ông Trump cả. Quốc hội vẫn cần chấp thuận thỏa ước mậu dịch này và không rõ có bất kỳ ngân khoản nào sẽ có thể chi  cho bức tường này không.

- Nhìn vào tình trạng ở biên giới phía Nam liên quan đến người di dân mà thôi thì chẳng có lý do gì để gọi là "khủng hỏang" cả. Trên thực tế, số người bị bắt trong hai thập niên qua là 304.000 người, nhưng số người bị bắt từ năm 2017 dưới thời ông Trump thấp hơn rất nhiều.

- Hầu hết 4.000 tên khủng bố ngọai quốc bị tình nghi đều bị bắt ở các phi trường - không phải ở biên giới phía Nam. Các viên chức biên phòng bắt tổng cộng chỉ có 6 người có tên trên danh sách an ninh ở biên giới Mễ trong thời gian sáu tháng của năm 2018. Và Tòa Bạch Ốc thường quên rằng có ít nhất 5 triệu di dân bất hợp pháp hiện đang ở Hoa Kỳ không hề nhập cảnh qua biên biên giới phía Nam.

- Theo Cơ Quan Thi Hành Luật (Bài Trừ) Ma Túy (Drug Enforcement Agency), biên giới phía Nam là nơi số lượng ma túy lớn được tuồn vào Hoa Kỳ. Nhưng, những lọai thuốc cấm này hầu hết đều tuồn qua những trạm nhập cảnh hợp pháp. Một bức tường không thể làm nhiều được nếu việc chuyển vận lậu ma túy  tập trung ở những trạm nhập cảnh trên đất liền, không ở những dải đất biên giới xa xôi. Nhân viên bài trừ ma túy nói rằng hầu hết thuốc cấm bị chính quyền Hoa Kỳ thu giữ được chuyển lậu trên những chiếc xe hơi tư nhân lái từ những Chốt Nhập Cảnh ở Biên Giới Phía Nam. Bọn buôn bán ma túy dùng xe hơi, xe vận tải lớn, xe bus, xe lửa chở hàng và các đường hầm. Một bức tường biên giới không thể ngăn chặn nổi những kỹ thuật mà bọn buôn ma túy chuyên nghiệp dùng đến.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 2-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2011 (Tăng 4 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 03/04/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/12/2016 (Tăng 3 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/12/2017)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/05/2012 (Tăng 6 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/06/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/08/2006 (Tăng 1 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/06/2005 (Tăng 4 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 15/06/2006)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp/hoặc gián tiếp qua Trung Tâm Vùng): 15/06/2016 (Tăng 1 tháng)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Luôn luôn hiệu lực)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Số người bị trục xuất có gia tăng không?

- Đáp: Việc bắt giam và trục xuất về di trú tăng cao với những người vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Trong năm 2018, có hơn 396.000 người bị cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) câu lưu trong những nhà giam của cơ quan ICE, và tăng 22.5% so với năm 2017. Hơn 250.000 di dân bị trục xuất trong năm 2018., và hơn một nửa số người này bị can án hình sự.

- Hỏi: Có phải hầu hết di dân nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp đến từ nước Mễ Tây Cơ không?

- Đáp: Đại đa số di dân ở Hoa Kỳ không hợp pháp, trước tiên, họ đến Hoa Kỳ hợp lệ và sau đó ở quá hạn chiếu khán. Hai phần ba di dân bất hợp pháp nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ và rồi ở lại quá hạn chiếu khán. Và đòan người di dân ở biên giới phía Nam không muốn nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp. Họ đến những trạm biên giới của chính phủ Hoa Kỳ để nộp đơn xin lánh cư.

- Hỏi: Ông Trump nói rằng bức tường biên giới sẽ chận lại nguồn ma túy bất hợp pháp tuồn vào Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?

- Đáp: Một bức tường sẽ không thể ngăn chận hầu hết khối heroin nhập vào Hoa Kỳ. Và những nguồn cung cấp tốn cho bức tường sẽ làm chậm lại việc phát triển những cơ chế thực thi khác,  chẳng hạn như có nhiều nhân viên hơn và kỹ thuật tinh vi hơn ở những trạm biên phòng để rà sóat những xe chở ma túy.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 110938)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115385)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113747)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118365)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120023)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128813)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122269)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123140)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123680)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128093)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.