Chương Trình DACA An Lành Trong Năm Tới

Chủ Nhật, 27 Tháng Giêng 201920:22(Xem: 17096)
Chương Trình DACA An Lành Trong Năm Tới
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tối Cao Pháp Viện chưa phán quyết về chương trình DACA, điều này có nghĩa là chương trình này sẽ an tòan bước sang năm 2020. Chu kỳ làm việc hiện nay của Tối Cao Pháp Viện sẽ chấm dứt vào tháng Sáu 2019. Ngày 18 tháng Giêng là ngày cuối cùng để pháp viện quyết định những hồ sơ mà họ quan tâm trong suốt nhiệm kỳ làm việc trong năm. Nhưng chương trình DACA không nằm trong những hồ sơ này. Vì thế, nếu pháp viện quyết định duyệt xét hồ sơ này, thời gian sớm nhất mà họ có thể nghe hai bên tranh luận sẽ xảy ra vào mùa Thu năm nay.  Nếu việc tranh luận xảy ra vào tháng Mười thì quyết định, nếu có, sẽ khó thể xảy ra trước năm 2020. Vào lúc đó, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Hành pháp Trump muốn chấm dứt chương trình DACA vào năm 2017, những các tòa án liên bang tại các tiểu bang California, New York và Washington D.C đã chống lại việc chấm dứt này.

Những người đang thụ hưởng chương trình DACA hiện nay có thể gia hạn quy chế của họ, nhưng Sở di trú không chấp nhận những đơn mới. Chương trình DACA đang bảo vệ khỏang 700.000 người đã được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu hoặc đi với gia đình nhưng đã ở lại quá hạn chiếu khán (visa).

Ông Trump nói rằng: "Xây tường và tội ác sẽ thất bại" !

Ông Trump không làm bạn với Sự Thật được. Tổng thống bắt đầu sử dụng cách nói mới để cố thuyết phục nhiều dân Mỹ rằng xây bức tường biên giới là điều có lý. Nhưng lời nói của ông không được những dữ kiện ủng hộ. Dữ kiện cho thấy mức phạm tội ở Hoa Kỳ đã giảm mà chẳng cần có bức tường tốn gần 6 tỷ mỹ kim.

Đã lâu, ông Trump thường rủa xả  người di dân bất hợp pháp đã làm tăng số phạm tội tại Hoa Kỳ. Trong cuộc vận động tranh cử năm 2015, ông luôn miệng nói rằng di dân bất hợp pháp là đám đưa ma túy vào Mỹ, mang tội ác vào Mỹ và họ chỉ là đám hiếp dâm! Vào ngày 25 tháng Giêng mới đây, ông Trump vẫn tiếp tục dài dòng trong bài diễn văn cho rằng nước Mỹ sẽ bị tràn ngập tội ác và di trú bất hợp pháp nếu không có bức tường và tăng cường an ninh biên giới. Nhưng ông không thể cung cấp bất cứ bằng chứng nào về cáo buộc này.

Nhưng thống kê không ủng hộ những cáo buộc của tổng thống. Một nghiên cứu hòan tất trong năm 2018 cho thấy cư dân sinh trưởng ở Hoa Kỳ có nhiều khả năng phạm tội hơn là di dân bất hợp pháp. Một nghiên cứu khác phổ biến vào tháng Ba năm 2018 cho biết những tiểu bang có nhiều di dân bất hợp pháp có tỷ lệ gây tội ác ít hơn những tiểu bang có ít người di dân bất hợp pháp.

Và tội ác ngày càng giảm dần ở Hoa Kỳ mà không cần có bức tường biên giới. Từ năm 1990 đến năm 2013, số dân sinh trưởng ở ngọai quốc tại Hoa Kỳ tăng từ 8% đến 13%, và trong thời gian  này, tỷ lệ phạm tội bạo hành giảm 48% và tội xâm phạm tài sản giảm 41%.

Một xác nhận thiếu chứng cứ khác của ông Trump là bức tường biên giới sẽ chặn được việc chuyển vận ma túy, nhưng bằng chứng cho thấy hầu hết ma túy được chuyển lậu thực sự qua biên giới bằng cách dấu trong xe khi nhập cảnh Hoa Kỳ qua những trạm kiểm sóat ở biên giới.

Ông Trump muốn giữ lời hứa làm giảm những di dân không phải là người Châu Âu càng nhiều càng tốt

Tổng thống đã dựng lên một "bức tường vô hình". Suốt hai năm qua, Tòa Bạch Ốc luôn cố gắng lọai bỏ và trục xuất những di dân không phải là người Châu Âu càng nhiều càng tốt.

Nghị trình chống di dân của ông Trump đã đánh mạnh vào hệ thống di trú Hoa Kỳ. Thí dụ: Hai mươi bốn di dân bất hợp pháp đã chết trong nhà giam của cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức cơ quan Immigration and Custom Enforcement - ICE) hoặc của Bộ Nội An. Hơn ba ngàn trẻ em di dân  bị tách rời khỏi cha mẹ của chúng dưới chính sánh "không khoan nhượng" của ông Trump vào mùa Xuân năm 2018. Số người tỵ nạn được phép đến Hoa Kỳ đã bị giảm xuống 30.000 người mỗi năm, là con số thấp nhất trong nhiều thập niên qua. Ba trăm ngàn di dân bất hợp pháp và thường trú nhân đã bị cơ quan ICE bắt giữ.

Với sự chỉ đạo của Tòa Bạch Ốc, Sở di trú đã tạo thêm những khó khăn. Sở di trú đã thay thế giấy Yêu Cầu (Nộp Thêm) Chứng Minh bằng giấy Thông Báo Từ Chối cho những đơn bảo lãnh và các lọai đơn di trú khác. Luật mới về Gánh Nặng Xã Hội có thể từ chối cấp thẻ xanh cho hàng triệu di dân hội đủ điều kiện hợp lệ nhận những lợi ích công cộng. Hiện nay, thời gian duyệt xét để chấp thuận cấp thẻ xanh hợp pháp kéo dài chỉ vì những yêu cầu phỏng cần không cần thiết cho những đơn bảo lãnh công nhân sang làm việc tại Hoa Kỳ.

Hành pháp của ông Trump tiếp tục dùng tuyên truyền và tấn công vào những di dân được bảo lãnh nhưng không phải là người da trắng, đây là những di dân muốn đến Hoa Kỳ giống hệt như conđường di dân mà các thành viên trong gia đình ông Trump đã từng làm. Ông Trump cũng tiếp tục nói về việc chấm dứt lọai Xổ Số Chiếu Khán từng giúp cho nhiều di dân đến từ Phi Châu và những quốc gia không phải là dân da trắng ở khắp nơi trên thế giới.

Vấn đề tranh cãi về bức tường của ông Trump không chỉ là vấn đề sẽ sử dụng nguyên liệu nào để xây. Vấn đề thực sự ở đây là liệu Hoa Kỳ có sẽ tiếp tục là một hiệp chủng quốc và bình đẳng sắc tộc trong vấn đề di trú hay không, hay liệu Hoa Kỳ có sẽ trở lại với những luật di trú da trắng cực hữu hiện hữu trước năm 1965 hay không.

Số liệu cho thấy chúng ta cần nhiều di dân hơn là giảm

Thực tế cho thấy Hoa Kỳ rất cần tăng số di dân vì sự lành mạnh của nền kinh tế quốc gia. Tổng thống Trump nói rằng ông muốn đóng cửa chính phủ để kiếm tiền cho bức tường biên giới nhằm ngăn chận di dân bất hợp pháp. Nhưng đây không chỉ là điều ông muốn ngăn chận. Vào tháng Giêng 2018, ông yêu cầu giảm 40% số di dân hợp pháp, tranh cãi rằng Hoa Kỳ đã bị di dân tràn ngập.

Nhưng ý tưởng rằng nước Mỹ đang trải qua việc nhập cư ào ạt là chuyện hoang đường. Thực tế cho thấy chúng ta rất cần tăng số di dân để duy trì lực lượng lao động cần thiết và sự lành mạnh của nền kinh tế.

Nước Mỹ đã chiếm số lượng người nhập cư khá khiêm tốn trong nửa thế kỷ qua. Trong năm 1965, khi quốc hội muốn giữ nguồn cội thì số người sinh ở nước ngòai chỉ chiếm khỏang 5% dân số Hoa Kỳ. Con số này tăng 13.5% trong năm 2016.

Sự thật là nước Mỹ là một quốc gia ít di dân. Nếu chúng ta không cho phép có thêm người di dân thì lực lượng lao động sẽ thiếu trầm trọng, sẽ làm cản việc phát triển kinh tế Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Xin cho biết thời gian Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ làm việc mỗi năm?

- Đáp: Tối Cao Pháp Viện làm việc 9 tháng mỗi năm, từ tháng Mười đến tháng Sáu. Ba tháng đầu tiên, qúy vị này xem xét những hồ sơ được đệ trình để họ quyết định. Giữa tháng Giêng, nếu họ quyết định duyệt xét hồ sơ nào thì họ sẽ chấp nhận mở ra cuộc tranh luận. Trong tháng Sáu, họ sẽ tuyên bố quyết định về những hồ sơ này.

- Hỏi: Sở di trú có loan báo luật  mới về chương trình đầu tư EB-5 chưa?

- Đáp: Sở di trú vẫn giữ im lặng về luật mới về chiếu khán đầu tư EB-5. Ngày 25 tháng Giêng vừa qua, Tổng thống Trump nhượng bộ, ký luật mở cửa chính phủ trở lại nhưng chỉ cho tháo khóan tiền trang trải sinh họat của chính phủ cho đến 15 tháng Hai mà thôi. Nếu không được tiền để xây tường biên giới, ông lại dọa rằng sẽ tiếp tục đóng cửa chính phủ và tuyên bố quốc gia trong tình trạng khẩn cấp. Từ nay đến ngày 15 tháng Hai, các lọai chiếu khán đầu tư EB-5 và chiếu khán tôn giáo vẫn được cấp và Sở di trú, cũng như Bộ Ngọai Giao, sẽ vẫn làm việc bình thường.

- Hỏi: Liệu có thể có bất cứ luật di trú mới sẽ ra đời từ nay cho đến cuộc bầu cử năm 2020 không?

- Đáp: Chúng ta có thể bảo đảm rằng sẽ không có sự thay đổi vì những luật mới đều phải được sự chấp thuận của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Điều này cho thấy rõ là họ sẽ không chấp thuận bất cứ luật mới nào. Nếu ông Trump muốn thay đổi bằng cách sử dụng những tác động hành pháp, chúng ta cũng đã thấy tất cả những tác động hành pháp của ông đều bị thách thức bởi ít nhất một tòa án liên bang ở Hoa Kỳ. Vì thế, những tác động hành pháp này không thể thi hành.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97976)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97798)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 96975)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98593)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99134)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106779)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109366)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102133)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102855)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 103271)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).