Tổng Thống Trump Ký Luật Ngân Sách Mới - Chương Trình EB-5 Gia Hạn Đến 30-9-2019. Lịch Cấp Chiếu Khán tháng 3-2019

Thứ Hai, 18 Tháng Hai 201919:57(Xem: 17459)
Tổng Thống Trump Ký Luật Ngân Sách Mới - Chương Trình EB-5 Gia Hạn Đến 30-9-2019. Lịch Cấp Chiếu Khán tháng 3-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Vào buổi trưa ngày thứ Sáu, 15 tháng 2 năm 2019 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký đạo luật mới về ngân sách, cho phép mọi họat động tòan phần của chính phủ Hoa Kỳ được tiếp tục cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2019. Tuy nhiên, ông cũng đã ký lệnh "Quốc Gia Khẩn Cấp" để tìm ngân qũy gần 7 tỷ mỹ kim cho việc xây tường biên giới ở phía Nam.

- Về luật di trú bảo lãnh gia đình: Mọi phương thức duyệt xét sẽ vẫn giữ như cũ, không có gì thay đổi. Trên thực tế, gần như sẽ không có những thay đổi lớn trong diện bảo lãnh gia đình cho đến sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020. Điều này cũng có nghĩa là Vấn Đề Cải Tổ Di Trú cũng không xảy ra cho đến năm 2021 hoặc sau đó.

- Về Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng EB5: Chương trình này hiện nay được gia hạn cho đến ngày 30 tháng 9 và không có gì thay đổi. Có thể Sở di trú đưa ra những đòi hỏi mới về số tiền đầu tư tối thiểu, nhưng có vẻ như Tòa Bạch Ốc và Sở di trú hiện nay đang chú tâm vào sự khao khát của tổng thống đang tìm ngân sách để xây một Bức Tường Biên Giới.

Mặc dù Chương Trình Đầu Tư Trực Tiếp EB5 không thay đổi, nhưng Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng thường xuyên thay đổi kể từ khi được thành lập. Tại sao Chương Trình Đầu Tư Trung Tâm Vùng EB5 lại được chú ý hơn là Chương Trình Đầu Tư Trực Tiếp? Các nhà đầu tư Chương Trình Trung Tâm Vùng không cần phải điều hành đề án của mình mỗi ngày, cũng như không cần phải hòan tất đầy đủ những đòi hỏi như đã cam kết. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư không cần phải sống gần nơi mà họ bỏ tiền đầu tư và có thể sống ở bất kỳ thành phố nào trên đất Mỹ, những nơi thích hợp cho họ, chẳng hạn như họ chọn một vùng có những trường học tốt cho con cái của họ.

- Những nơi mà người di dân đóng góp nhiều nhất cho Hoa Kỳ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy việc hạn chế di dân sẽ làm phương hại đến một số tiểu bang nhiều hơn những tiểu bang khác. Nơi nào người di dân đóng góp nhiều nhất cho tiểu bang mà họ đang sinh sống? Đó là tiểu bang California. Tại California, 34% lực lượng lao động là những người sinh trưởng ở nước ngòai, vì thế số di dân của California đóng góp cho tiểu bang này nhiều nhất. Di dân ở California đóng góp cả hai mặt: Di dân có năng khiếu cao dẫn đầu ở những trung tâm kỹ thuật giống như Silicon Valley và những công nhân có năng khiếu thấp đang trợ giúp những kỹ nghệ như ngành nông nghiệp chẳng hạn.

Tương tự, tại California, 8.6% công việc được điều hành bởi các doanh nghiệp do người di dân làm chủ.  California cũng được xếp hạng cao nhất về sự đóng góp kinh tế của người di dân, cũng là tiểu bang có lợi tức tạo ra, thuế được đóng, nhà được làm chủ và doanh nghiệp được xây dựng cao nhất tại Hoa Kỳ.

- Dù với chính sách khó khăn với di dân của Tòa Bạch Ốc, 70% người Mỹ ủng hộ những ngọai kiều có năng khiếu cao

Gần 80% người dân trưởng thành ở Hoa Kỳ ủng hộ những di dân có năng khiếu cao đến Hoa Kỳ làm việc. Kể cả những người Mỹ muốn giới hạn vấn đề di trú cũng ủng hộ những di dân có năng khiếu cao đến Hoa Kỳ. Những người ủng hộ những di dân năng khiếu cao có xu hướng là những người  trẻ, được giáo dục tốt và có lợi tức cao.

Mặc dù Hoa Kỳ đứng hạng năm trong số những nước đứng đầu trong việc ủng hộ những di dân có năng khiếu cao, nhưng Hoa Kỳ là nước đứng đầu có số công nhân di dân tốt nghiệp đại học cao nhất - gần 15 triệu người. Kết quả từ một nghiên cứu của Đại Học California cho thấy các công ty thuê mướn những người có chiếu khán (visa) làm việc H-1B với năng khiếu cao đều có nhiều sáng tạo hơn. Nhu cầu cần có những công nhân có năng khiếu cao không thể một sớm một chiều bỏ đi được. Các chủ nhân vẫn đang trăn trở với sự thiếu hụt nhân tài trong một thị trường lao động đầy sự cạnh tranh.

- Câu hỏi: Có số thời gian nào ấn định giúp cho một Thường trú nhân có thể ở ngọai quốc mà không bị xem là từ bỏ Thẻ Xanh của họ không?

Mỗi năm, văn phòng chúng tôi đều nhận được nhiều câu hỏi về thời gian mà Thường trú nhân có thể lưu lại ở nước ngòai mà không bị mất Thẻ Xanh.

Thường trú nhân Hoa Kỳ được yêu cầu phải xem Hoa Kỳ là nơi cư trú thường xuyên chính. Khi Thường trú nhân không xem Hoa Kỳ là nơi cư trú của họ thì chính phủ Hoa Kỳ có thể quyết định rằng họ đã từ bỏ nơi thường trú tại Hoa Kỳ và họ sẽ mất Thẻ Xanh và mất luôn quyền ở lại Hoa Kỳ.

Điểm lưu ý chính là quý vị cần minh bạch với di trú Hoa Kỳ rằng qúy vị không từ bỏ quy chế thường trú. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xem xét những gì khi quyết định nếu một người vẫn đang duy trì tình trạng thường trú tại Hoa Kỳ?

- Người này đã sống bao lâu ở nước ngòai so với thời gian họ sống ở Hoa Kỳ.

- Nếu một người đang làm việc ở nước ngoài. Công việc của người này là thường xuyên hay chỉ tạm thời.

- Người này có vẫn tiếp tục có nhà vĩnh viễn ở Hoa Kỳ trong suốt những chuyến đi ngọai quốc của họ hay không. Thí dụ như họ tiếp tục làm chủ căn nhà của họ hoặc vẫn trả tiền thuê nhà trong thời gian họ ở nước ngoài.

- Người này có khai thuế lợi tức Hoa Kỳ mỗi năm như một cư dân Hoa Kỳ hay không. Quên khai thuế lợi tức hoặc khai thuế lợi tức nhưng khai là diện không-thường trú là chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy người này không duy trì nước Hoa Kỳ là nơi thường trú của họ.

- Các thành viên trong gia đình của người này có vẫn ở Hoa Kỳ trong những lúc người này đi ra nước ngòai hay không.

Những chuyến đi ra khỏi  nước Mỹ nhiều hơn 180 ngày dễ dàng làm cho những nhân viên kiểm sóat biên phòng đặt nghi vấn liệu người này có còn tiếp tục xem Hoa Kỳ là nơi thường trú của họ hay không. Nếu chuyến đi kéo dài hơn một năm, sẽ mang lại giả thiết rằng người này đã từ bỏ nơi cư trú Hoa Kỳ của họ.

Nếu người nào tính đến việc xuất ngọai hơn một năm, họ nên nộp đơn xin giấy phép tái nhập cảnh. Việc tái nhập cảnh chỉ cho phép họ trở lại Hoa Kỳ sau một chuyến đi dài hơn một năm, nhưng không tránh khỏi những quy định để duy trì nước Mỹ là nơi thường trú.

Cũng có những vấn đề liên quan đến sự hợp lệ để nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Đối với việc nhập tịch, có một đòi hỏi phải là một người phải ở Hoa Kỳ chính thức ít nhất 50% thời gian trong 5 năm như một thường trú nhân (hoặc 3 năm nếu là người hôn phối của một công dân Hoa Kỳ). Cũng có quy định phải duy trì cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ trong suốt thời gian này. Quy định cư ngụ liên tục sẽ bị mất nếu có một chuyến xuất ngọai kéo dài hơn một năm dù qúy vị có giấy cho phép tái nhập cảnh. Với những chuyến đi dài hơn 180 ngày, nhưng dưới một năm, quý vị cũng được xem là vi phạm quy định cư ngụ liên tục ở Hoa Kỳ và sẽ bị trừ tất cả những thời gian cư ngụ tại Hoa Kỳ trước đó. Thời gian xin nhập tịch sẽ lâu hơn.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 3-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/10/2011 (Tăng 4 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/04/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 08/01/2017 (Tăng 5 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/12/2017)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/08/2012 (Tăng 12 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/06/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/09/2006 (Tăng 2 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/03/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2005 (Tăng 12 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/06/2006)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp/hoặc gián tiếp qua Trung Tâm Vùng): 15/07/2016 (Tăng 1 tháng)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Luôn luôn hiệu lực)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Khi nào sẽ có những thay đổi lớn trong luật di trú Hoa Kỳ?

- Đáp: Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ sẽ không đồng ý có những thay đổi lớn trong năm nay hoặc năm 2020. Tuy nhiên, nếu Đảng Dân Chủ giành đa số ghế tại Thượng viện vào tháng 11 năm 2020 và nếu có đa số ghế tại Hạ viện thì chúng ta có thể thấy luật di trú mới vào năm 2021 và sẽ có hiệu lực vào năm 2022.

- Hỏi: Nếu một người làm mất Thẻ Xanh lúc đang ở Việt Nam, họ phải làm sao?

- Đáp: Người này phải nộp đơn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để nhận được giấy Cho Phép Du Hành trở lại Hoa Kỳ. Chúng tôi khuyên qúy vị khi muốn xuất ngọai nên giữ một bản sao Thẻ Xanh hoặc Sổ Thông Hành (passport), kèm theo các bản sao bằng lái xe và thẻ tín dụng (credit card).

- Hỏi: Nếu một thường trú nhân bị buộc phải ở nước ngòai trên một năm và người này lại không có giấy phép tái nhập cảnh (tức Re-Entry Permit) thì sẽ ra sao?

- Đáp: Người này phải nộp đơn ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn xin Chiếu Khán Cư Dân Trở Về (tức Returning Resident Visa). Chiếu khán đặc biệt này chỉ được cấp nếu có những tình huống xảy ra ở Việt Nam hơn một năm làm cho người này không thể nào kiểm sóat được. Chẳng hạn như người này có chứng minh cụ thể là đã bị bệnh hoặc bị thương ròng rả cả năm trời không thể trở về Hoa Kỳ được.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 95748)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100504)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 102615)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100059)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96406)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 101774)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92158)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 97886)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94615)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 96985)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.