92% Di Dân Bất Hợp Pháp Tránh Ra Tòa Điều Trần Việc Trục Xuất - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 5-2019

Thứ Hai, 15 Tháng Tư 201918:14(Xem: 15927)
92% Di Dân Bất Hợp Pháp Tránh Ra Tòa Điều Trần Việc Trục Xuất - LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 5-2019
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Trong sáu tháng vừa qua, gần như mọi gia đình di dân bất hợp pháp đều không đến tòa khi được lệnh ra điều trần về việc trục xuất . Điều kinh ngạc là 92% các thành viên trong những gia đình này đều không có mặt trong buổi điều trần trục xuất trong nhiều tháng kể từ tháng Chín năm 2018, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã cho biết như vậy. Ông viết trên trang điện tử cá nhân rằng: "Hệ thống này đã hỏng và quá tải. Đây là việc khẩn cấp quốc gia".

Di dân bất hợp pháp có thể được cấp bằng lái xe tại tiểu bang Oregon

Di dân bất hợp pháp sẽ có thể hợp lệ được cấp bằng lái xe tại tiểu bang Oregon. Các nhà họat động di trú nói rằng các gia đình di dân bất hợp pháp lo âu rằng họ sẽ bị tách ly hoặc bị trục xuất nếu họ bị bắt khi lái xe không có bằng lái. Rất nhiều, đặc biệt là những cộng đồng ở vùng hẻo lánh, người ta không còn cách nào hơn là phải lái xe bất hợp pháp vì những yêu cầu di chuyển công cộng giới hạn ở địa phương.

Tiểu bang California và 11 tiểu bang khác đã cấp bằng lái xe cho di dân bất hợp pháp.

Xem Ngân Sách Tiểu Bang trong năm 2019

Những ngày gần đây, với những công việc xem bộ rất ồn ào của chính phủ, con số "hàng triệu" đã biến mất trong ngữ vựng. Hiện nay, mọi thứ đều tính bằng tiền "hàng tỷ". Ngân sách liên bang trong năm nay là 4000 tỷ 407 triệu mỹ kim. Số tiền này được phân chia thành ba phần:

- 2000 tỷ 740 triệu cho những chương trình được chính phủ tài trợ, chẳng hạn như các chương trình trợ giúp y tế Medicare, Medicaid và An Sinh Xã Hội. Chương trình An Sinh Xã Hội chiếm phần lớn nhất, nhận 1000 tỷ 46 triệu mỹ kim.

- 1000 tỷ 200 triệu cho những bộ liên quan đến quốc phòng, chẳng hạn như chi tiêu cho quân đội và những dịch vụ về cựu chiến binh, và cũng bao gồm những chi tiêu cho Bộ Quốc Phòng và Bộ Nội An.

- 363 tỷ mỹ kim cho tiền lời về những món nợ quốc gia. Chính phủ phải trả tiền lời về những khoản nợ đáo hạn mỗi năm. Chính phủ mượn những khỏan tiền này từ Quỹ Tín Dụng An Sinh Xã Hội và từ những cơ quan liên bang khác.

Bộ Nội An đã sử dụng tiền thuế của qúy vị ra sao?

Ngân sách tổng cộng của Bộ Nội An là 74 tỷ 880 triệu mỹ kim. Gồm có:

- Cơ quan Bảo Vệ Biên Phòng và Thuế Quan (tức Customs and Border Protection - CBP): 15 tỷ mỹ kim.

- Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE): 8 tỷ mỹ kim.

- Cơ quan Quản Lý An Ninh Giao Thông (tức Transportation Security Administration - TSA): 7 tỷ 600 triệu mỹ kim.

- Sở di trú USCIS: 4 tỷ 700 triệu mỹ kim.

Cựu Bộ trưởng Bộ Nội An của ông Obama nói rằng chính sách di trú của Tòa Bạch Ốc không hữu hiệu.

Ông Jeh Johnson, cựu Bộ trưởng Bộ Nội An lên tiếng chỉ trích chính sách di trú của Tòa Bạch Ốc, nói rằng những bước tiến hành hiện nay là "không hữu hiệu" vì không giải quyết những vấn đề căn bản. Chúng ta thấy mức độ di dân cao hơn những điều khác trong 12 năm qua.

Ông nói rằng chính phủ Hoa Kỳ cần khởi sự bằng cách giải quyết những yếu tố như nghèo đói và bạo lực đã đưa đến việc gia tăng di dân ở biên giới phía Nam. Ông Johnson nói rằng: "Qúy vị phải bắt đầu bằng cách giải quyết những lý do căn bản là tại sao người dân quá tuyệt vọng để trốn khỏi vùng Trung Mỹ, phải rời Guatemala, Honduras, El Salvador. Đây là những vùng bạo lực nhất trên địa cầu này. Có những phương cách mà quý vị có thể đầu tư thông minh để giải quyết sự nghèo đói và bạo lực tại ba quốc gia nhỏ bé này".

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng Ba vừa qua, Tổng thống Trump đã ra lệnh ngưng số tiền viện trợ nhân đạo 500 triệu mỹ kim cho ba nước El Salvador, Honduras và Guatemala. Ông nói rằng những chính phủ này đã thất bại trong việc cản người di dân ra đi. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã phí phạn trong việc viện trợ mà không mang lại kết quả. Nhưng không viện trợ cũng chẳng làm các chính phủ này  bị ảnh hưởng gì hết. Số tiền viện trợ này ưu tiên dành cho các tổ chức bất vụ lợi đang làm việc để chống lại bạo lực, tạo thêm việc làm và ổn định cộng đồng để làm giảm số người thất vọng phải ra đi. Ngưng viện trợ sẽ chỉ làm tồi tệ hơn vấn đề mà tổng thống than phiền.

Những tiểu bang nào ở Hoa Kỳ có nhiều người Á Châu nhất?

Tiểu bang Hawaii đứng đầu với 37% là dân Á Châu. Hầu hết là người Phi Luật Tân, kế đó là người Nhật và người Hoa. Đứng hạng hai là tiểu bang California với 14% là người Á Châu. Tiểu bang New Jersey đứng hạng ba với 9.4% dân Á Châu, rồi đến tiểu bang Nevada với 9% dân Á Châu, sau đó là tiểu bang Washington với 8% dân Á Châu. Những thành phố có đông dân Á Châu nhất là New York, Los Angeles và San Jose.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 5-2019

(1) - IR-1, IR-2, IR-5: Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

(2) - Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 08/01/2012 (Tăng 5 tuần)

(F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/08/2012)

(3) - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 15/05/2017 (Tăng 10 tuần)

(F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 08/01/2018)

(4) - Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/02/2013 (Tăng 13 tuần)

(F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2014)

(5) - Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/11/2006 (Tăng 6 tuần)

(F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 22/06/2007)

(6) - Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/02/2006 (Tăng 6 tuần)

(F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2006)

(7) - Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp/hoặc gián tiếp qua Trung Tâm Vùng): 22/09/2016 (Tăng 5 tuần)

(8) - Tu Sĩ-SR: (Luôn luôn hiệu lực)

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Lọai tội nào có thể đưa đến việc bị trục xuất mặc dù họ đang có Thẻ Xanh?

- Đáp: Bất cứ ai không phải là công dân Hoa Kỳ có thể bị trục xuất vì những lý do sau đây:
* Những tội đại hình nghiêm trọng.
* Những tội bạo lực, cướp hoặc giả mạo với những án tù ít nhất 1 năm.
* Buôn bán súng, thuốc cấm, những dụng cụ phá họai hoặc buôn người.
* Gian lận, trốn thuế hoặc rửa tiền.
* Hiếp dâm, giết người, bắt cóc, khiêu dâm trẻ em hoặc tấn công tình dục trẻ em.

- Hỏi: Có giải pháp nào cho vấn đề đòan di dân đang làm gia tăng số người xin lánh cư (asylum) tại biên giới Hoa Kỳ không?

- Đáp: Một góp ý được đưa ra là Hoa Kỳ nên thiết lập việc duyệt xét đơn xin lánh cư tại nơi quê hương mà họ sinh sống, cho phép những di dân được chấp thuận bay đến Hoa Kỳ hơn là nhập vào đòan người đi qua ngả Mễ Tây Cơ để đến biên giới Hoa Kỳ. Có vẻ như chính phủ Mễ sẽ không ngăn cản người di dân đi bộ qua Mễ để đến biên giới Hoa Kỳ, và cũng không có vẻ như bạo lực và tội ác có thể giảm mức độ để ba nước này được an tòan.

- Hỏi: Cơ quan Thi Hành Luật Pháp Di Trú và Thuế Quan (ICE) hiện có thể bắt những di dân phạm tội bất cứ lúc nào sau khi họ vừa ra khỏi tù, kể cả những người đã ra khỏi tù nhiều năm. Tại sao cơ quan ICE lại muốn làm như vậy?

- Đáp: Cơ quan ICE muốn giữ chỉ tiêu về số người bị bắt, và giam giữ rất đông người di dân là một cách mang lợi tức cho giới thầu nhà tù tư nhân, nhất là nếu người ta  bị giam giữ nhiều năm để chờ bị trục xuất.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 119490)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128294)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 121705)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122498)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123103)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 127465)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120287)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121130)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120128)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 117401)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.