Di Dân Không Được Quyền Vào Đại Học Ở Alabama, Florida Và Georgia

Thứ Hai, 22 Tháng Tư 201902:43(Xem: 16817)
Di Dân Không Được Quyền Vào Đại Học Ở Alabama, Florida Và Georgia
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(VNC) Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Mười Một (bao gồm ba tiểu bang Alabama, Florida và Georgia) phán rằng những những đại học hai năm và bốn năm của tiểu bang Georgia không thể bị bắt buộc phải nhận những di dân bất hợp pháp là sinh viên của họ. Và phán lệnh này bao gồm những di dân đang hợp lệ trong chương trình DACA. Tòa Phúc Thẩm nhận định rằng những người thụ hưởng chương trình DACA "không được xem là hiện diện hợp pháp tại Hoa Kỳ". Theo tòa trên, chương trình DACA chỉ cho những người thụ hưởng này "sự trì hõan chưa bị trục xuất" mà thôi. Chương trình DACA được Tổng thống Obama đề ra nhằm giúp tạm hoãn trục xuất những di dân bất hợp pháp đã được đưa đến Hoa Kỳ từ thơ ấu.

Chính sách của tiểu bang Georgia hiện chỉ nhắm đến chương trình giáo dục sau trung học mà thôi. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ nói rằng chương trình giáo dục sau trung học là một quyền căn bản. Vì thế, các tiểu bang trên không hề cam kết sẽ nhận những di dân bất hợp pháp vào hệ thống đại học của họ, kể cả những người đang được hưởng chương trình DACA hợp lệ.

Nhưng ở ngòai tiểu bang Georgia, 18 tiểu bang khác đang bất tuân luật di trú liên bang bằng cách chỉ tính giá học phí giống như người dân trong tiểu bang cho những di dân bất hợp pháp đang sống trong tiểu bang của họ. Luật liên bang cấm những tiểu bang tính giá học phí như người trong tiểu bang hoặc cung cấp những lợi ích sau chương trình trung học cho ngọai kiều bất hợp pháp nếu những lợi ích này không sẵn sàng cấp cho công dân Hoa Kỳ. Nói cách khác, những tiểu bang như California và Texas chẳng hạn đang cấp giá học phí rẻ như người của tiểu bang cho những di dân bất hợp pháp nhưng lại tính giá học phí cao hơn cho những sinh viên ở ngòai tiểu bang và họ là những công dân Hoa Kỳ, và điều này vi phạm trực tiếp đến luật liên bang.

Tiểu bang California và 17 tiểu bang khác đang khuyến khích di trú bất hợp pháp và buộc những phụ huynh trả thuế hỗ trợ giáo dục  cho di dân bất hợp pháp trong khi gây khó cho những sinh viên công dân Mỹ. Nhiều người hỏi rằng điều này có công bằng hay không?

Ông Trump quan tâm đến việc chọn Người Điều Phối Di Trú để giám sát nghị trình di trú của ông

Tổng thống Trump đang quan tâm đến việc chọn Người Điều Phối để giám sát việc thi hành chương trình di trú khắc nghiệt của ông. Những chọn lựa hàng đầu cho chức vụ này là ông Kris Kobach, cựu Bộ trưởng Ngọai vụ của tiểu bang Kansas, và ông Ken Cuccinelli, cựu Tổng trưởng Tư Pháp của tiểu bang Virginia. Hai ông có khuynh hướng cực hữu, thuộc thành phần bảo thủ chống di dân.

Trong khi Bộ Nội An thường thủ vai chính với những chính sách và thi hành luật di trú, nhưng Bộ này không có quyền hạn với những viên chức làm việc tại những Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, Bộ Ngọai Giao, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Pháp lại thường giữ những vai trò quan trọng liên quan đến những vấn đề di trú. Đó là lý do tại sao Tòa Bạch Ốc đang nghĩ đến việc tìm Người Điều Phối Di Trú để giám sát lãnh vực di trú liên hệ đến những vấn đề trong tất cả các bộ của chinh phủ.

Nhầm lẫn hay Gian lận? Ông Trump tiếp tục xác nhận cha của ông sinh ở Đức

Theo hồ sơ công cộng, cha của Tổng thống Trump, ông Frederick Christ Trump, sinh ở thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng Mười năm 1905.

Ông nội của ông Trump thực sự sinh ở Đức và di dân sang Hoa Kỳ năm 1885 lúc 16 tuổi để trốn phục vụ trong quân đội Đức. Sau đó, chính phủ Đức đã gửi thư ra lệnh ông không bao giờ được trở về Đức nữa.

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, cha của ông Trump lại nhận là sinh ở nước Thụy Điển. Lý do là để có lợi cho việc làm ăn. Ông ta nghĩ rằng sẽ không thể thành công về ngành địa ốc nếu người ta nghĩ  rằng ông có tổ tiên người Đức. Sau cùng, vào năm 2000,  cha của ông Trump lại xác nhận rằng ông sinh ở tiểu bang New York, không phải ở Thụy Điển.

Năm 2018 và trong năm nay, Tổng thống Trump lại một lần nữa xác nhận rằng mẹ ông sinh ở Scotland (điều này đúng) và một lần nữa ông nói rằng cha của ông sinh ở Đức (điều này sai).

Chương trình di trú của ông Julian Castro muốn Người Di Dân được đối xử với nhân phẩm và có nhân quyền

Ông Julian Castro là cựu thị trưởng thành phố San Antonio và từng đứng đầu cơ quan Phát Triển Gia Cư và Thành Thị liên bang. Ông đã tuyên bố ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ trong năm 2020. Hồi đầu tháng Tư, ông tuyên bố một kế họach di trú tòan diện và ông gọi đây là Chính Sách Di Trú Vì Dân. Ông nói rằng kế họach này dựa trên giá trị đích thực về sự đa dạng của Hoa Kỳ, công bằng chủng tộc và tôn trọng  quyền của người dân, bất kể lý lịch dân tộc, tôn giáo hoặc quốc gia gốc.

Tổ tiên của ông Castro là người Mễ Tây Cơ, vì thế không ai ngạc nhiên khi kế họach di trú của ông nhắm vào việc giúp đỡ những di dân bất hợp pháp nói tiếng Mễ tại Hoa Kỳ. Một số điểm chính của kế họach này là:

- Lập một con đường cho nhập quốc tịch những người sống ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, bao gồm những Người Ước Mơ (Dreamers) và những người có Quy Chế Bảo Vệ Tạm Thời,

- Đại tu hệ thống chiếu khán (visa) và đẩy mạnh việc đòan tụ gia đình,

- Hủy bỏ lệnh cấm Hồi giáo và Tỵ nạn, và tăng cường việc nhập cảnh người Tỵ nạn, và

- Chấm dứt những thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) của Bộ Nội An và việc thi hành pháp luật ở địa phương.

Ông không muốn di dân bất hợp pháp bị giữ trong những khu tạm giam của cơ quan ICE trong khi chờ đợi ra tòa xin lánh cư. Ông muốn chấm dứt kỹ nghệ tạo lợi nhuận qua vấn đề di trú và giam giữ. Ông cũng muốn chấm dứt những vụ ngược đãi của cơ quan ICE.

Ông cũng muốn tạo sự dễ dàng cho những khách công nhân có năng khiếu và không năng khiếu được làm việc ở Hoa Kỳ.

Trong kế họach của ông,  sẽ không xây bức tường mà ông Trump muốn. Ông sẽ không trả những người Trung Mỹ về lại Mễ Tây Cơ để chờ ra tòa xin quy chế lánh cư và ông sẽ cung cấp những trợ giúp pháp lý cho người xin lánh cư.

Ông Castro nói rằng Chính Sách Di Trú Vì Dân của ông là kế họach xây dựng một hệ thống di trú nhân bản, từ bi, tôn trọng nhân phẩm của mỗi người hơn là xét người ta qua màu da, tôn giáo và nguồn gốc quốc gia.

Ông Trump rút lại việc đề cử người đứng đầu ICE và không cho biết lý do thật

Vào đầu tháng Tư vừa qua, Tổng thống Trump bất ngờ rút lại ý định đề cử ông Ron Vitiello, đang là thừa ủy nhiệm trưởng cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan - ICE, sẽ là trưởng cơ quan này. Quyết định bất ngờ này gây chấn động Bộ Nội An.

Ông Trump nói với báo chí rằng ông rút lại việc đề cử ông Vitiello vì "chúng ta sẽ tiến đến hướng mạnh mẽ hơn". Điều này rõ ràng cho thấy Tổng thống muốn cơ quan ICE đẩy mạnh hơn và hữu hiệu hơn trong việc tống di dân bất hợp pháp ra khỏi Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Liệu có công bằng không khi cấp quyền công dân cho tất cả di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ trong khi đó những người ở ngòai Hoa Kỳ đang chờ đợi nhiều năm để nhập cảnh Hoa Kỳ như người di dân hợp pháp?

- Đáp: Điều này không công bằng nhưng thực tế và nhân bản. Không có cách nào trục xuất hơn 11 triệu di dân bất hợp pháp. Một số người cho rằng thật là vô nhân đạo nếu trục xuất những người đã sống ở Hoa Kỳ với gia đình họ từ 10 đến 20 năm.

- Hỏi: Người dân trả thuế ở Cali fornia có chấp thuận hai đạo luật cho giá học phí như người trong tiểu bang và trợ cấp tài chánh đại học cho di dân bất hợp pháp không?

- Đáp: Người trả thuế ở California  chưa bao giờ được hỏi có chấp thuận hay không hai đạo luật này. Cựu Thống đốc Brown và hầu hết các dân biểu Dân Chủ của tiểu bang đã thông qua hai đạo luật này. Cả hai đạo luật này được gọi là "Đạo Luật Ước Mơ California".

- Hỏi: Những ý kiến cải tổ di trú của ông Julian Castro có cơ hội trở thành luật không?

- Đáp: Trong năm 2021, nếu đảng Dân Chú chiếm đa số ghế ở quốc hội và có một tổng thống chia sẻ được những ý kiến này thì Chính Sách Di Trú Vì Dân có thể trở thành luật.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111535)
Cũng giống như năm 2010, Quốc hội đã thất bại trong việc ban hành bất cứ luật di trú nào có ý nghĩa trong năm 2011, và còn để lại một hệ thống di trú chưa hoàn chỉnh đã mang lại một số phương hướng xấu trong ngành di trú hiện nay.
Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 104271)
Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán.
Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111274)
Nhiều cặp vợ chồng không có con đã nghĩ đến việc nhận con nuôi. Khi nghiên cứu tiến trình thực hiện điều này, họ nhận thấy rằng việc nhận con nuôi, ở Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc, rất tốn kém, mất nhiều thời gian và thủ tục dễ mang lại sự thất vọng. Hơn nữa, vào thời điểm này không thể xin con nuôi ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 117008)
Đạo luật H.R.3012, tức Đạo Luật Công Bằng Cho Người Di Dân Có Năng Khiếu Cao (The Fairness for High-Skilled Immigrants Act), vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và đã được chuyển lên Thương Viện vào ngày 30/11/2011 vừa qua. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng số chiếu khán (visa) giới hạn của mỗi quốc gia từ 7% lên 15% trong tổng số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh gia đình.
Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121696)
Một nhân viên quản lý người Đức của hãng xe nổi tiếng Mercedes đã được trả tự do sau khi bị bắt vì không mang theo bằng lái xe, trong thời gian tiểu bang Alabama đang áp dụng luật mới nhắm vào những di dân bất hợp pháp.
Thứ Tư, 23 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115606)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có trách nhiệm quyết định số chiếu khán (visa) được cấp trong mỗi tháng, cho mỗi diện bảo lãnh, và cho từng quốc gia.
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 119523)
Kể từ khi văn phòng chúng tôi tường trình về việc Tòa Án Mở Rộng Quận 5 thực hiện cởi mở hơn về Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA), đã có nhiều câu hỏi về cách nào có thể được hưởng lợi ích từ sự phán quyết của tòa này.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 113806)
Trong năm 2010, quốc hội đã thông qua hai đạo luật mới. Một đạo luật nhằm giúp cho những người góa bụa của các công dân Mỹ, và đạo luật khác nhằm giúp các đương đơn xin chiếu khán (visa) nếu "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời sau khi đơn bảo lãnh đã được sở di trú chấp thuận.
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 114743)
Kể từ sau năm 2002, nếu một người con còn ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, cha mẹ sau khi qua Mỹ đã nộp đơn bảo lãnh cho người con này.
Thứ Tư, 26 Tháng Mười 2011(Xem: 120796)
Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn vừa ra thông báo cho biết việc nhận chiếu khán di dân (còn gọi là visa di dân hay thị thực di dân) đã có những thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2011.