Ông Trump Muốn Chương Trình Di Dân "Có Thành Tích" Nhưng Sẽ Không Thành Công

Thứ Hai, 20 Tháng Năm 201902:41(Xem: 16303)
Ông Trump Muốn Chương Trình Di Dân "Có Thành Tích" Nhưng Sẽ Không Thành Công
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Bầu cử năm 2020. Đây là những gì ông Trump vắt óc suy nghĩ hiện nay. Tổng thống Trump đang cố gắng làm hài lòng những cử tri trong ngày 16 tháng Năm vừa qua trong suốt bài diễn văn về vấn đề di trú hợp pháp. Tuy nhiên, những cử tri bảo thủ không tỏ ra mặn mà với bài diễn văn này, và Chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, nói rằng đề nghị này sẽ Chết Ngay Lập Tức nếu được trình lên Hạ Viện.

Ông Trump nói rằng đề nghị mới của ông sẽ thay đổi hình dạng của hệ thống di trú  hợp pháp ở Hoa Kỳ. Nhưng đề nghị này sẽ không bao giờ trở thành luật. Ông Trump cũng biết rõ điều này, nhưng ông cần chứng tỏ rằng ông muốn làm tròn lời hứa của ông vào năm tranh cử 2016. Nếu ông không thành công, ông có thể đổ lỗi cho Đảng Dân Chủ như ông vẫn thường làm.

Đề nghị mới của ông Trump sẽ là giảm vấn đề di trú đòan tụ gia đình và thay vào đó, sẽ chú trọng vào chương trình di trú dựa trên thành tích, dựa trên một hệ thống tính điểm sẽ chú trọng đến những di dân có tài năng và học vấn.

Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói rằng đề nghị của ông Trump là một kế họach làm chia cách gia đình, giới hạn những người muốn xin lánh cư và những trợ giúp nhân đạo khác, và không bao gồm con đường quốc tịch hóa cho các đương đơn của chương DACA và những ngọai kiều không có giấy tờ hợp lệ. Bà nói rằng đề nghị của ông Trump chỉ là một hành động chính trị nhằm dụ dỗ cử tri hơn là giải quyết vấn đề.

Bà Pelosi hỏi rằng: "Dựa trên thành tích ư? Có phải Tòa Bạch Ốc nói rằng gia đình đó không có thành tích? Có phải họ nói rằng hầu hết những người đến Hoa Kỳ trong lịch sử của đất nước chúng ta là những người không có thành tích chỉ vì họ không có bằng kỹ sư chăng?".

Kế họach mới của Tòa Bạch Ốc không nói sẽ phải làm gì với khỏang 11 triệu người hiện ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Và đảng Dân Chủ sẽ không ủng hộ bất cứ đề nghị di trú nào nếu không bao gồm những người trẻ tuổi đã đến Hoa Kỳ từ lúc bé thơ và hiện đang sống không hợp lệ, thường được gọi là Những Người Ước Mơ (Dreamers).

Tòa Phúc Thẩm phán rằng cố gắng của ông Trump muốn chấm dứt chương trình DACA là bất hợp pháp

Vào ngày 17 tháng Năm, 2019  vừa qua, một tòa phúc thẩm liên bang phán rằng quyết định của ông Trump muốn hủy bỏ Chương Trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Người (Đến Hoa Kỳ Bất Hợp Pháp) Từ Thơ Ấu (gọi tắt là chương trình DACA), là bất hợp pháp vì "không được giải thích đầy đủ".

Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Tư tại tiểu bang Virginia ghi nhận rằng toan tính muốn chấm dứt chương trình này của hành pháp là "tùy tiện và bất thường". Tòa Phúc Thẩm Rộng Quyền Thứ Chín cũng nói tương tự.

Trận chiến pháp lý về chương trình DACA sẽ tiếp tục. Có thể chương trình DACA sẽ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện giải quyết.

Một luật sư của chính phủ có thể bị phán tội hình vì đã ngừng xe để giúp đỡ ba người xin lánh cư trên xa lộ của tiểu bang Texas

Cô Teresa Todd đã ngừng xe vào một buổi tối trên một xa lộ ở phía Tây tiểu bang Texas để giúp đỡ những di dân trẻ người Trung Mỹ. Đây là ba anh chị em và một người trông có vẻ bệnh nặng. Cô Todd bảo ba thiếu niên này nên tránh gió lạnh và vào ngồi trong xe của cô. Cô cũng đã có gọi điện thọai và gửi tin nhắn cho bạn bè kêu gọi họ giúp một tay khi một xe cảnh sát đến nơi, tiếp theo là nhân viên Biên Phòng. Họ nói rằng cô có thể bị tội vì chở những ngọai kiều bất hợp pháp.

Cô Todd đã bị câu lưu trong tù 45 phút trong đêm đó. Các nhân viên liên bang đã xin lệnh kiểm sóat điện thọai của cô và cô trở thành trọng tâm của một cuộc điều tra và có thể dẫn đến những tội hình của liên bang.

Hành pháp Trump đang thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để ngăn chận những vụ vượt biên bất hợp pháp và cũng gia tăng việc trừng phạt những công dân muốn tỏ lòng giúp đỡ những di dân lâm vào cảnh khốn cùng.

Cô Todd nói rằng: "Thực tình mà nói, tôi không cảm thấy rằng tôi đã làm bất cứ việc gì sai trái. Tôi chỉ ngừng lại để giúp những đứa trẻ. Khi tôi bị bắt, đây là một kinh nghiệm chấn động đối với tôi. Tôi đã trải đời mình cho những dịch vụ công cộng, và rồi tôi bị bắt như thể tôi là một kẻ đi buôn người. Thật là hoang đường, như thể là phim 'Twilight Zone' vậy".

Ba anh chị em mà cô đã muốn giúp đỡ - hai trai một gái - vốn gốc người của nước El Salvador. Họ đã trốn khỏi quê hương nhiều năm và sống với một người cô ở nước Guatemala. Tình trạng bạo lực của băng đảng đã buộc họ phải ra đi. Hai người bạn của họ đã bị giết chết và một tên đầu đảng muốn một cô bé trở thành tình nhân của hắn. Cả ba đã hướng đến  Hoa Kỳ và băng qua biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ ở một vùng sa mạc hẻo lánh với một nhóm di dân và đám đi buôn người. Khi cô Todd nhìn thấy họ và cô thấy cô gái nhỏ cần chăm sóc sức khỏe. Cô nói rằng: "Nếu người nào đó đói khát hoặc cần giúp gì đó, tại sao chúng ta không nên giúp họ?".

Hình ảnh cho thấy trẻ con ngủ trên đất ở trạm Biên Phòng

Đài truyền hình CNN đã chụp cảnh di dân ở trạm Biên Phòng, thuộc thành phố McAllen, tiểu bang Texas, cho thấy rất nhiều trẻ em đang nằm ngủ trên đất, trên đá và được phủ bằng chăn nhãn hiệu Mylar. Một người Hoa Kỳ nhìn thấy những hình ảnh này và nói rằng: "Không người nào, bất kể qúy vị là ai, từ đâu đến, không thể trải qua một tiếng đồng hồ như thế này. Đây là Hoa Kỳ. Những đứa trẻ không thể ngủ trên đất ở ngòai trời như vậy trên đất nước của chúng ta".

Một nhân viên từ Bộ Nội An nói rằng Bộ này đã khuyến cáo nhiều tháng về tình trạng khủng hỏang nhân đạo và an ninh biên phòng sẽ tiếp tục xấu đi. Những cơ sở hiện nay và ngân qũy đang thiếu thốn để chăm sóc dòng người nhập cư.

Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu thêm 4 tỷ 500 triệu mỹ kim trong năm nay cho việc trợ giúp nhân đạo, các hoạt động biên phòng và những việc khác như thêm nhân sự, để giải quyết số lượng người di dân ở biên giới.

Đài Loan ở thành nước đầu tiên ở Á Châu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính

Quốc hội Đài Loan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào ngày 17 tháng Năm vừa qua trong một bước thay đổi đầu tiên tại Á Châu. Vào lúc này, người ta chưa rõ liệu hai người ngọai quốc có thể nộp đơn xin giấy kết hôn đồng tính ở Đài Loan hay không.

Đài Loan trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Vào thập niên trước, Đài Loan là một trong những xã hội cấp tiến nhất ở Á Châu khi nói đến quyền của người đồng tính, nhưng đảo quốc này vẫn là nơi rất bảo thủ, đặc biệt là những vùng thôn quê. Cô Cindy Gu, một nhà họat động cho giới đồng tính, nói rằng: "Chúng tôi chỉ là một nhóm người muốn sống tốt trên hòn đảo này và yêu thương nhau".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những nước Á Châu nào cho phép hôn nhân đồng tính?

- Đáp: Ngòai Đài Loan, trong vùng Á Châu - Thái Bình Dương, có Úc Đại Lợi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 12 năm 2017, và kể từ đó đã có hàng ngàn lễ cưới đồng tính. Hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa tại Tân Tây Lan kể từ năm 2013.

- Hỏi: Có cách nào không khuyến kích người di dân đi bộ từ Trung Mỹ đến biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ không?

- Đáp: Thượng nghị sĩ Lindsey Graham muốn chính phủ Hoa Kỳ mở những văn phòng xin lánh cư ở Mễ Tây Cơ và từng nước ở Trung Mỹ. Người di dân nếu muốn xin lánh cư thì nộp đơn ở những văn phòng này. Nếu được chấp thuận, họ có thể bay đến Hoa Kỳ và nhập cảnh hợp pháp. Nếu không được chấp thuận, họ có thể không bao giờ được nộp đơn xin lánh cư nữa, mặc dù họ vượt biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ.

- Hỏi: Những nhân viên Tòa Bạch Ốc nào là tác giả đưa ra những đề nghị di trú mới?

- Đáp: Đề nghị này là sản phẩm của Jared Kushner, con rể ông Trump, và Stephen Miller, một cố vấn cao cấp, là hai người nổi tiếng về những quan điểm chống di dân. Cha mẹ, ông bà của hai người này là di dân Do Thái, đã vượt thóat từ một vùng thuộc Liên Xô cũ, và sau đó tìm cách di dân sang Hoa Kỳ, và cũng chẳng có thành tích, khả năng gì giống như những yêu cầu trong đề nghị thay đổi hệ thống di trú mới của Kushner và Miller.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 133480)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 124924)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 132670)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 140436)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142311)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.
Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 2011(Xem: 136800)
Trong tháng vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách liên quan đến việc duyệt xét những đơn bảo lãnh sau khi người bảo lãnh qua đời. Trong những năm trước, Văn Phòng Dịch Vụ Và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) nói rằng luật di trú không cho phép người được bảo lãnh đang xin chiếu khán (visa) có sự chấp thuận đơn bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời trong khi hồ sơ đang chờ đợi duyệt xét.
Thứ Tư, 19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126521)
Vì những lợi ích của các công dân mới, Văn Phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (USCIS) vừa phổ biến một bản lược duyệt những quyền lợi của các công dân vừa nhập tịch Hoa Kỳ. Những quyền này bao gồm quyền tự do phát biểu, tự do thờ phượng, quyền nộp đơn xin việc ở các văn phòng chính phủ liên bang, và quyền theo đuổi "cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc".
Thứ Tư, 12 Tháng Giêng 2011(Xem: 123520)
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo việc giới thiệu bản Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc vừa được họa kiểu lại. Chứng Chỉ Báo Cáo Lãnh Sự Về Việc Sinh Ở Ngoại Quốc là một sự đăng ký chính thức xác nhận một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một cha, hay mẹ là công dân Mỹ được thụ hưởng quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra đời. Bản chứng chỉ này được thực hiện với những nét đặc biệt an toàn để chống lại việc tẩy xóa hoặc giả mạo.
Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 2011(Xem: 123535)
Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 128430)
Mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến một phần bản báo cáo liên quan đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Thực ra, bản báo cáo này không làm ai ngạc nhiên cả. Thực tế cho thấy hầu hết những bản báo cáo tương tự đều tập trung vào những khía cạnh tích cực.