So Sánh Di Dân Đến Hoa Kỳ Năm 1907 Và 2017

Thứ Hai, 17 Tháng Sáu 201902:05(Xem: 15142)
So Sánh Di Dân Đến Hoa Kỳ Năm 1907 Và 2017
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Ngày bận rộn nhất trên đảo Ellis Island tại tiểu bang New York là 17 tháng Tư năm 1907. Đó là ngày 11.747 người phải đi qua trung tâm duyệt xét hồ sơ xin di dân để nhập cảnh Hoa Kỳ. Gần 1 triệu 300 người di dân đã đến Hoa Kỳ trong năm 1907. Giống như người di dân ngày nay, họ đến Hoa Kỳ để tìm một đời sống tốt hơn và an tòan hơn.

Hầu hết di dân trong năm 1907 đến từ Âu Châu, và nhiều người Mỹ da trắng phản đối nghĩ rằng những di dân này  không thể nào "hòa nhập" vì những di dân Công giáo từ phía Nam và phía Đông Âu có những nền văn hóa quá khác biệt để có thể hòa hợp đời sống tại Hoa Kỳ. Và người di dân Đức đã lập ra nhiều trường học tiếng Đức và báo Đức ngữ khắp Hoa Kỳ, thay vì tự hòa nhập vào những cơ chế xã hội nói tiếng Anh.

Tổng quát, người di dân năm 1907 đã tập trung về mặt địa lý nhiều hơn di dân ngày nay. Một phần tư số di dân này định cư ở hai tiểu bang New York và New Jersey, gần nơi mà họ đã nhập cảnh. Một số chuyển về phía Tây và sống ở các tiểu bang như Pennsylvania, Illinois và Ohio, nhưng không định cư trải khắp Hoa Kỳ. Trong năm 2017, ba tiểu bang mà di dân sống đông đúc nhất là California, Texas và Florida. Nhưng không phải tiểu bang nào cũng đón chào người di dân mới.

Trong năm 1907, luật di trú chống lại kiều dân Trung Hoa di dân sang Hoa Kỳ. Trong năm 2017, người Hoa trở thành một trong những nhóm di dân đông nhất, cùng với Ấn Độ và Phi Luật Tân, Ba Tây và Nam Hàn.

So với người di dân 2017, nhóm di dân năm 1907 ít nói tiếng Anh hơn hoặc là nhưng công nhân kém khả năng hơn. Trong năm 1907, chỉ có khỏang một nửa di dân nói tiếng Anh khi nhập cảnh Hoa Kỳ. Nếu so sánh thì 84% di dân trong năm 2017 nói được Anh ngữ. Di dân năm 1907 cũng kém học vấn và ít tài năng hơn di dân ngày hôm nay.

Nhưng thiếu Anh ngữ và khả năng không chỉ là lý do mà người di dân phải đối diện với nạn kỳ thị. Vẫn còn những cảm nhận tổng quát rằng di dân còn quá xa lạ văn hóa để có thể ở Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ cố giảm vấn đề di trú từ phía Nam và Đông Âu với Đạo Luật Di Trú năm 1924. Luật này đưa ra việc phân chia chiếu khán (visa) dựa trên gốc quốc gia. Số chiếu khán phân chia lớn nhất hầu hết cho người dân ở vùng Bắc và Tâu Âu, và chia ít chiếu khán hơn cho người dân ở Nam và Đông Âu. Hệ thống phân phối chiếu khán cho từng quốc gia tồn tại  cho đến khi luật thay đổi vào năm 1965. Mặc dù nhiều ngừơi lo âu rằng  những di dân ở Nam và Đông Âu có thể không bao giờ trở thành người Mỹ, nhưng khối di dân này và hậu duệ của họ đã trở thành một thực thể quan trọng của Hoa Kỳ.

Có rất nhiều thách thức khi đến một quốc gia mới và tìm cách sinh tồn. Nếu chúng ta nhìn vào những việc  gay cấn để hòa nhập, như ngôn ngữ và kỹ năng trong công việc, chúng ta thấy rằng người di dân ngày nay thực sự đã làm tốt hơn những di dân đến Hoa Kỳ từ hơn một thế kỷ trước.

Tổng thống và một số Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa thảo luận về nỗ lực sửa chữa hệ thống di trú hợp pháp

Tòa Bạch Ốc đang ra sức sửa chữa hệ thống di trú hợp pháp. Những toan tính trước đây của Tòa Bạch Ốc đều bị Quốc hội chận lại. Tổng thống, nhân viên Bạch Ốc và một chục thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa đã hội họp vào đầu tháng Năm vừa qua để thảo luận một hướng đi tiến đến việc hợp pháp hóa. Luật này sẽ chuyển sang một hệ thống di trú "dựa trên tính điểm", nhưng không giống những đề nghị di trú trước đây, Tòa Bạch Ốc đã bỏ những ý tưởng về việc cắt giảm di trú hợp pháp.

Trọng tâm hiện nay là làm cách nào để pha trộn 1 triệu 100 ngàn di dân hợp pháp. Đề nghị mới này sẽ thử thay đổi sự sắp xếp ưu tiên của chính phủ liên bang cho những người có thẻ xanh với những kỹ năng công việc cụ thể nào đó thay cho hệ thống di trú dựa trên quan hệ gia đình như trước đây. Đề nghị này không thương thảo về di trú bất hợp pháp, bao gồm các chương trình DACA và Những Người Ước Mơ (Dreamers), vốn là những di dân đã được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu.

Tập trung chính trong phiên họp của Tòa Bạch Ốc là an ninh biên phòng, đóng cửa những lỗ hổng đang gây ra khủng hoảng ở biên giới và cải tổ di trú hợp pháp đi đến một hệ thống di trú hợp pháp dựa trên tài năng nhiều hơn.

Phụ tá bí thư báo chí của Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Tổng thống và các Thượng nghị sĩ đã thảo luận về một kế họach khả thi sẽ giữ an ninh cho biên giới, bảo vệ và tăng lương cho công nhân Mỹ, và tiến đến một hệ thống di trú dựa trên việc tính điểm". Không biết khi nào Tòa Bạch Ốc sẽ chính thức loan báo về đề nghị di trú này.

Bất cứ kế họach nào của Tòa Bạch Ốc và đảng Cộng Hòa cũng sẽ phải đối diện với một trận chiến khó khăn với Quốc hội trong những tháng tiến dần đến những cuộc bầu cử năm 2020. Di trú được xem là một vấn đề gây sôi nổi trong giới cử tri.

Những người bị trục xuất có thể tái nhập cảnh không?

Chúng tôi có một câu hỏi từ một người đã từng bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ mười năm trước đây vì tội liên quan đến ma túy. Ông hỏi rằng liệu ông có thể nộp đơn xin chiếu khán du lịch sang Hoa Kỳ không? Để có chiếu khán phi di dân (du lịch), ông sẽ cần phải chứng minh có ý định trở vền Việt Nam. Ông cũng cần phải xin miễn lệnh cấm nhập cảnh.

Trong cuộc phỏng vấn, ông sẽ phải thuyết phục nhân viên Lãnh sự rằng sẽ trở về Việt Nam trong thời gian ấn định. Ông có thể chứng minh ý định phi di dân bằng cách đưa ra những mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. Chẳng hạn như công việc làm; làm chủ một căn nhà, chủ cơ sở kinh doanh hoặc chủ tài sản nào đó; có chương mục ngân hàng, nhiều liên hệ với cộng đồng và các thành viên trong gia đình đang sống với ông và (hoặc) những người nhờ cậy vào ông ở Việt Nam...

Nếu nhân viên lãnh sự không cảm được những thuyết phục của ông về các liên hệ chặt chẽ  với Việt Nam, họ có thể đề nghị ông nộp đơn xin miễn lệnh cấm nhập cảnh, có tên gọi là luật 212(d)(3).

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Trong số những người đến Hoa Kỳ năm 1907, có nhiều di dân có học vấn cao không?

- Đáp: Trong năm 1907, chỉ có 1.3% di dân có những công việc chuyên môn, như luật sư, giáo sư, kỹ sư hoặc bác sĩ. Hầu hết số di dân này là thợ lao động chân tay thường làm ở các kho hàng hoặc làm những việc bên ngòai như bổ củi chẳng hạn. Gần một phần tư di dân năm 1907 là thợ liên quan đến máy móc, họ có thể lái những xe vận tải đưa hàng hoặc làm trong những dịch vụ về giặt ủi.

- Hỏi: Hồ sơ của tôi quá phức tạp vì tôi không chắc đơn xin chiếu khán có được chấp thuận không. Tôi có thể gửi email cho Lãnh sự xin ý kiến của họ trước khi tôi đi phỏng vấn không?

- Đáp: Lãnh sự không thể cung cấp những ý kiến này. Trong mọi trường hợp, quyết định chấp thuận hoặc từ chối đơn xin chiếu khán được quyết định ngay trong cuộc phỏng vấn.

- Hỏi: Một người từng bị trục xuất có thể nộp đơn xin chiếu khán di dân nếu được một người thân trực hệ là công dân Mỹ bảo lãnh không, nếu người đó là vợ hoặc chồng?

- Đáp: Trong một vài trường hợp thì có thể được, nhưng đương đơn vẫn cần thiết phải xin miễn lệnh cấm nhập cảnh sau khi đơn xin chiếu khán được Sở di trú USCIS chấp thuận ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 95753)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99076)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 102955)
Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 103459)
Có phải tất cả ngoại kiều đều được yêu cầu sẵn sàng phục vụ trong quân đội không? Câu trả là: Đúng. Các thường trú nhân, người tỵ nạn và những người tạm dung đều được yêu cầu ghi danh thi hành bổn phận quân dịch khi đến tuổi 18, hoặc nếu những người này di dân đến Hoa Kỳ sau tuổi 18, họ phải ghi danh trước 26 tuổi. Không ghi danh hợp lệ có thể bị hình phạt, và cũng có thể bị từ chối những quyền lợi nhập tịch.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 104254)
Có một vài sự thay đổi trong thủ tục xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ và đây là đề tài mà chúng ta sẽ bàn đến trong kỳ này. Trước hết, kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008, nếu bạn là cư dân tiểu bang California, đơn xin nhập tịch N-400 hiện nay phải được gửi đến cơ quan di trú USCIS tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizonna, thay vì gửi đến Trung tâm di trú California như trước đây.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 101572)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 98238)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 100192)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai
Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2008(Xem: 109991)
Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm.
Chủ Nhật, 22 Tháng Sáu 2008(Xem: 101870)
Nếu qúy vị là một Thường trú nhân "có điều kiện" với Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, qúy vị cần nộp Đơn Xin Hủy Bỏ "Có Điều Kiện" Trong Quy Chế Thường Trú Nhân trong 90 ngày trước khi Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" hết hạn. Không theo quy định này, quy chế Thường trú nhân của qúy vị tự động bị hủy bỏ. Phiền phức kế tiếp là người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn lại để bảo lãnh qúy vị và mọi tiến trình đều phải bắt đầu lại.