Tòa Bạch Ốc Không Muốn Nhận Người Tỵ Nạn Trong Năm 2020

Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy 201923:58(Xem: 14103)
Tòa Bạch Ốc Không Muốn Nhận Người Tỵ Nạn Trong Năm 2020
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Tòa Bạch Ốc đã thảo luận về khả năng có thể sẽ không nhận người tỵ nạn trong năm 2020. Những bàn thảo về vấn đề này vừa xảy ra trong một số cuộc họp của các viên chức từ Bộ Nội An, Bộ Ngọai Giao, Ngũ Giác Đài và các cơ quan khác.

Trấn áp người tỵ nạn là một trong những nghị trình làm việc của hành pháp hiện nay để giới hạn việc nhập cảnh Hoa Kỳ. Đầu tuần qua, hành pháp cũng đưa ra một quy định ngăn chận hầu hết di dân Trung Mỹ tìm cách xin lánh cư tại Hoa Kỳ.

Những người ủng hộ việc không cho người tỵ nạn đến Hoa Kỳ nói rằng số người người tỵ nạn  nên giảm xuống vì những quan tâm về an ninh và khả năng của Hoa Kỳ mang lại sự bảo vệ nhân đạo qua việc duyệt xét vấn đề lánh cư.

Những người quan tâm về di trú ngay lập tức lên tiếng báo động về tin tức cho biết vấn đề nhập cư của người tỵ nạn  có thể không còn nữa. Họ nói rằng Hoa Kỳ là một nước được dựng lên bởi người di dân và người tỵ nạn. Từ chối chấp nhận người tỵ nạn, vào thời điểm có qúa nhiều người trốn chạy khỏi quốc gia họ khắp nơi trên thế giới, là hành động nhu nhược, từ động lực kỳ thị chủng tộc làm mất đi những giá trị của quốc gia.

Trong thời hành pháp Trump, số người tỵ nạn được phép nhập cảnh Hoa Kỳ đã giảm rõ rệt - từ 110.000 người trong tài khóa 2017 đã giảm xuống 30.000 người trong tài khóa 2019. Hành pháp ấn định con số cao nhất trong năm 2018 là 45.000 người tỵ nạn, nhưng chỉ có 23.000 người được nhập cảnh.

Tòa Bạch Ốc sẽ đề nghị luật sẽ ngưng cấp tem phiếu thực phẩm của 3 triệu 100 ngàn người

Hiện nay, 43 tiểu bang Hoa Kỳ cho phép cư dân được tự động trở thành hợp lệ nhận tem phiếu thực phẩm (food stamps) qua Chương Trình Phụ Giúp Dinh Dưỡng (SNAP), nếu họ nhận những lợi ích công cộng từ những chương trình liên bang khác như Tạm Giúp Những Gia Đình Cần Thiết (TANF), Bộ Nông Nghiệp đã cho biết như vậy.

Nhưng Bộ Nông Nghiệp muốn đòi hỏi những người nhận chương trình Tạm Giúp Những Gia Đình Cần Thiết phải thông qua việc duyệt xét về lợi tức và tài sản để quyết định xem họ có hội đủ điều kiện nhận thực phẩm miễn phí từ Chương Trình Phụ Giúp Dinh Dưỡng hay không. Nếu được thông qua, luật này sẽ tiết kiệm cho chính phủ khỏang 2 tỷ 500 triệu mỹ kim mỗi năm bằng cách ngưng tất cả những người đang nhận tem phiếu thực phẩm.

Tổng thống Trump đã nói rằng có quá nhiều người Mỹ hiện sử dụng chương trình cấp tem phiếu thực phẩm miễn phí nhưng họ sẽ không cần đến nó nữa vì kinh tế đang mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ông nói rằng chương trình này sẽ bị ngưng lại là cách tiết kiệm cho người trả thuế khỏang 15 tỷ mỹ kim

Người Mễ giống người Mỹ: Họ không người người nước ngòai tràn ngập đất nước họ

Một số người có quan điểm dân chủ và tự do trong hệ thống truyền thông nói rằng những người Mỹ không ủng hộ việc mở cửa biên giới là "kỳ thị chủng tộc". Nhưng với những người Mễ Tây Cơ không ủng hộ việc mở cửa biên giới thì sao?

Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 55% dân Mễ Tây Cơ nói rằng những di dân đến từ những nước ở Trung Mỹ đang sống ở Mễ nên bị trục xuất về quốc gia của họ. Cuộc thăm dò này cho thấy Mễ Tây Cơ không mặn mà cho lắm làn sóng di dân của người dân Trung Mỹ.

Người dân sống trong những nước phát triển sẽ luôn luôn chống lại việc nước của họ bị tràn ngập với hàng trăm ngàn người nước ngòai đến từ những nước có đời sống tồi tệ hơn, nhưng không phải là những nước độc tài đảng trị. Nhất là người dân ở thành phố biên giới Tijuanna, nơi mà di dân Trung Mỹ đang tràn ngập và chờ để vượt biên sang Hoa Kỳ. Hàng trăm cư dân Mễ ở Tijuanna chống lại sự "khủng hỏang" của đòan di dân Trung Mỹ khổng lồ, đang tạm cư trong những khu lều, hiện có khỏang 2.400 di dân. Cư dân Mễ đã hô khẩu hiệu: "Mễ Tây Cơ! Mễ Tây Cơ!" và "thuận tình với di dân, không đồng tình với xâm lăng".

Ở Hoa Kỳ, cùng với hầu hết những nước phát triển, người dân muốn đây là một nơi trật tự và sạch sẽ, nơi mà người dân chia sẻ những thái độ và giá trị chung, và là nơi tất cả di dân phải theo một tiến trình giải quyết hợp pháp và lọai bỏ bất cứ ai không thích hợp, và không cho bất cứ ai cơ hội lẻn qua những kẽ hở của hệ thống pháp lý. Nhưng điều như thế làm sao có thể xảy ra nếu chúng ta mở cửa biên giới cho tất cả di dân đến từ Trung Mỹ, nơi mà nhiều chính quyền đang sụp đổ vì nạn tham ô nhũng lạm và những thành phố tràn ngập bọn băng đảng bạo hành?

Chỉ Số Chi Phí Sinh Sống

Chỉ số này dựa trên chi phí tiền thuê nhà, nhu yếu phẩm, thức ăn nhà hàng và khả năng mua sắm ở địa phương. Tại Châu Á, hầu hết nước nước có đời sống đắt đỏ là Nhật Bản, Tân Gia Ba, Hồng Kông và Nam Hàn. Chỉ số chi phí sinh sống tại Tân Gia Ba là 80. Chỉ số này cao hơn chỉ số ở Hoa Kỳ là 71.

Chỉ nhìn vào Đông Nam Á, chúng ta đã biết chỉ số của Tân Gia Ba là 80. Nước  có đời sống đắt đỏ kế tiếp là Thái Lan với chỉ số 50. Miến Điện, Cam Bốt và Brunei có chỉ số 40. Mã Lai là 39 và Việt Nam có chỉ số chi phí sinh sống là 38. Phi Luật Tân và Nam Dương có đời sống ít đắt đỏ hơn Việt Nam.

Số phần trăm người Mỹ nói di trú là vấn đề tối ưu của đất nước đang đạt kỷ lục

Theo cuộc thăm dò ý kiến của viện Gallup, số phần trăm người Mỹ thảng thốt kêu rằng di trú là "vấn đề quan trọng nhất" của quốc gia đang đạt kỷ lục cao nhất. Hành pháp Trump tiếp tục tìm cách ngăn chặn làn sóng di dân nhập cảnh khi họ vượt qua biên giới phía Nam.

27% người Mỹ nói rằng họ thấy di trú là  "vấn đề quan trọng nhất" mà đất nước đang đối diện. Di trú đã trở thành quan trọng hơn với dân Mỹ trong năm nay vì cuộc khủng hỏang ở biên giới đã gia tăng. Trong những tháng mùa Xuân khi việc di chuyển dễ dàng hơn, khuynh hướng vượt biên bất hợp pháp của di dân gia tăng với mức cao đặc biệt trong năm nay. Thăm dò của viện Gallup với 1.525 người đã được thực hiện trong đầu tháng Bảy vừa qua.

Như đã dự kiến, số người trả lời được chia ra như sau, với 42% số người theo đảng Cộng Hòa nói rằng di trú là vấn đề căng thẳng nhất, so với 20% của những người ủng hộ đảng Dân Chủ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có bao nhiêu dân chúng ở Hoa Kỳ nhận chương trình tem phiếu thực phẩm?

- Đáp: Chương trình SNAP cung cấp thực phẩm miễn phí cho 40 triệu dân Mỹ, hoặc khỏang 12% tổng số dân số Hoa Kỳ.

- Hỏi: Có bao nhiêu người tỵ nạn nhập cảnh Hoa Kỳ từ tháng Mười năm 2018?

- Đáp: Cho đến ngày 30 tháng Sáu năm 2019, có hơn 21.000 người tỵ nạn được nhập cảnh trong chỉ tiêu 30.000 người.

- Hỏi: 27% người Mỹ xem di trú là vấn đề quan trọng nhất tại Hoa Kỳ. Họ còn quan tâm việc gì khác không?

- Đáp: 23% nói rằng vấn đề quan trọng nhất là chính phủ và sự lãnh đạo kém cỏi. Khỏang 7% số người quan tâm về những liên hệ chủng tộc và chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc là những vấn đề quan trọng nhất, và khỏang 7% nói về vấn đề săn sóc y tế.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98158)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 98729)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106336)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109062)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 101822)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 102487)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 2009(Xem: 102887)
Đ ối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm).
Thứ Tư, 07 Tháng Mười 2009(Xem: 102869)
T rước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời.
Thứ Ba, 22 Tháng Chín 2009(Xem: 97337)
Trong tháng Mười, chúng ta thấy ngày đáo hạn cho diện bảo lãnh con độc thân của  các công dân Mỹ được gia tăng đáng kể. Diện bảo lãnh này đã tăng đến ngày 22 tháng 7 năm 2003, có nghĩa là tăng thêm 17 tuần.
Thứ Ba, 15 Tháng Chín 2009(Xem: 102710)
Những người bảo lãnh diện di dân đều phải nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu I-864). Việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày người được bảo lãnh đặt chân đến Hoa Kỳ, hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ.