Thay Đổi Chính Sách Sẽ Ảnh Hưởng Cả Thế Hệ Di Dân Hợp Pháp Tại Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 201919:45(Xem: 14806)
Thay Đổi Chính Sách Sẽ Ảnh Hưởng Cả Thế Hệ Di Dân Hợp Pháp Tại Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp.

(Robert Mullins International) Sau đây là bốn sự thay đổi của Sở di trú USCIS liên quan đến những điều luật di trú và những cập nhật về chính sách sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ di dân hợp pháp với chiếu khán (visa) và thẻ xanh tại Hoa Kỳ.

- Những hướng dẫn mới về trục xuất

Một thủ tục mới liên quan đến việc ban hành Thông Báo Trình Diện (Notices to Appear) sẽ nới dài thêm trên danh sách những  lý do mà người di dân có thể được triệu tập để trình diện trước một chánh án di trú nhằm khởi đầu cho thủ tục trục xuất. Danh sách bổ túc này bao gồm những vi phạm những chương trình liên bang và tiểu bang liên quan đến những lợi ích công cộng, gian dối hoặc những hành động phạm tội hình sự, và liên quan đến những từ chối về những lợi ích di trú sau khi xin gia hạn hoặc thay đổi diện chiếu khán nhưng bị từ chối.

- Từ chối đơn không cần cảnh cáo

Một bản hướng dẫn mới nói rằng những người có thẩm quyền xét duyệt của Sở di trú có tòan quyền từ chối những đơn xin những lợi ích di trú, chẳng hạn như xin nhập tịch Hoa Kỳ, thường trú nhân và gia hạn chiếu khán mà không cần gửi thư cảnh cáo lịch sự trước, chẳng hạn như thư Yêu Cầu Bằng Chứng (Request For Evidence) hoặc thư Thông Báo Ý Định Từ Chối (Notice of Intent to Deny).

Thư Yêu Cầu Bằng Chứng hoặc thư Thông Báo Ý Định Từ Chối cho các đương đơn có cơ hội để cung cấp thêm những giấy tờ hoặc sửa những sai lầm trước người duyệt xét đóng hồ sơ lại. Nhưng giờ đây các nhân viên Sở di trú có thể từ chối đơn ngay lập tức nếu những bằng chứng căn bản không nộp để xác lập hồ sơ hợp lệ của mình. Và hồ sơ - tùy lọai đơn - có thể chuyển thẳng đến tiến trình trục xuất. Sở di trú nói rằng điều này sẽ làm giảm việc nộp hồ sơ không hòan chỉnh hoặc làm cẩu thả và điều này cũng sẽ đẩy nhanh hơn việc duyệt xét hồ sơ cho những đương đơn khác.

- Chứng minh việc cư ngụ chung trong "hôn nhân" khi nộp đơn xin nhập tịch

Một bản hướng dẫn chính sách mới đòi hỏi những di dân kết hôn với công dân Hoa Kỳ phải còn kết hôn và sống chung với nhau ít nhất ba năm trước khi người hôn phối ngọai kiều nộp đơn xin nhập tịch theo diện kết hôn. Nếu hôn nhân kết thúc trước khi đương đơn Tuyên Thệ thì đương đơn sẽ không còn hợp lệ nhập tịch nữa. Sở di trú sẽ không chấp nhận nếu lấy cớ là hai vợ chồng không sống chung vì lý do công việc, gia đình hoặc lý do học vấn.

Miễn phỏng vấn đương đơn xin Thẻ Xanh 10 năm

Một bản hướng dẫn được điều chỉnh cho phép các nhân viên Sở di trú miễn phỏng vấn những đương đơn xin Thẻ Xanh 10 năm sau khi đã kết hôn với một công dân Mỹ hai năm. Các nhân viên duyệt xét của Sở di trú có thể xem xét việc miễn phỏng vấn thường xảy ra sau khi cuộc hôn nhân kéo dài hai năm và thường làm cho vợ chồng rất lo âu. Họ có thể được miễn phỏng vấn nếu có "những bằng chứng đầy đủ" về cuộc hôn nhân đích thực.

Kể từ ngày 11 tháng Sáu năm 2018, Sở di trú bắt đầu gửi biên nhận tự động gia hạn diện thường trú nhân có điều kiện thêm 18 tháng. Lý do có sự tăng thêm thời gian gia hạn này vì thời gian duyệt xét hiện nay của đơn I-751 đã tăng nhiều hơn năm trước. Sở di trú hiện nay đang cần thời gian trung bình 12 tháng, hoặc hơn nữa, để duyệt xét đơn I-751.

Việc chậm trễ thời gian duyệt xét của Sở di trú và Bộ Ngọai Giao là chuyện thường tình, nhưng vấn đề đang trở nên tệ hơn rất nhiều kể từ tháng Giêng 2017. Điều này có thể là mục đính rõ ràng của Hành pháp muốn giảm tình trạng di dân hợp pháp. Hiệp Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã phân tích dữ liệu duyệt xét mới dây của Sở di trú và tường trình rằng thời gian duyệt xét hồ sơ trung bình của Sở di trú tăng 46% so với hai tài khóa trước, và tăng 91% kể từ tài khóa 2014.

Với chính sách trì trệ, hõan lại hoặc ngay cả đình chỉ việc duyệt xét đã chống lại Đạo Luật Di Trú và Quốc Tịch đã được Quốc hội thông qua từ lâu. Đạo luật này nói rằng việc duyệt xét những đơn xin quyền lợi di trú nên được hòan tất trong 180 ngày sau khi nhận được đơn.

Sở di trú thì lại than phiền rằng việc tăng thời gian duyệt xét vì nhiều yếu tố, trong số này là công việc gia tăng gây thêm gánh nặng cho nhân viên di trú để duyệt xét đơn I-751 và khối lượng đơn mà họ nhận được từ những trung tâm dịch vụ liên hệ.

Điều quan trọng cần nhớ là việc nộp đơn xin gỡ bỏ tình trạng có điều kiện là một công việc duyệt xét giấy tờ rất kỹ lưỡng. Các nhân viên di trú phải phân lọai rất nhiều giấy tờ của hàng ngàn đương đơn để quyết định xem những đơn này có kèm theo những bằng chứng đầy đủ về mối quan hệ vợ chồng chân thật. Sở di trú nói rằng việc duyệt xét này cần thời gian.

Sở Di Trú Cung Cấp Máy Tính Lệ Phí Trên Mạng Điện Tử

Sở di trú USCIS nói rằng họ đang cố gắng giảm số đơn di trú bị từ chối vì trả lệ phí sai. Vào đầu năm 2019, Sở di trú đã bắt đầu lập một công cụ kỹ thuật số (digital tool) để giúp người di dân và ngọai kiều tính chính xác phải nộp lệ phí bao nhiêu.

Sở di trú hiện cung cấp máy tính lệ phí sẽ tính chính xác số tiền phải trả cho từng lọai đơn, chẳng hạn như đơn xin phép làm việc, đơn xin du lịch, xin nhập tịch và đơn bảo lãnh thân nhân hoặc xin thẻ xanh 10 năm. Cách tính này có thể tìm trên địa chỉ mạng điện tử:
https://www.uscis.gov/feecalculator.

Máy Tính Lệ Phí được thành lập để giúp giảm số đơn bị từ chối vì trả lệ phí không chính xác. Máy tính này sẽ luôn cập nhật thông tin về lệ phí mới nhất và có thể bảo đảm lệ phí nộp đơn chính xác.

Tùy theo lọai đơn mà qúy vị nộp, qúy vị có thể trả lệ phí trên mạng điện tử, trả qua thư hoặc tự trả ở văn phòng di trú địa phương. Quý vị có thể trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu (money order) hoặc thẻ tín dụng (credit card).

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Số người bị trục xuất có gia tăng không?

- Đáp: Việc bắt giam và trục xuất về di trú tăng cao với những người vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Trong năm 2018, có hơn 396.000 người bị cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) câu lưu trong những nhà giam của cơ quan ICE, và tăng 22.5% so với năm 2017. Hơn 250.000 di dân bị trục xuất trong năm 2018., và hơn một nửa số người này bị can án hình sự.

- Hỏi: Có phải hầu hết di dân nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp đến từ nước Mễ Tây Cơ không?

- Đáp: Đại đa số di dân ở Hoa Kỳ không hợp pháp, trước tiên, họ đến Hoa Kỳ hợp lệ và sau đó ở quá hạn chiếu khán. Hai phần ba di dân bất hợp pháp nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ và rồi ở lại quá hạn chiếu khán. Và đòan người di dân ở biên giới phía Nam không muốn nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp. Họ đến những trạm biên giới của chính phủ Hoa Kỳ để nộp đơn xin lánh cư.

- Hỏi: Ông Trump nói rằng bức tường biên giới sẽ chận lại nguồn ma túy bất hợp pháp tuồn vào Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?

- Đáp: Một bức tường sẽ không thể ngăn chận hầu hết khối heroin nhập vào Hoa Kỳ. Và những nguồn cung cấp tốn cho bức tường sẽ làm chậm lại việc phát triển những cơ chế thực thi khác,  chẳng hạn như có nhiều nhân viên hơn và kỹ thuật tinh vi hơn ở những trạm biên phòng để rà sóat những xe chở ma túy.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 95753)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100507)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 102621)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100062)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96410)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 101780)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92165)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 97888)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 94620)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 96989)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.