Chính Sách Di Trú Bảo Thủ Còn Hợp Thời Không? - Dự Luật 187 25 năm sau, California đã biến đổi chính trị ra sao?

Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Hai 201918:18(Xem: 15257)
Chính Sách Di Trú Bảo Thủ Còn Hợp Thời Không? - Dự Luật 187 25 năm sau, California đã biến đổi chính trị ra sao?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Theo một thống kê gần đây, dân Mỹ quan tâm và lo lắng về di trú hơn bất cứ vấn đề nào khác; cũng là vấn đề mà quốc hội phải giải quyết. Biên giới của chúng ta bị tràn ngập và dân chúng biết rõ điều này.

Theo quan điểm bảo thủ, quốc gia chúng ta đã nhìn thấy làn sóng di dân tràn ngập. Vấn đề cải tổ di trú "tòan diện" của thập niên 1980 đã ân xá cho hàng triệu người ngọai quốc bất hợp pháp mà chẳng cần đóng cửa biên giới. Kể từ đó, quốc gia chúng ta đã mở cửa biên giới một cách hữu hiệu, và không một dự tính cải tổ tòan diện nào cần thiết từ đó. Năm nay, biên giới phía Nam của chúng ta đã thấy sự gia tăng lớn nhất về mối lo ngại biên giới trong một hập niên qua.

Theo quan điểm bảo thủ, hàng chục triệu di dân cần cù làm việc đã nhập cảnh Hoa Kỳ qua những thủ tục hợp pháp và đóng góp rất nhiều cho đất nước này. Nhưng hàng triệu người khác đã đến bất hợp pháp, từ chối theo luật của đất nước Hoa Kỳ. Một nghiên cứu của Quỹ Di Sản tìm thấy rằng sự hiện diện của hàng triệu di dân bất hợp pháp đã làm cho tiền lương giảm xuống, đặc biệt là những gia đình có lợi tức thấp, và làm cho thuế và những phí tổn phúc lợi xã hội gia tăng.

Hành pháp công nhận rằng hàng trăm triệu người khắp thế giới  muốn đến Hoa Kỳ, và nhiều người có thể đóng góp những điều to lớn. Theo quan điểm bảo thủ, hệ thống di trú hiện nay tệ hại đã mang lại lợi ích cho những người sẽ làm việc dưới mức lương quy định và những người bất chấp luật pháp, nhưng mang lại cho họ hệ thống an tòan về xã hội nhân đạo và ngay cả cho họ quy chế hợp pháp qua những luật như chương trình DACA chẳng hạn, dành cho những di dân được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ lúc còn thơ ấu.

Hầu hết những người Mỹ được Quỹ Di Sản phỏng vấn đều muốn đặt thứ tự ưu tiên người di dân dựa trên năng khiếu chứ không phải liên hệ gia đình. Đó là lý do tại sao những nỗ lực gần đây của hành pháp chỉ muốn kiếm phiếu từ cử tri. Quy luật của hành pháp là sẽ giới hạn những người mà họ cho là lạm dụng hệ thống phúc lợi xã hội, ân xá  và việc thi hành luật, trong khi đó khuyến khích những người muốn đến Hoa Kỳ phải đóng góp cho xã hội.

Chi tiền cho quảng cáo chính trị sẽ tăng gần 10 tỷ mỹ kim trong mùa bầu cử 2020

Việc chi tiêu cho quảng cáo chính trị kỳ vọng sẽ tăng đến 9 tỷ 800 triệu mỹ kim cho mùa bầu cử năm 2020. Con số này bao gồm mọi hình thức quảng cáo và tăng 63% kể từ năm 2016.

Hiện có nhiều những ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ đang muốn đánh bại Donald Trump trong tháng 11 tới. Cựu thị trưởng Nữu Ước, ông Michael Bloomberg, cũng vừa gia nhập cuộc đua này. Ông Bloomberg đã chi hơn 30 triệu mỹ kim cho quảng cáo truyền hình khi ông tham gia vòng đầu vận động tranh cử của đảng Dân Chủ. Chưa một ứng cử viên chính trị nào có thể chi tiền quảng cáo nhiều như vậy trong một tuần.

Số tiền vận động tranh cử của một ứng cử viên sẽ ra sao khi họ bỏ cuộc

Hàng triệu mỹ kim trong qũy vận động tranh cử sẽ đi về đâu nếu một ứng cử viên bỏ cuộc? Thượng nghị sĩ Kamala Harris của tiểu bang California đã ngưng cuộc vận động của bà, và nói với những người ủng hộ rằng vấn đề đơn giản là bà không có đủ những nguồn tài trợ cần thiết để có thể tiếp tục cuộc vận động. Bà Harris đã quyên gần 37 triệu mỹ kim vào cuối tháng Chín 2019 vừa qua, với 10 triệu 500 ngàn mỹ kim tiền mặt. Điều gì sẽ xảy ra đối với tòan bộ số tiền này khi cuộc vận động của bà chấm dứt? Một ứng cử viên có thể giữ cho mình số tiền này không? Câu trả lời là không chắc như vậy.

Có một vài điều mà một ứng cử viên được phép làm với số tiền họ nhận được khi quyên tiền. Họ có thể dùng tiền này để trang trải việc di chuyển, trả lương cho nhân viên vận động, giúp tiền cho từ thiện, đi đến một tiểu bang khác hoặc dùng cho ủy ban của đảng chính trị ở địa phương, chuyển tiền cho cuộc vận động trong tương lai, hay cho tiểu bang hoặc một ứng cử viên ở địa phương.

25 năm sau đọan đường của Dự Luật 187, Tiểu bang California đã biến đổi về chính trị

Vào ngày 8 tháng 11 năm 1994, 25 năm trước, cử tri của tiểu bang California đã thông qua Dự Luật 187 với tỷ lệ 2-1. 63% cử tri da trắng và 23% cử trị gốc La-tinh đã bầu cho Dự Luật 187. Dự Luật này đã từng:

1) từ chối di dân bất hợp pháp nếu họ muốn xin hầu hết những phúc lợi công cộng, cũng như giáo dục công cộng;

2) đòi hỏi cảnh sát, ban giám hiệu trường học và các nhân viên tiểu bang khác duyệt xét diện di trú của những người đến xin việc làm;

3) đòi hỏi tiểu bang và các nhân viên địa phương cộng tác hòan tòan với các giới chức di trú liên bang.

Nhưng một tòa án liên bang đã ngăn chận hầu hết các điều khỏan của Dự Luật 187 và nó không có hiệu lực.

Vì sự phản ứng mạnh mẽ đối với Dự Luật 187, tiểu bang California đã trải qua một sự tái sắp xếp về chính trị. Tiểu bang từng là lãnh thổ độc quyền của đảng Cộng Hòa thì nay đã trở thành đất ngự trị mạnh mẽ của đảng Dân Chủ. Hiện nay, đảng Dân Chủ giữ thế chính trị tại tiểu bang California và kiểm sóat quốc hội tiểu bang. Cơ quan lập pháp  đã thông qua một cách tuyệt đối những đạo luật bảo vệ, không trừng phạt, người di dân. Ngày nay, chúng ta không thể tưởng tượng cử tri California có thể bầu cho những dự luật giống như Dự Luật 187 được nữa.

Về mặt chính trị, California năm 1994 rất khác với California năm 2019. Dự Luật 187 đã là một lý do để có sự thay đổi này và biến đổi vị trí chính trị của Tiểu Bang Vàng (Golden State). Cộng đồng dân La-tinh  từng cảm thấy bị đe dọa bởi những tấn công kỳ thị chủng tộc hiện hữu trong Dự Luật 187, thì nay đã ngược lại, họ huy động, nhập tịch và đi bỏ phiếu. Những người lãnh đạo mới thuộc đảng Dân Chủ đã được bầu vào trong những vị trí quyền lực chính trị, nơi mà họ có thể trợ giúp luật di trú.

Các tiểu bang chuẩn bị số cử tri khổng lồ sẽ có mặt trong năm 2020

Các viên chức bầu cử tiểu bang đang chuẩn bị một sự gia tăng số cử tri rất lớn trong năm 2020, vì những cuộc bầu cử trong năm nay đã phá kỷ lục trên khắp Hoa Kỳ. Kết quả này đã khởi đầu bằng số phiếu bầu đã tăng gấp đôi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của năm 2018, và các cuộc thăm dò cho thấy cử tri vô cùng nhiệt tâm về cuộc bầu cử tổng thống năm tới, và có thể phá kỷ lục về số cử tri sẽ đi bầu.

Các nhà khoa học chính trị nói rằng hai phần ba số người đăng ký sẽ có mặt tại các phòng phiếu trong năm 2020. 50% những cử tri hợp lệ đã có mặt trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 là con số cao nhất kể từ năm 1914.

Nếu hai phần ba cử tri đã đăng ký sẽ đi bầu trong năm tới thì sẽ là con số cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1900. Tại tiểu bang California, số cử tri đã tăng thêm 3 triệu trong bốn năm qua. Tiểu bang hiện có 20 triệu 300 ngàn người đã đăng ký bầu cử, nhiều hơn tổng số dân ở hầu hết các tiểu bang.

Chúng tôi khuyến khích các cử tri đi bầu vào tháng 11 năm 2020. Đây có thể là một cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Sự có mặt của hàng triệu di dân bất hợp pháp đẩy tiền lươngg đi xuống, đặc biệt là những gia đình có lợi tức thấp, và làm cho chi phí về phúc lợi xã hội và thuế gia tăng có thật không?

- Đáp: Người di dân làm việc với đồng lương thấp, nhưng hầu hết đang làm những công việc mà công dân Mỹ không muốn làm, chẳng hạn như nghề nông và kỹ nghệ phục vụ thức ăn. Tương tự, họ cũng trả thuế nhưng lại không hợp lệ để xin phúc lợi xã hội.

- Hỏi: Hiện nay, Thượng nghị sĩ Harris đã rút khỏi cuộc vận động tranh cử tổng thống, bà sẽ làm gì với quỹ vận động tranh cử 37 triệu mỹ kim?

- Đáp: Trong trường hợp của Thượng nghị sĩ Harris, bà sẽ có thể chọn cách chuyển quỹ vận động tranh cử 37 triệu mỹ kim sang cuộc vận động tranh cử thượng nghĩ sĩ khi bà ra tái tranh cử trong năm 2022.

- Hỏi: Dự Luật 187 của năm 1994 đòi hỏi các nhân viên địa phương và tiểu bang phải cộng tác hòan tòan với các giới chức di trú liên bang. Tình hình hiện nay ra sao?

- Đáp: Tình hình hiện nay đã thay đổi 180 độ và trong hầu hết các trường hợp, tiểu bang California hiện nay từ chối cộng tác với các giới chức di trú liên bang, như cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) chẳng hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 2007(Xem: 109798)
Năm 1999 đánh dấu việc mở cửa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tọa lạc trên đường Lê Duẩn ở Sài Gòn. Tiến trình cứu xét cấp chiếu khán (visa) được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với phương pháp giải quyết chung của các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Có một số luật di trú thay đổi đã giúp ích cho người dân ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 2007(Xem: 115426)
Năm nay, 2007, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International (RMI) chào mừng 20 năm phục vụ cộng đồng người Việt Nam. Ban giám đốc và toàn thể nhân viên các văn phòng RMI rất vui mừng tiếp tục phục vụ bà con người Việt và nguyện sẽ duy trì tính chuyên nghiệp, sự thành tâm và niềm tin được ủy thác.
Thứ Năm, 01 Tháng Hai 2007(Xem: 119888)
Nếu con của bạn sống tại Hoa Kỳ, liệu các em có thể tự động trở thành công dân Mỹ ngay vào thời điểm bạn được nhập tịch không? Câu trả lời cho hầu hết các trường hợp là "đúng" chiếu theo Đạo Luật Quốc Tịch Trẻ Em năm 2001. Trước tiên, vào thời điểm qúy vị được nhập tịch, con của bạn phải ở Hoa Kỳ như một thường trú nhân.
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 2007(Xem: 120468)
Mới đây, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 2007(Xem: 113207)
Trong tuần qua, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 2007(Xem: 114934)
Hiện đang có những tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại liên quan đến những người đã trở về Việt Nam từ đảo Guam trên chiếc tàu "Thương Tín 1", ngay sau ngày 30/4/1975. Một số tin đồn cho rằng những người khách trên chiếc tàu này đương nhiên hội đủ các tiểu chuẩn của chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo của chính phủ Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 110403)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 114766)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113144)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 117731)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.