Chính Sách Di Trú Bảo Thủ Còn Hợp Thời Không? - Dự Luật 187 25 năm sau, California đã biến đổi chính trị ra sao?

Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Hai 201918:18(Xem: 15261)
Chính Sách Di Trú Bảo Thủ Còn Hợp Thời Không? - Dự Luật 187 25 năm sau, California đã biến đổi chính trị ra sao?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.

(Robert Mullins International) Theo một thống kê gần đây, dân Mỹ quan tâm và lo lắng về di trú hơn bất cứ vấn đề nào khác; cũng là vấn đề mà quốc hội phải giải quyết. Biên giới của chúng ta bị tràn ngập và dân chúng biết rõ điều này.

Theo quan điểm bảo thủ, quốc gia chúng ta đã nhìn thấy làn sóng di dân tràn ngập. Vấn đề cải tổ di trú "tòan diện" của thập niên 1980 đã ân xá cho hàng triệu người ngọai quốc bất hợp pháp mà chẳng cần đóng cửa biên giới. Kể từ đó, quốc gia chúng ta đã mở cửa biên giới một cách hữu hiệu, và không một dự tính cải tổ tòan diện nào cần thiết từ đó. Năm nay, biên giới phía Nam của chúng ta đã thấy sự gia tăng lớn nhất về mối lo ngại biên giới trong một hập niên qua.

Theo quan điểm bảo thủ, hàng chục triệu di dân cần cù làm việc đã nhập cảnh Hoa Kỳ qua những thủ tục hợp pháp và đóng góp rất nhiều cho đất nước này. Nhưng hàng triệu người khác đã đến bất hợp pháp, từ chối theo luật của đất nước Hoa Kỳ. Một nghiên cứu của Quỹ Di Sản tìm thấy rằng sự hiện diện của hàng triệu di dân bất hợp pháp đã làm cho tiền lương giảm xuống, đặc biệt là những gia đình có lợi tức thấp, và làm cho thuế và những phí tổn phúc lợi xã hội gia tăng.

Hành pháp công nhận rằng hàng trăm triệu người khắp thế giới  muốn đến Hoa Kỳ, và nhiều người có thể đóng góp những điều to lớn. Theo quan điểm bảo thủ, hệ thống di trú hiện nay tệ hại đã mang lại lợi ích cho những người sẽ làm việc dưới mức lương quy định và những người bất chấp luật pháp, nhưng mang lại cho họ hệ thống an tòan về xã hội nhân đạo và ngay cả cho họ quy chế hợp pháp qua những luật như chương trình DACA chẳng hạn, dành cho những di dân được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ lúc còn thơ ấu.

Hầu hết những người Mỹ được Quỹ Di Sản phỏng vấn đều muốn đặt thứ tự ưu tiên người di dân dựa trên năng khiếu chứ không phải liên hệ gia đình. Đó là lý do tại sao những nỗ lực gần đây của hành pháp chỉ muốn kiếm phiếu từ cử tri. Quy luật của hành pháp là sẽ giới hạn những người mà họ cho là lạm dụng hệ thống phúc lợi xã hội, ân xá  và việc thi hành luật, trong khi đó khuyến khích những người muốn đến Hoa Kỳ phải đóng góp cho xã hội.

Chi tiền cho quảng cáo chính trị sẽ tăng gần 10 tỷ mỹ kim trong mùa bầu cử 2020

Việc chi tiêu cho quảng cáo chính trị kỳ vọng sẽ tăng đến 9 tỷ 800 triệu mỹ kim cho mùa bầu cử năm 2020. Con số này bao gồm mọi hình thức quảng cáo và tăng 63% kể từ năm 2016.

Hiện có nhiều những ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ đang muốn đánh bại Donald Trump trong tháng 11 tới. Cựu thị trưởng Nữu Ước, ông Michael Bloomberg, cũng vừa gia nhập cuộc đua này. Ông Bloomberg đã chi hơn 30 triệu mỹ kim cho quảng cáo truyền hình khi ông tham gia vòng đầu vận động tranh cử của đảng Dân Chủ. Chưa một ứng cử viên chính trị nào có thể chi tiền quảng cáo nhiều như vậy trong một tuần.

Số tiền vận động tranh cử của một ứng cử viên sẽ ra sao khi họ bỏ cuộc

Hàng triệu mỹ kim trong qũy vận động tranh cử sẽ đi về đâu nếu một ứng cử viên bỏ cuộc? Thượng nghị sĩ Kamala Harris của tiểu bang California đã ngưng cuộc vận động của bà, và nói với những người ủng hộ rằng vấn đề đơn giản là bà không có đủ những nguồn tài trợ cần thiết để có thể tiếp tục cuộc vận động. Bà Harris đã quyên gần 37 triệu mỹ kim vào cuối tháng Chín 2019 vừa qua, với 10 triệu 500 ngàn mỹ kim tiền mặt. Điều gì sẽ xảy ra đối với tòan bộ số tiền này khi cuộc vận động của bà chấm dứt? Một ứng cử viên có thể giữ cho mình số tiền này không? Câu trả lời là không chắc như vậy.

Có một vài điều mà một ứng cử viên được phép làm với số tiền họ nhận được khi quyên tiền. Họ có thể dùng tiền này để trang trải việc di chuyển, trả lương cho nhân viên vận động, giúp tiền cho từ thiện, đi đến một tiểu bang khác hoặc dùng cho ủy ban của đảng chính trị ở địa phương, chuyển tiền cho cuộc vận động trong tương lai, hay cho tiểu bang hoặc một ứng cử viên ở địa phương.

25 năm sau đọan đường của Dự Luật 187, Tiểu bang California đã biến đổi về chính trị

Vào ngày 8 tháng 11 năm 1994, 25 năm trước, cử tri của tiểu bang California đã thông qua Dự Luật 187 với tỷ lệ 2-1. 63% cử tri da trắng và 23% cử trị gốc La-tinh đã bầu cho Dự Luật 187. Dự Luật này đã từng:

1) từ chối di dân bất hợp pháp nếu họ muốn xin hầu hết những phúc lợi công cộng, cũng như giáo dục công cộng;

2) đòi hỏi cảnh sát, ban giám hiệu trường học và các nhân viên tiểu bang khác duyệt xét diện di trú của những người đến xin việc làm;

3) đòi hỏi tiểu bang và các nhân viên địa phương cộng tác hòan tòan với các giới chức di trú liên bang.

Nhưng một tòa án liên bang đã ngăn chận hầu hết các điều khỏan của Dự Luật 187 và nó không có hiệu lực.

Vì sự phản ứng mạnh mẽ đối với Dự Luật 187, tiểu bang California đã trải qua một sự tái sắp xếp về chính trị. Tiểu bang từng là lãnh thổ độc quyền của đảng Cộng Hòa thì nay đã trở thành đất ngự trị mạnh mẽ của đảng Dân Chủ. Hiện nay, đảng Dân Chủ giữ thế chính trị tại tiểu bang California và kiểm sóat quốc hội tiểu bang. Cơ quan lập pháp  đã thông qua một cách tuyệt đối những đạo luật bảo vệ, không trừng phạt, người di dân. Ngày nay, chúng ta không thể tưởng tượng cử tri California có thể bầu cho những dự luật giống như Dự Luật 187 được nữa.

Về mặt chính trị, California năm 1994 rất khác với California năm 2019. Dự Luật 187 đã là một lý do để có sự thay đổi này và biến đổi vị trí chính trị của Tiểu Bang Vàng (Golden State). Cộng đồng dân La-tinh  từng cảm thấy bị đe dọa bởi những tấn công kỳ thị chủng tộc hiện hữu trong Dự Luật 187, thì nay đã ngược lại, họ huy động, nhập tịch và đi bỏ phiếu. Những người lãnh đạo mới thuộc đảng Dân Chủ đã được bầu vào trong những vị trí quyền lực chính trị, nơi mà họ có thể trợ giúp luật di trú.

Các tiểu bang chuẩn bị số cử tri khổng lồ sẽ có mặt trong năm 2020

Các viên chức bầu cử tiểu bang đang chuẩn bị một sự gia tăng số cử tri rất lớn trong năm 2020, vì những cuộc bầu cử trong năm nay đã phá kỷ lục trên khắp Hoa Kỳ. Kết quả này đã khởi đầu bằng số phiếu bầu đã tăng gấp đôi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của năm 2018, và các cuộc thăm dò cho thấy cử tri vô cùng nhiệt tâm về cuộc bầu cử tổng thống năm tới, và có thể phá kỷ lục về số cử tri sẽ đi bầu.

Các nhà khoa học chính trị nói rằng hai phần ba số người đăng ký sẽ có mặt tại các phòng phiếu trong năm 2020. 50% những cử tri hợp lệ đã có mặt trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 là con số cao nhất kể từ năm 1914.

Nếu hai phần ba cử tri đã đăng ký sẽ đi bầu trong năm tới thì sẽ là con số cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1900. Tại tiểu bang California, số cử tri đã tăng thêm 3 triệu trong bốn năm qua. Tiểu bang hiện có 20 triệu 300 ngàn người đã đăng ký bầu cử, nhiều hơn tổng số dân ở hầu hết các tiểu bang.

Chúng tôi khuyến khích các cử tri đi bầu vào tháng 11 năm 2020. Đây có thể là một cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Sự có mặt của hàng triệu di dân bất hợp pháp đẩy tiền lươngg đi xuống, đặc biệt là những gia đình có lợi tức thấp, và làm cho chi phí về phúc lợi xã hội và thuế gia tăng có thật không?

- Đáp: Người di dân làm việc với đồng lương thấp, nhưng hầu hết đang làm những công việc mà công dân Mỹ không muốn làm, chẳng hạn như nghề nông và kỹ nghệ phục vụ thức ăn. Tương tự, họ cũng trả thuế nhưng lại không hợp lệ để xin phúc lợi xã hội.

- Hỏi: Hiện nay, Thượng nghị sĩ Harris đã rút khỏi cuộc vận động tranh cử tổng thống, bà sẽ làm gì với quỹ vận động tranh cử 37 triệu mỹ kim?

- Đáp: Trong trường hợp của Thượng nghị sĩ Harris, bà sẽ có thể chọn cách chuyển quỹ vận động tranh cử 37 triệu mỹ kim sang cuộc vận động tranh cử thượng nghĩ sĩ khi bà ra tái tranh cử trong năm 2022.

- Hỏi: Dự Luật 187 của năm 1994 đòi hỏi các nhân viên địa phương và tiểu bang phải cộng tác hòan tòan với các giới chức di trú liên bang. Tình hình hiện nay ra sao?

- Đáp: Tình hình hiện nay đã thay đổi 180 độ và trong hầu hết các trường hợp, tiểu bang California hiện nay từ chối cộng tác với các giới chức di trú liên bang, như cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) chẳng hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 124712)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 118928)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120271)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 126926)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122094)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 121299)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 121947)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121256)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127157)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 122814)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...